Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2016 tỉnh Bình Thuận
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2016 tỉnh Bình Thuận Đề thi thử đại học môn Sử có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2016 là tài liệu ôn thi đại học môn Sử chất lượng, giúp các ...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2016 tỉnh Bình Thuận
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2016
là tài liệu ôn thi đại học môn Sử chất lượng, giúp các bạn học sinh hệ thống kiến thức môn Sử một cách toàn diện, chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia cũng như kì thi đại học sắp tới. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 tỉnh Bình Thuận
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 tỉnh Bình Thuận
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề này chỉ có 1 trang) |
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016 Môn thi: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) |
Câu I (3,0 điểm)
Trong khoảng hai thập kỉ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ có sự phát triển như thế nào? Nêu những nhân tố thúc đẩy sự phát triển đó.
Câu II (3,0 điểm)
Dựa vào bảng dữ liệu sau:
Thời gian |
Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám |
5/1941 |
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Pắc Bó (Cao Bằng) |
19/5/1941 |
Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) ra đời |
22/12/1944 |
Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập |
4/6/1945 |
Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập |
13/8/1945 |
Phát Lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước |
14/8 → 28/8/1945 |
Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn và trong cả nước |
2/9/1945 |
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập |
- Hãy nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Nguyễn Ái Quốc đã có chủ trương gì để tập hợp lực lượng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám? Chủ trương đó được kế thừa như thế nào trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước hiện nay? Phát biểu suy nghĩ của em về vai trò của việc đoàn kết dân tộc.
Câu III (2,0 điểm)
Những thắng lợi nào đã đưa đến kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1945-1954)? Phân tích mối quan hệ của những thắng lợi đó.
Câu IV (2,0 điểm)
Trong thời kì 1954 – 1960, phong trào nào chứng minh rằng đường lối bạo lực cách mạng của Đảng ta là hết sức sáng suốt, kịp thời, phù hợp với yêu cầu lịch sử và nguyện vọng của quần chúng. Hãy phân tích ý nghĩa lịch sử của phong trào đó.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2016
Câu I (3 điểm)
Trong khoảng hai thập kỉ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ có sự phát triển như thế nào? Nêu những nhân tố thúc đẩy sự phát triển đó.
- Sự phát triển nền kinh tế Mĩ trong khoảng hai thập kỉ sau chiến tranh:
- Kinh tế phát triển mạnh mẽ: (0,25)
- Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới (1948 hơn 56%). (0,25)
- Sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng các nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại. (0,25)
- Nắm 50% số tàu bè đi lại trên biển (0,25)
- Nắm 3/4 trữ lượng vàng thế giới. (0,25)
- Chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới. (0,25)
- Mĩ trở thành nước tư bản chủ nghĩa giàu mạnh nhất. (0,25)
- Nhân tố thúc đẩy sự phát triển đó: (0,25)
- Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, trình độ kĩ thuật cao... (0,25)
- Ở xa chiến trường, không bị chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá, làm giàu nhờ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh. (0,25)
- Áp dụng thành công những tiến bộ khoa học kĩ thuật để nâng cao năng suất lao động... (0,25)
- Các công ty, tập đoàn tư bản Mĩ có sức sản xuất,cạnh tranh lớn và có hiệu quả. (0,25)
- Vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước Mĩ. (0,25)
Câu II (3 điểm)
1. Hãy nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Xác định đường lối giải phóng dân tộc và chủ trương khởi nghĩa vũ trang. (0,25)
- Sáng lập Mặt trận Việt Minh, chuẩn bị lực lượng vũ trang... (0,25)
- Xác định đúng thời cơ và kịp thời phát động Tổng khởi nghĩa. (0,25)
- Soạn thảo và công bố Tuyên ngôn Độc lập, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (0,25)
2. Nguyễn Ái Quốc đã có chủ trương gì để tập hợp lực lượng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám? Chủ trương đó được kế thừa như thế nào trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước hiện nay? Phát biểu suy nghĩ của em về vai trò của việc đoàn kết dân tộc.
* Nguyễn Ái Quốc đã có chủ trương gì để tập hợp lực lượng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám?
Tại hội nghị BCHTW Đảng tháng 5/1941:
- Đầu năm 1941, tình hình thế giới và trong nước có những chuyển biến mau lẹ. Đứng trước yêu cầu giải phóng dân tộc ngày càng cấp thiết, hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941 được triệu tập, hội nghị đã xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc...Hội nghị quyết định thành lập mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) thay cho Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương, thay tên các hội phản đế thành các hội Cứu quốc và giúp đỡ việc thành lập mặt trận ở Lào, Campuchia. (0,25)
- Đảng chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương. Đây là chủ trương sáng tạo nhằm phát huy sức mạnh tự lực mỗi nước Đông Dương, nâng cao hơn nữa ý thức đoàn kết và sức mạnh dân tộc. (0,25)
* Chủ trương đó được kế thừa như thế nào trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước hiện nay?
- Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, Đảng ta luôn chú trọng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (0,25)
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đóng vai trò thiết thực, đoàn kết nhân dân thực hiện các quyền làm chủ của nhân dân, góp phần giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia,... từng bước thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước... (0,25)
* Phát biểu suy nghĩ của em về vai trò của việc đoàn kết dân tộc.
Học sinh phát biểu suy nghĩ cá nhân, nhưng cần nêu được: đoàn kết là cội nguồn tạo nên sức mạnh của dân tộc... (1,0)
Câu III (2 điểm) Những thắng lợi nào đã đưa đến kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1945-1954)? Phân tích mối quan hệ của những thắng lợi đó.
- Những thắng lợi đã đưa đến kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1945-1954):
- Về quân sự: Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương. (0,5)
- Về ngoại giao: Hiệp định Giơneve năm 1954 về Đông Dương (21/7/1954) được kí kết, công nhận các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương ...buộc Pháp chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương rút hết quân đội về nước. (0,5)
- Phân tích mối quan hệ của những thắng lợi đó:
- Đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và đều nhằm mục tiêu chung là giành độc lập dân tộc... (0,5)
- Thắng lợi quân sự luôn giữ vai trò quyết định... tạo cơ sở thực lực cho đấu tranh ngoại giao giành thắng lợi... (0,25)
- Đấu tranh ngoại giao dựa trên cơ sở thắng lợi của đấu tranh quân sự, phối hợp đấu tranh quân sự... buộc Pháp phải thừa nhận các quyền dân tộc cơ bản... (0,25)
Câu IV (2 điểm)
Trong thời kì 1954 – 1960, phong trào nào chứng minh rằng đường lối bạo lực cách mạng của Đảng ta là hết sức sáng suốt, kịp thời, phù hợp với yêu cầu lịch sử và nguyện vọng của quần chúng? Phân tích ý nghĩa của phong trào đó.
- Trong thời kì 1954 – 1960, phong trào chứng minh rằng đường lối bạo lực cách mạng của Đảng ta là hết sức sáng suốt, kịp thời, phù hợp với yêu cầu lịch sử và nguyện vọng của quần chúng:
- Đó là phong trào "Đồng khởi" ở miền Nam VN (1959-1960). (0,5)
- Phân tích ý nghĩa phong trào đó:
- Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. Chấm dứt thời kì ổn định tạm thời của chế độ thực dân mới của Mĩ ở miền Nam, mở ra thời kì khủng hoảng của chế độ Sài Gòn (0,5)
- Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam: Chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Từ đấu tranh chính trị là chủ yếu, tiến lên đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên chiến tranh cách mạng. (0,5)
- 20/12/1960 Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời,tập hợp rộng rãi nhân dân miền Nam vào cuộc đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn. (0,5)