14/01/2018, 14:24

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội Đề thi thử đại học môn Hóa năm 2016 có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 là tài liệu ôn thi THPT Quốc gia ...

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016

là tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa, luyện thi đại học môn Hóa hay mà VnDoc.com muốn giới thiệu tới các bạn học sinh lớp 12 cũng như các bạn thí sinh tự do. Tài liệu bao gồm đề thi và đáp án, hi vọng sẽ giúp các bạn chuẩn bị tốt cho các kì thi quan trọng sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2016 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội

TRƯỜNG THPT NGỌC TẢO

Năm học 2015-2016

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KHỐI 12

Môn: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 107

Câu 1: Cho 15,84 gam este no, đơn chức, mạch hở vào cốc chứa 30ml dung dịch MOH 20% (d = 1,2g/ml) với M là kim loại kiềm. Sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn X. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 9,54gam M2CO3 và hỗn hợp gồm CO2, H2O. Kim loại M và este ban đầu là

A) Na và CH3COOC2H5.                 B) K và CH3COOCH3.

C) K và HCOO-CH3                        D) Na và HCOO-C2H5.

Câu 2: Hỗn hợp X gồm một axit no, hở, đơn chức và hai axit không no, hở, đơn chức (gốc hiđrocacbon chứa một liên kết đôi), kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho X tác dụng hoàn toàn với 150 ml dung dịch NaOH 2,0 M. Để trung hòa vừa hết lượng NaOH dư cần thêm vào 100 ml dung dịch HCl 1,0 M được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận Y thu được 22,89 gam chất rắn khan. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch NaOH đặc, khối lượng bình tăng thêm 26,72 gam. Phần trăm khối lượng của axit không no có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong hỗn hợp X là:

A) 40,82%                 B) 44,24%                C) 35,52%                 D) 22,78%

Câu 3: Hỗn hợp X gồm ancol metylic và ancol A no, đơn chức, mạch hở. Cho 7,6 gam X tác dụng với Na dư thu được 1,68 lít H2 (đo ở đktc). Mặt khác oxi hóa hoàn toàn 7,6 gam X bằng CuO nung nóng rồi cho toàn bộ sản phẩm thu được tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 21,6 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của A là

A) CH3CH2CH2OH.    B) CH3CH(OH)CH3.     C) CH3CH2CH(OH)CH3.         D) C2H5OH.

Câu 4: Có các phát biểu sau đây:

  1. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
  2. Mantozơ bị khử hóa bởi dd AgNO3 trong NH3.
  3. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
  4. Saccarozơ làm mất màu nước brom.
  5. Fructozơ có phản ứng tráng bạc.
  6. Glucozơ tác dụng được với dung dịch nước brom.
  7. Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng và một phần nhỏ ở dạng mạch hở.

Số phát biểu đúng là:

A) 3.                    B) 6.                      C) 5.                       D) 4.

Câu 5: Tên gọi nào sau đây đúng với C2H5-NH2:

A) Metyl amin.      B) Anilin.               C) Alanin.                D) Etyl amin.

Câu 6: Đun nóng 3,42 gam mantozơ trong dung dịch axit sunfuric loãng, đun nóng, trung hòa axit sau phản ứng rồi cho hỗn hợp tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 3,78 gam Ag. Vậy hiệu suất phản ứng thủy phân mantozơ là:

A) 75,0%              B) 87,5%                C) 69,27%                D) 62,5%

Câu 7: Hỗn hợp A gồm Etan, Etilen, Axetilen và Butađien-1,3. Đốt cháy hết m gam hỗn hợp A. Cho sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch nước vôi dư, thu được 100 gam kết tủa và khối lượng dung dịch nước vôi sau phản ứng giảm 39,8 gam. Trị số của m là:

A) 58,75g                B) 13,8g                 C) 60,2g                 D) 37,4g

Câu 8: Cho 4,25 g kim loại Na và K vào 100 ml dung dịch HCl 1M sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,68 (l) khí hidro, cô cạn dung dịch thu được m g chất rắn. Giá trị của m là:

A) 8,65 g.                B) 9,575 g.               C) 7,8 g.               D) 7,75 g.

Câu 9: Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch chứa chất X thấy tạo kết tủa T màu vàng. Cho kết tủa T tác dụng với dung dịch HNO3 dư thấy kết tủa tan. Chất X là

A) KCl.                    B) KBr.                     C) KI.                  D) K3PO4.

Câu 10: Chất nào dưới đây không phải là este?

A) HCOOC6H5.         B) CH3COO–CH3.        C) CH3–COOH.         D) HCOO–CH3.

Câu 11: Có 500 ml dung dịch X chứa Na+, NH4+, CO32- và SO42-. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí. Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 43 gam kết tủa. Lấy 200 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 8,96 lít khí NH3. Các phản ứng hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc. Tổng khối lượng muối có trong 300 ml dung dịch X?

A) 71,4 gam.             B) 86,2 gam.                C) 119 gam.              D) 23,8 gam.

Câu 12: Ion Cu2+ oxi hóa được kim loại nào sau đây?

A) Cu                       B) Au                           C) Al                         D) Ag

Câu 13: Nhóm nào sau đây gồm 2 chất lưỡng tính:

A) K2S, KHSO4.         B) H2O, KHCO3.            C) Al(OH)3, Al.           D) Zn, (NH4)2SO3.

Câu 14: Hoà tan một hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và x mol Cu2S bằng dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch A chỉ chứa muối sunfat, khí NO. Tính x?

A) 0,07 mol                  B) 0,08 mol                   C) 0,09 mol               D) 0,06 mol

Câu 15: Este đơn chức X có tỉ khối hơi so với CH4 là 6,25. Cho 20 gam X tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M (đun nóng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 28 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là

A) CH3COOCH=CHCH3.                     B) CH2=CHCOOCH2CH3.

C) CH2=CHCH2COOCH3.                    D) CH3CH2COOCH=CH2.

Câu 16: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch chứa Na2CO3 0,5M và NaOH 0,75M thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X thu được kết tủa có khối lượng là

A) 19,7gam.                  B) 29,55 gam.                 C) 9,85gam.                D) 39,4 gam.

Câu 17: Nung m gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4 thu được chất rắn Y (KCl, K2MnO4, MnO2, KMnO4) và O2. Trong Y có 1,49 gam KCl chiếm 19,893% theo khối lượng. Trộn lượng O2 ở trên với không khí theo tỉ lệ thể tích tương ứng là 1:4 thu được hỗn hợp khí Z. Đốt cháy hết 0,528 gam cacbon bằng hỗn hợp Z thu được hỗn hợp khí T gồm 3 khí O2, N2, CO2, trong đó CO2 chiếm 22% về thể tích. Biết trong không khí có 80% N2 và 20% O2 theo thể tích. Giá trị của m là

A) 8,77.                    B) 8,53.                         C) 8,91.                      D) 8,70.

Câu 18: Nhiệt phân hoàn toàn 18,8 gam muối X thu được 8 gam chất rắn. X là chất nào sau đây?

A) Mg(NO3)2.              B) Fe(NO3)3.                C) Zn(NO3)2.               D) Cu(NO3)2.

Câu 19: Đun nóng 14,8 gam hỗn hợp X gồm (CH3COOCH3, HCOOC2H5, C2H5COOH) trong 100,0 ml dung dịch chứa NaOH 1,0M và KOH aM (phản ứng vừa đủ) thì thu được 4,68 gam hỗn hợp hai ancol (tỷ lệ mol 1:1) và m gam muối. Vậy giá trị m là:

A) 14,96 gam              B) 18,28 gam                C) 16,72 gam               D) 19,72 gam

Câu 20: Cho phương trình hóa học: S + H2SO4 → SO2 + H2O. Hệ số cân bằng nguyên và tối giản của chất oxi hóa là:

A) 2.                          B) 4.                            C) 1.                             D) 3.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016

1

A

11

A

21

B

31

A

41

B

2

D

12

C

22

D

32

A

42

B

3

B

13

B

23

D

33

B

43

A

4

A

14

D

24

A

34

B

44

B

5

D

15

D

25

A

35

A

45

D

6

A

16

C

26

B

36

A

46

A

7

B

17

A

27

D

37

B

47

B

8

A

18

D

28

A

38

C

48

B

9

D

19

B

29

D

39

B

49

C

10

C

20

A

30

D

40

D

50

A

0