Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 3 năm 2015 trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 3 năm 2015 trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương Đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học là đề thi đại học môn Hóa có đáp án mà ...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 3 năm 2015 trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học
là đề thi đại học môn Hóa có đáp án mà VnDoc.com xin được gửi tới các bạn tham khảo, ôn thi, luyện đề thi thử nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc gia môn Hóa, kì thi đại học sắp tới.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa lần 1 năm 2015 trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương
Đề thi thử đại học môn Sinh học lần 3 năm 2014 Trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 3 năm 2015 môn Hóa học trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng
SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN III NĂM HỌC 2014 - 2015 |
|
|
Mã đề thi 132 |
Cho nguyên tử khối của một số nguyên tố: H=1, C=12, N=14, O=16, Li=7, Na=23, Mg=24, Al=27, S=32, Cl=35,5, K=39, Ca=40, Fe=56, Cu=64, Zn=65, Br=80, Ag=108, Ba=137.
Câu 1: Cho các chất sau: Fe2O3, ZnO, Fe3O4, FeSO4, Ag, CuO, Al. Số chất tác dụng với H2SO4 đặc, nóng giải phóng khí SO2 là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 6.
Câu 2: Công thức cấu tạo của metyl propionat là
A. HCOOCH3. B. C2H5COOCH = CH2.
C. CH3COOC2H5. D. C2H5COOCH3.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Thiếc có thể dùng để phủ lên bề mặt của sắt để chống gỉ.
B. Nhôm là kim loại dẫn điện tốt hơn đồng.
C. Chì (Pb) có ứng dụng để chế tạo thiết bị ngăn cản tia phóng xạ.
D. Trong y học, ZnO được dùng làm thuốc giảm đau dây thần kinh, chữa bệnh eczema, bệnh ngứa.
Câu 4: Hỗn hợp X gồm một số amino axit no (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2, không có nhóm chức khác) có tỉ lệ khối lượng mO: mN = 48:19. Để tác dụng vừa đủ với 39,9 gam hỗn hợp X cần 380 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác đốt cháy 39,9 gam hỗn hợp X cần 41,776 lít O2 (đktc) thu được m gam CO2. m có giá trị là
A. 88. B. 59,84. C. 61,60. D. 66.
Câu 5: Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khi thuỷ phân hoàn toàn đều thu được sản phẩm gồm alanin và glyxin?
A. 6. B. 5. C. 7. D. 4.
Câu 6: Axit cacboxylic X hai chức (có phần trăm khối lượng của oxi nhỏ hơn 70%), Y và Z là hai ancol đồng đẳng kế tiếp (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp gồm X, Y, Z cần vừa đủ 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp trên là
A. 29,9%. B. 15,9%. C. 29,6%. D. 12,6%.
Câu 7: Để khử mùi tanh của cá (đặc biệt là cá mè) do hỗn hợp một số amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất khác gây nên. Người ta dùng dung dịch nào sau đây?
A. Nước vôi trong. B. Giấm. C. Muối ăn. D. Thuốc tím.
Câu 8: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là
A. Na, Mg, K. B. Na, Fe, K. C. Na, Ba, Ca. D. Be, Na, Ca.
Câu 9: Cho sơ đồ chuyển hóa:
Triolein X Y Z. Tên của Z là
A. axit stearic. B. axit oleic. C. axit panmitic. D. axit linoleic.
Câu 10: Cho 11,25 gam C2H5NH2 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl a(M). Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch (X) chỉ chứa 22,2 gam muối. Giá trị của a là
A. 1,3. B. 1,5. C. 1,36. D. 1,25.
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon (G), thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Công thức phân tử của (G) là
A. C4H8. B. C4H10. C. C3H8. D. C2H6.
Câu 12: Các ion M+ và Y2– đều có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. vị trí của M và Y trong bảng tuần hoàn là
A. M thuộc chu kì 4, nhóm IA ; Y thuộc chu kì 3 nhóm IIA.
B. M thuộc chu kì 3, nhóm VA ; Y thuộc chu kì 4 nhóm IIA.
C. M thuộc chu kì 4, nhóm IA ; Y thuộc chu kì 3 nhóm VIA.
D. M thuộc chu kì 3, nhóm VA ; Y thuộc chu kì 4 nhóm VIA.
Câu 13: Chất nào sau đây thuộc đisaccarit ?
A. glucozơ. B. saccarozơ. C. Xenlulozơ. D. Tinh bột.
Câu 14: Hỗn hợp G gồm peptit X và peptit Y (tỉ lệ số mol 1:3). X và Y cấu tạo từ 1 loại aminoaxit, tổng số nhóm -CO-NH- trong 2 phân tử X và Y là 5. Khi thủy phân hoàn toàn m gam G thu được 81 gam glyxin và 42,72 gam alanin. Giá trị của m là
A. 104,28. B. 109,5. C. 116,28. D. 110,28.
Câu 15: Phản ứng giữa C2H5OH và CH3COOH (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) là phản ứng:
A. trùng hợp. B. este hoá. C. trùng ngưng. D. xà phòng hoá.
Câu 16: Cho dãy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, Na2CO3, AlCl3. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 5
Câu 17: Phản ứng giữa cặp chất nào dưới đây không thể sử dụng để điểu chế các muối Fe(II)?
A. Fe(OH)2 + H2SO4 loãng. B. Fe + Fe(NO3)3.
C. FeCO3 + HNO3 loãng. D. FeO + HCl.
Câu 18: Cho các phát biểu sau:
(1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc;
(2) Saccarozơ và tinh bột đều không bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác;
(3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp;
(4) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit.
Phát biểu đúng là
A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (3) và (4). D. (2) và (4).
Câu 19: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc II?
A. CH3–CH(CH3)–NH2. B. H2N-[CH2]6–NH2.
C. (CH3)3N. D. CH3–NH–CH3.
Câu 20: Sản xuất amoniac trong công nghiệp dựa trên phản ứng: N2 (K) + 3H2 (K) ) ↔ 2NH3 (K), ∆H = -92 KJ/ mol. Cân bằng hóa học sẽ chuyển dịch về phía tạo ra NH3 nhiều hơn nếu:
A. Tăng áp suất chung và tăng nhiệt độ của hệ. B. Giảm áp suất chung và tăng nhiệt độ của hệ.
C. Giảm nồng độ của nitơ và hiđro. D. Tăng áp suất chung và giảm nhiệt độ của hệ.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học
1 |
C |
11 |
B |
21 |
D |
31 |
C |
41 |
A |
2 |
D |
12 |
C |
22 |
C |
32 |
C |
42 |
C |
3 |
B |
13 |
B |
23 |
B |
33 |
C |
43 |
D |
4 |
D |
14 |
A |
24 |
C |
34 |
B |
44 |
D |
5 |
A |
15 |
B |
25 |
C |
35 |
A |
45 |
D |
6 |
A |
16 |
B |
26 |
B |
36 |
A |
46 |
C |
7 |
B |
17 |
C |
27 |
B |
37 |
A |
47 |
A |
8 |
C |
18 |
B |
28 |
B |
38 |
A |
48 |
D |
9 |
A |
19 |
D |
29 |
A |
39 |
D |
49 |
B |
10 |
B |
20 |
D |
30 |
D |
40 |
D |
50 |
A |