14/01/2018, 13:51

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 3 năm 2015 trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 3 năm 2015 trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ Đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học có đáp án đi kèm, giúp các bạn ...

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 3 năm 2015 trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

 có đáp án đi kèm, giúp các bạn làm quen với cấu trúc của đề thi đại học chính thức được Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành, ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 2 năm 2015 trường THPT Lý Tự Trọng, Bình Định

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Hóa học trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG

ÐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN III NĂM 2015
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút
(50 câu trắc nghiệm)

 

 

Mã đề thi 143

Họ, tên thí sinh:..........................................................................

Số báo danh:...............................................................................

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; P = 31; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137; Pb = 207; Ni = 59; As = 75.

Câu 1: Cho các cân bằng sau:

Khi thay đổi áp suất, những cân bằng hoá học bị chuyển dịch là

A. (1) và (2).             B. (1), (2), (3) và (4).                C. (1), (2) và (5).               D. (3), (4) và (5).

Câu 2: Cho các thí nghiệm sau:

(1) Cho bột magie vào dung dịch HCl.

(2) Cho miếng kẽm vào dung dịch CuSO4.

(3) Cho đinh thép vào dung dịch muối ăn.

(4) Cho miếng gang vào dung dịch HCl.

(5) Cho miếng thiếc vào dung dịch H2SO4 loãng.

Số trường hợp xảy ra sự ăn mòn điện hoá là

A. 4.                   B. 2.                 C. 3.                   D. 1.

Câu 3: Trong bốn chất HF, HCl, HBr, HI, chất có tính khử mạnh nhất và chất có lực axit mạnh nhất lần lượt là

A. đều là HF.       B. HF và HI.      C. đều là HI.        D. HI và HF.

Câu 4: Cho các chất sau: HCN, NH4CN, (CH3COO)2Ba, CH4ON2, C6H6Cl6, H3CNO2, CCl4, H2C2O4. Số chất hữu cơ là

A. 4                    B. 6.                C. 7                    D. 5.

Câu 5: Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được 27,600 gam muối khan. Nếu cho dung dịch Y tác dụng với Cl2 dư thì thu được 29,375 gam muối. Giá trị của m là

A. 19,600.           B. 23,200.            C. 7,600.               D. 11,600.

Câu 6: Cho các phát biểu sau:

(1) Dung dịch nước của anilin không làm quì tím hóa xanh nhưng dung dịch nước của benzyl amin làm quì tím hóa xanh.

(2) Phenyl amoni clorua và phenol đều làm mất màu nước brom.

(3) Hỗn hợp gồm alanin, glixin và valin khi đun nóng tạo số tripeptit là 6.

(4) Ứng với công thức phân tử C2H7O2N có 2 chất phản ứng được với dung dịch NaOH vừa phản ứng được với dung dịch HCl?

(5) Để phân biệt 3 dung dịch: H2N − CH2 − CH2COOH, CH3COOH, C2H5−NH2, chỉ cần dùng một thuốc thử là quì tím.

Các phát biểu đúng là

A. 1, 3, 4.          B. 1, 4, 5.              C. 1, 3, 5.               D. 3, 4, 5.

Câu 7: Cho 38,7 gam hỗn hợp A gồm một ancol đơn chức X và một axit cacboxylic đơn chức Y (cả hai đều mạch hở). Chia A thành 3 phần bằng nhau. Đem phần 1 tác dụng hết với Na, thu được 2,8 lít H2 (đktc). Đốt cháy hết phần 2 thì thu được 19,8 gam CO2. Đem phần 3 thực hiện phản ứng este hóa với hiệu suất 60%, sau phản ứng thấy có 1,08 gam nước sinh ra. Khẳng định nào sau đây sai?

A. Y tham gia phản ứng tráng gương.

B. Y không có đồng phân.

C. X không làm mất màu nước brom.

D. Từ X có thể điều chế được axit axetic bằng một phản ứng.

Câu 8: Cho phản ứng sau:

K2SO3 + KMnO4 + KHSO4 → K2SO4 + MnSO4 + H2O. Tổng hệ số nguyên, tối giản của các chất tham gia phản ứng sau khi cân bằng là

A. 13.                B. 15.                    C. 17.                    D. 11.

Câu 9: Hỗn hợp A gồm 0,15 mol hai ancol đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn A thu được 0,25 mol CO2. Mặt khác oxi hóa A thì thu được hỗn hợp B gồm các axit và andehit tương ứng (biết có x% lượng ancol biến thành andehit phần còn lại biến thành axit, hiệu suất phản ứng hai ancol là như nhau).Cho B vào lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng thu được 30,24 gam Ag. Giá trị của x là

A. 70,00%           B. 51,43%             C. 60,00%             D. 50,00%

Câu 10: Công thức của tristearin là

A. (CH3[CH2]16COO)3C3H5.                B. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5.

C. (CH3[CH2]15COO)3C3H5.                D. (CH3[CH2]14COO)3C3H5.

Câu 11: Một hỗn hợp gồm amin C2H7N và oxi có tỉ lệ mol tương ứng a:b. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp rồi dẫn sản phẩm cháy qua dung dịch NaOH đậm đặc, dư thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với hiđro là 15,2. Tỉ lệ a:b là

A. 2:5.               B. 1:2.                  C. 2:9.                  D. 1:3.

Câu 12: Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng lớn nhất?

A. W.                B. Au.                  C. Os.                   D. Hg.

Câu 13: Chất X có công thức phân tử C2H7O3N, cho X tác dụng với dung dịch NaOH, đun nhẹ thấy có khí thoát ra. X không có tính chất nào trong các tính chất sau?

A. X tác dụng được với dung dịch CaCl2 tạo kết tủa.

B. X tác dụng với NaHSO4 có khí thoát ra.

C. X tác dụng được với dung dịch Ca(OH)2 tạo kết tủa.

D. X là một hợp chất lưỡng tính.

Câu 14: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?

A. Sục khí H2S vào dung dịch ZnCl2.                B. Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.

C. Sục khí H2S vào dung dịch Fe(NO3)3.          D. Sục khí HI vào dung dịch Fe2(SO4)3.

Câu 15: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. CH3NH2.               B. C2H5OH.              C. CH3COOH.               D. CH3CHO.

Câu 16: Dãy nào sau đây chứa các chất đều có phản ứng với Cu(OH)2 (trongdung dịch NaOH, đun nhẹ)?

A. Fructozơ, xenlulozơ, ala-gly-gly.                        B. Mantozơ, tinh bột, glixerol, xenlulozơ.

C. Saccarozơ, glixerol triaxetat, axit panmitic.        D. Saccarozơ, axit acrylic, mantozơ.

Câu 17: Hỗn hợp X gồm 3 kim loại Fe, Ag, Cu. Ngâm hỗn hợp X trong dung dịch chỉ chứa chất Y. Sau khi Fe, Cu tan hết, lượng bạc còn lại đúng bằng lượng bạc có trong X. Chất Y là

A. AgNO3.               B. HNO3.                 C. Cu(NO3)2.                  D. Fe(NO3)3.

Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 39,20 gam hỗn hợp gồm Fe3O4 và Fe2O3 vào dung dịch X chứa HCl 1,60M và H2SO4 0,60M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 85,20 gam muối khan. Thể tích dung dịch X cần dùng là

A. 550 ml.               B. 600 ml.               C. 500 ml.                       D. 700 ml.

Câu 19: Hai chất hữu cơ X, Y có thành phần phân tử gồm C, H, O (MX < MY < 74). Cả X và Y đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc và đều phản ứng được với dung dịch NaOH sinh ra muối. Tỉ khối hơi của Y so với X có giá trị là

A. 1,403.                 B. 1,304.                 C. 1,300.                        D. 1,333.

Câu 20: Nguyên tố X thuộc nhóm IA; trong hiđroxit, X chiếm 57,50% về khối lượng. Nguyên tố Y có tổng đại số số oxi hóa dương cao nhất và âm thấp nhất bằng 2. Cho 2,84 gam hiđroxit tương ứng với oxit cao nhất của Y tác dụng với 100,00 ml dung dịch chứa hiđroxit của X có nồng độ 0,50M tạo hỗn hợp muối axit và trung hòa có số mol bằng nhau. X, Y lần lượt là:

A. Na và P.             B. Na và As.             C. Na và As.                    D. K và As.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

1

A

11

C

21

B

31

A

41

B

2

C

12

C

22

D

32

A

42

B

3

C

13

A

23

D

33

A

43

C

4

B

14

A

24

D

34

D

44

B

5

D

15

C

25

A

35

C

45

D

6

B

16

D

26

A

36

B

46

B

7

D

17

D

27

B

37

C

47

B

8

A

18

C

28

B

38

C

48

A

9

C

19

B

29

D

39

D

49

A

10

A

20

B

30

C

40

A

50

D

0