Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 3 năm 2015 trường THPT Hai Bà Trưng, Thừa Thiên Huế
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 3 năm 2015 trường THPT Hai Bà Trưng, Thừa Thiên Huế Đề thi thử đại học môn Sử có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử là tài liệu ôn tập môn Lịch sử ...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 3 năm 2015 trường THPT Hai Bà Trưng, Thừa Thiên Huế
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử
là tài liệu ôn tập môn Lịch sử hữu ích, giúp các bạn kiểm tra lại kiến thức môn Lịch sử, thử sức với nhiều đề thi thử, từ đó tự đánh giá được trình độ bản thân và có phương pháp học tập môn Lịch sử phù hợp nhất trước các kì thi sắp tới.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Lịch sử trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Lịch sử Sở GD-ĐT Cần Thơ
SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG (ĐỀ CHÍNH THỨC) |
THI THỬ KỲ THI THPT NĂM HỌC 2014-2015 Lần thứ ba - Môn: Lịch sử Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) |
Họ và tên thí sinh: .................................................. Số báo danh: .............
Câu 1: (1.5 điểm)
Thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt phát triển theo các xu thế chính nào? Các xu thế phát triển đó có ảnh hưởng gì đến Việt Nam hiện nay?
Câu 2: (2 điểm)
Tóm tắt sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và làm rõ: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tiền thân của chính đảng vô sản ở Việt Nam.
Câu 3: (4 điểm)
Trong giai đoạn 1939 - 1945, Cách mạng Việt Nam chịu ảnh hưởng của tình hình thế giới như thế nào? Chủ trương và biện pháp của Đảng ta.
Câu 4: (2.5 điểm)
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975), những hội nghị nào của Đảng đã kịp thời đề ra nhiệm vụ cho cách mạng miền Nam là phải sử dụng bạo lực cách mạng để đấu tranh chống Mĩ và tay sai? Anh (chị) hãy nêu rõ nội dung và tác dụng của những hội nghị đó.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử
Câu 1: (1.5 điểm)
Thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt phát triển theo các xu thế chính:
- Trật tự thế giới hai cực đã tan rã. Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành và ngày càng theo xu thế đa cực với sự vươn lên của Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc... (0.25đ)
- Các quốc gia hầu như đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế. (0.25đ)
- Lợi dụng lợi thế tạm thời do Liên Xô tan rã, Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới "đơn cực" để làm bá chủ thế giới. Nhưng trong so sánh lực lượng giữa các cường quốc, Mĩ không dễ dàng có thể thực hiện được tham vọng đó. (0.25đ)
- Sau Chiến tranh lạnh, tuy hòa bình thế giới được củng cố, nhưng xung đột, tranh chấp và nội chiến lại xảy ra ở nhiều khu vực như bán đảo Bancăng, châu Phi và Trung Á. Vụ khủng bố 11/9/2001 ở Mĩ đã gây ra những khó khăn, thách thức mới đối với hòa bình, an ninh của các dân tộc. (0.25đ)
Các xu thế phát triển đó vừa tạo ra những thời cơ phát triển thuận lợi, vừa phải đối mặt với những thách thức vô cùng gay gắt:
- Thời cơ: Việt Nam có cơ hội hợp tác với các nước trên thế giới về kinh tế, từ đó khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ khoa học kĩ thuật...(0.25đ)
- Thách thức: Việt Nam cần có chiến lược hợp lí nhất trong hợp tác quốc tế về kinh tế, phát huy thế mạnh của đất nước; hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm để có những bước đi thích hợp, kịp thời; Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới và các quan hệ kinh tế còn nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước đang phát triển;
- Vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay nợ; Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại... Những nguy cơ về ô nhiễm môi trường (khí hậu, nguồn nước, đất đai, xử lí chất thải...) (0.25đ)
Câu 2: (2 điểm)
Sự ra đời HVNCMTN:
- Sau khi về đến Quảng Châu (cuối năm 1924), Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ, rồi bí mật đưa họ về nước "truyền bá lí luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân"; lựa chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn (2/1925). (0.25đ)
- Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập HVNCMTN nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, đấu tranh đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để cứu lấy mình. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Tổng bộ. Trụ sở đặt tại Quảng Châu. (0.25đ)
Hoạt động...:
- Xuất bản báo Thanh niên (số đầu tiên ra ngày 21/6/1925) và tác phẩm Đường Kách mệnh (1927) đã trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ của Hội để tuyên truyền đến giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân. (0.25đ)
- Năm 1927, Hội đã xây dựng cơ sở ở khắp cả nước. Các kì bộ Trung Kì, Bắc Kì, Nam Kì của Hội lần lượt ra đời. Năm 1929, Hội có khoảng 1700 hội viên và có cơ sở trong Việt kiều ở Xiêm (Thái Lan). (0.25đ)
- Năm 1928, Hội chủ trương thực hiện "vô sản hóa", đưa nhiều cán bộ của Hội đi vào các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền, hầm mỏ, cùng lao động và sinh hoạt với công nhân để tuyên truyền và vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho công nhân. Phong trào công nhân vì thế ngày càng phát triển mạnh, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước, không chỉ bó hẹp ở một địa phương, một ngành mà có sự liên kết thành phong trào chung. (0.5đ)
Lý giải HVNCMTN là tiền thân của Đảng:
- Truyền bá sâu rộng lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam. Giác ngộ, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân, thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh sang giai đoạn đấu tranh tự giác. (0.25đ)
- Chuẩn bị về tổ chức, đội ngũ cán bộ cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, ảnh hưởng đến tổ chức Tân Việt Cách mạng Đảng... (0.25đ)
Câu 3: (4 điểm)
Trong giai đoạn 1939 - 1945, lịch sử thế giới đã ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam:
- Tháng 9-1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Đức tấn công Pháp, chính phủ Pháp đầu hàng Đức, thực hiện chính sách thù địch với phong trào cách mạng thuộc địa. Ở Đông Dương, Pháp thực hiện chính sách vơ vét sức người, sức của để dốc vào cuộc chiến tranh. (0.25đ)
- Tháng 9-1940, quân Nhật vào miền Bắc Việt Nam, Pháp đầu hàng. Nhật giữ nguyên bộ máy thống trị của Pháp để vơ vét kinh tế phục vụ cho chiến tranh. Ở Việt Nam, các đảng phái thân Nhật ra sức tuyên truyền lừa bịp về văn minh, sức mạnh Nhật Bản, thuyết Đại Đông Á, dọn đường cho Nhật hất cẳng Pháp. (0.25đ)
- Trước tình hình này, Đảng đã tiến hành triệu tập Hội nghị tháng 11-1939, xác định: (0.25đ)
- Nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh trước mắt: đánh đổ đế quốc và tay sai, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. (0.25đ)
- Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn thực dân đế quốc và địa chủ tay sai đế quốc, chống tô cao, lãi nặng. (0.25đ)
- Khẩu hiệu lập chính quyền Xô viết công nông binh thay thế bằng khẩu hiệu lập Chính phủ dân chủ cộng hòa. (0.25đ)
- Về mục tiêu, phương pháp đấu tranh: Chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh dân chủ sang đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai. Từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật. (0.25đ)
- Thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương (gọi tắt là Mặt trận Phản đế Đông Dương) thay cho Mặt trận Dân chủ Đông Dương. (0.25đ)
→ Đánh dấu bước chuyển quan trọng - đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu đưa nhân dân ta bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước. (0.25đ)
- Sau đó, ngày 28-02-1941, Nguyễn Ái Quốc về nước và triệu tập hội nghị BCH TW Đảng tháng 5-1941, hoàn chỉnh những chủ trương được đề ra tại Hội nghị TW tháng 11-1939 và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo để giải quyết mục tiêu số một của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc (xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa, thành lập mặt trận Việt Minh....). (0.25đ)
- Sang năm 1943, Liên Xô chuyển sang giai đoạn phản công, thất bại của phe phát xít rõ ràng hơn, Đảng ta đẩy mạnh hơn nữa công tác chuẩn bị khởi nghĩa: thành lập các hội cứu quốc, thành lập trung đội cứu quốc III, ra chỉ thị"Sửa soạn khởi nghĩa", thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.... (0.25đ)
- Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương và dựng lên chính quyền tay sai thân Nhật, đàn áp phong trào cách mạng ở nước ta. (0.25đ)
- Ngày 12-3-1945, Đảng ra chỉ thị "Nhật Pháp đánh nhau và hành động của chính ta", xác định kẻ thù của Việt Nam là phát xít Nhật và phát động phong trào phá kho thóc của Nhật ở Bắc Kì và Trung Kì. (0.25đ)
- Tháng 8-1945, Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản. Liên Xô tuyên chiến và tiến đánh đạo quân Quan Đông của Nhật Bản. Ngày 15-8-1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện. (0.25đ)
- Trước đó, nắm vũng thời cơ, ngày 13-8-1945, Đảng phát đi quân lệnh số 1, chính thức phát động tổng khởi nghĩa trên cả nước. Cuộc tổng khởi nghĩa bùng nổ và nhanh chóng giành được thắng lợi trên phạm vi cả nước. (0.25đ)
Giai đoạn 1939-1945 là giai đoạn mà lịch sử thế giới có quan hệ mật thiết đến cách mạng Việt Nam. Đảng ta đã nắm bắt nhanh chóng tình hình thế giới để lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong thời gian này, đó là một trong những nguyên nhân làm cho khởi nghĩa tháng Tám giành thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu. (0.25đ)
Câu 4: (2.5 điểm)
1. Tháng 1-1959, Hội nghị lần thứ 15 của BCH TW Đảng quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm. (0.25đ)
- Nội dung: Hội nghị nhấn mạnh: Ngoài con đường dùng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác. Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang đánh đổ ách thống trị của Mĩ - Diệm. (0.25đ)
- Tác dụng: Thực hiện nghị quyết 15 của Đảng, một cao trào cách mạng đã bùng nổ trên toàn miền Nam, tiêu biểu là cuộc "Đồng khởi" ở Bến Tre. (0.25đ)
- Phong trào Đồng khởi đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. (0.25đ)
2. Tháng 7-1973, BCH TW Đảng họp Hội nghị lần thứ 21, nhấn mạnh trong bất cứ hoàn cảnh nào, cách mạng miền Nam vẫn phải tiếp tục con đường bạo lực. (0.25đ)
- Nội dung: Cách mạng miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân bằng con đường bạo lực, nắm vững chiến lược tiến công, đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao. (0.25đ)
- Tác dụng:
- Thực hiện Nghị quyết 21 của Đảng, từ cuối 1973, ta kiên quyết đánh trả địch, bảo vệ vùng giải phóng, vừa chủ động mở những cuộc tiến công địch, mở rộng vùng giải phóng. Cuối năm 1974 - đầu năm 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Đặc biệt quân ta đã giành thắng lợi trong chiến dịch Đường 14 - Phước Long, giải phóng Đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long. (0.25đ)
- Sau chiến thắng Phước Long, trên cơ sở so sánh lực lượng ở miền Nam, Đảng ta đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976, đồng thời nhấn mạnh cả năm 1975 là thời cơ. (0.25đ)
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dạy Xuân 1975 diễn ra qua ba chiến dịch lớn: Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4/3 đến 24/3/1975), Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ 21/3 đến 29/3/1975) và Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 26/4 đến 30/4/1975). (0.25đ)
- Tóm lại, với quyết định để Cách mạng miền Nam tiếp tục sử dụng bạo lực cách mạng tại Hội nghị lần thứ 21 BCH TW Đảng (7-1973), điều này đã góp phần quan trọng dẫn đến chiến thắng mùa Xuân năm 1975. Với chiến thắng này, miền Nam hoàn toàn giải phóng, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước. (0.25đ)