14/01/2018, 15:12

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý tỉnh Cà Mau năm 2015

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý tỉnh Cà Mau năm 2015 Đề thi thử Đại học môn Địa có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý tỉnh Cà Mau có 4 câu hỏi cùng đáp án đi kèm, là tài liệu ôn tập môn Địa ...

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý tỉnh Cà Mau năm 2015

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý tỉnh Cà Mau

có 4 câu hỏi cùng đáp án đi kèm, là tài liệu ôn tập môn Địa hữu ích dành cho các bạn học sinh chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia 2016, mời các bạn tham khảo.

Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý trường THPT Tây Ninh năm 2015

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CÀ MAU

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI THỬ - KỲ THI THPT QUỐC GIA 2015

Môn: ĐỊA LÍ

Thời gian làm bài: 180 phút

Câu I. (2,0 điểm)

1. Trình bày đặc điểm khí hậu của đai ôn đới gió mùa trên núi ở nước ta. Tại sao ở nước ta, đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở miền Bắc?

2. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của nước ta hiện nay đang có xu hướng chuyển dịch như thế nào? Việc mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo có ý nghĩa như thế nào đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta?

Câu II. (3,0 điểm)

1. Chứng minh rằng nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới. Nhân tố nào quy định đặc điểm nhiệt đới của nền nông nghiệp nước ta?

2. Tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng? Nêu những định hướng chính trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng trong tương lai?

Câu III. (2,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

1. Kể tên các trung tâm công nghiệp ở nước ta có ngành công nghiệp điện tử.

2. Xác định vùng có tỉ trọng cao nhất trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước. Giải thích nguyên nhân.

Câu IV. (3,0 điểm)

Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN PHÂN THEO NGÀNH HOẠT ĐỘNG
CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 - 2010 (Đơn vị: Nghìn tấn)

Năm

Sản lượng

1990 1995 2003 2010
Tổng số 890.6 1584.4 2859.8 5127.6
Đánh bắt  728.5 1195.3 1856.1 2420.8
Nuôi trồng 162.1 389.1 1003.7 2706.8

(Nguồn http//:gso.gov.vn Tổng cục Thống kê năm 2012)

1. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo ngành hoạt động ở nước ta giai đoạn 1990 - 2010.

2. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo ngành hoạt động ở nước ta từ năm 1990 đến 2010 và giải thích.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý

Câu 1:

1. Trình bày đặc điểm khí hậu của đai ôn đới gió mùa trên núi. Tại sao ở nước ta, đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở miền Bắc?

a) Trình bày đặc điểm khí hậu của đai ôn đới gió mùa trên núi.

  • Giới hạn: từ 2600m trở lên.
  • Khí hậu có tính chất ôn đới. Nhiệt độ trung bình dưới 150C, mùa đông dưới 50C

b) Tại sao ở nước ta, đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở miền Bắc? 

Ở nước ta, đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở miền Bắc vì:

  • Miền Bắc nước ta có nhiều núi cao trên 2600m (Phanxiphăng 3143m, Pu Ta Leng 3069m, Pu Luông 2895m, Sà Phình 2874m, ...) nên có đai ôn đới gió mùa trên núi.
  • Miền Nam không có ngọn núi nào cao trên 2600m (đỉnh núi cao nhất là Ngọc Linh chỉ có độ cao 2598m), nên không có đai này.

2. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của nước ta hiện nay đang có xu hướng chuyển dịch như thế nào? Việc mở rộng, đa dạng hoá các loại hình đào tạo có ý nghĩa như thế nào đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta?

a) Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của nước ta hiện nay đang có xu hướng chuyển dịch như thế nào?

  • Phần lớn lao động tập trung ở khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và đang có xu hướng giảm. Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ còn chiếm tỉ trọng thấp nhưng đang có xu hướng tăng.
  • Cơ cấu lao động đang có sự chuyển biến theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng còn chậm.

b) Việc mở rộng, đa dạng hoá các loại hình đào tạo có ý nghĩa như thế nào đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta?

Tạo điều kiện cho người lao động tự tạo ra hay tìm kiếm việc làm. Bởi vì khi đa dạng hoá các loại hình đào tạo sẽ tạo điều kiện nâng cao trình độ, tay nghề, đa dạng hoá cơ cấu ngành nghề cho nguồn lao động, tạo điều kiện cho họ đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang trong tiến trình đa dạng hoá, hiện đại hoá.

Câu 2:

1. Chứng minh rằng nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới. Nhân tố nào quy định đặc điểm nhiệt đới của nền nông nghiệp nước ta?

a) Chứng minh rằng nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.

  • Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.
  • Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng với các giống ngắn ngày chịu được sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão lụt hay hạn hán.
  • Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghệ chế biến và bảo quả nông sản.
  • Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su, ...).

b) Nhân tố nào quy định đặc điểm nhiệt đới của nền nông nghiệp nước ta?

Đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã quy định đến tính chất nhiệt đới của nền nông nghiệp nước ta. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu với lượng nhiệt, ẩm cao quanh năm, sự phân mùa của khí hậu, sự phân hóa rõ rệt theo chiều Bắc - Nam và theo độ cao của địa hình có ảnh hưởng rất căn bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm của ngành nông nghiệp, và ảnh hưởng đến năng suất sinh học của cây trồng và vật nuôi.

2. Tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng? Nêu những định hướng chính trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong tương lai?

a) Tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng?

  • Đồng bằng sông Hồng là vùng có nhiều thế mạnh, có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Đáp ứng nhu cầu sản xuất, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.
  • Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng, chuyển dịch cơ cấu theo ngành góp phần phát huy hết thế mạnh của vùng.
  • Cần có sự chuyển dịch để đẩy nhanh qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế - xã hội vùng và xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí.

b) Nêu những định hướng chính trong tương lai ở Đồng bằng sông Hồng

  • Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III. Phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến.
  • Đối với khu vực I, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm và cây ăn quả.
  • Đối với khu vực II, hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm. Đối với khu vực III, đẩy mạnh phát triển ngành du lịch và một số dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, GD-ĐT, ....

(Còn tiếp)

0