14/01/2018, 16:57

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc (Lần 4)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc (Lần 4) Đề thi thử Đại học môn Địa có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 là đề thi thử đại học môn Địa ...

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc (Lần 4)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016

 là đề thi thử đại học môn Địa có đáp án dành cho các bạn tham khảo, ôn tập, hệ thống kiến thức, ôn thi THPT Quốc gia môn Địa lý, luyện thi đại học môn Địa được chắc chắn. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc (Lần 4)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2016 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc (Lần 4)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 5)

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 4 NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: ĐỊA LÍ - KHỐI: 12
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1. (2,5 điểm)

a) Trình bày đặc điểm vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa có ý nghĩa như thế nào về an ninh quốc phòng?

b) Phân tích những hậu quả của việc dân số tăng nhanh ở nước ta.

Câu 2. (2,0 điểm)

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a) Kể tên các vùng trồng chè của nước ta. Tại sao cây chè được phân bố ở các vùng đó?

b) Kể tên các tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác, sản lượng thủy sản nuôi trồng cao hơn 200.000 tấn ở nước ta.

Câu 3. (2,5 điểm)

a) Chứng minh rằng hoạt động ngoại thương của nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây.

b) Cơ sở năng lượng của Đông Nam Bộ đã từng bước được giải quyết nhờ phát triển nguồn điện và mạng lưới điện diễn ra như thế nào?

Câu 4. (3,0 điểm)

Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG THAN, ĐIỆN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990-2010

Năm

Sản phẩm

1990 1995 2000 2006 2010
Than (triệu tấn) 4,6 8,4 11,6 38,9 51,1
Điện (tỉ kwh) 8,8 14,7 26,7 59,1 80,0

a) Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện sản lượng than và điện của nước ta giai đoạn 1990-2010.

b) Qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét và giải thích.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016

Câu 1. (2,5 điểm)

a. Trình bày đặc điểm vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa có ý nghĩa như thế nào về an ninh quốc phòng?

  • Trình bày vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
    • Vùng đặc quyền về kinh tế:
      • Vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
      • Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hoạt động hàng hải và hàng không theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
    • Thềm lục địa:
      • Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200 m hoặc hơn nữa.
      • Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên.
  • Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa có ý nghĩa về an ninh quốc phòng là:
    • Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo và vùng biển, thềm lục địa xung quanh.
    • Góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển nước ta.

b. Phân tích những hậu quả của việc dân số tăng nhanh ở nước ta.

  • Về kinh tế: Dân số tăng nhanh gây trở ngại cho việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Việc bố trí cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ cũng gặp khó khăn.
  • Về xã hội: Dân số tăng nhanh gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho số dân đông luôn là vấn đề khó khăn.
    • Trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế-xã hội của nước ta chưa cao, mức sống thấp, việc gia tăng dân số nhanh gây ra nhiều vấn đề xã hội: tệ nạn xã hội, dịch bệnh,... Ở các đô thị, vấn đề nhà ở, giao thông, điện nước,...khó giải quyết một cách trọn vẹn trong thời gian ngắn.
  • Về môi trường: Dân số tăng nhanh tác động lớn đến môi trường, khai thác quá mức làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

Câu 2. (2,0 điểm)

a. Kể tên các vùng trồng chè của nước ta. Tại sao cây chè được phân bố ở các vùng đó?

  • Kể tên các vùng trồng chè của nước ta:
    • Trung du và miền núi Bắc Bộ.
    • Tây Nguyên.
  • Giải thích sự phân bố của cây chè ở nước ta:
    • Chè là cây cận nhiệt đới ưa khí hậu lạnh nên được trồng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, nơi có nhiệt độ thấp và mùa đông lạnh nhất nước ta.
    • Tây Nguyên có cao nguyên cao trên 1000m, có khí hậu mát mẻ như ở Lâm Đồng nên trồng được cây chè.

b. Kể tên các tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác, sản lượng thủy sản nuôi trồng cao hơn 200.000 tấn ở nước ta.

  • Sản lượng thủy sản khai thác là: Kiên Giang và Bà Rịa - Vũng Tàu.
  • Sản lượng thủy sản nuôi trồng là: An Giang và Đồng Tháp.

Câu 3. (2,5 điểm)

a. Chứng minh rằng hoạt động ngoại thương của nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây.

  • Thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá. Đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO và hiện có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
  • Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu có sự chuyển biến.
  • Kim ngạch nhập khẩu của nước ta liên tục tăng.
  • Các mặt hàng xuất khẩu của nước ta gồm: hàng công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, nông lâm thuỷ sản và tiểu thủ công nghiệp. Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay là: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc.
  • Kim ngạch nhập khẩu của nước ta tăng lên khá nhanh.
  • Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: nguyên liệu, tư liệu sản xuất và một phần nhỏ là hàng tiêu dùng. Thị trường nhập khẩu chủ yếu là châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu.

b. Cơ sở năng lượng của Đông Nam Bộ đã từng bước được giải quyết nhờ phát triển nguồn điện và mạng lưới điện diễn ra như thế nào?

  • Xây dựng các nhà máy thuỷ điện Trị An trên sông Đồng Nai (400 MW), thuỷ điện Thác Mơ (150 MW), thuỷ điện Cần Đơn trên sông Bé. Dự án thuỷ điện Thác Mơ mở rộng (75 MW).
  • Xây dựng các nhà máy nhiệt điện tua bin khí như: Trung tâm điện Phú Mĩ (các nhà máy Phú Mĩ 1, 2, 3 và 4), Bà Rịa,..., trong đó lớn nhất là Trung tâm điện lực Phú Mĩ, với tổng công suất thiết kế khoảng 4000 MW.
  • Xây dựng một số nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu phục vụ cho các khu chế xuất được đầu tư xây dựng.
  • Đường dây siêu cao áp 500 kV Hoà Bình – Phú Lâm (TP Hồ Chí Minh) được đưa vào vận hành từ giữa năm 1994 đã có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu năng lượng cho vùng. Các trạm biến áp 500 kV và một số mạch 500 kV được tiếp tục xây dựng.

Câu 4. (3,0 điểm)

a. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện sản lượng than và điện của nước ta giai đoạn 1990-2010.

  • Biểu đồ kết hợp (Có 02 trục tung). Vẽ biểu đồ khác không cho điểm.
  • Yêu cầu: vẽ bằng bút mực, chính xác, trình bày sạch đẹp, rõ ràng cần ghi đủ: số liệu, kí hiệu, chú giải, đơn vị, năm, tên biểu đồ.
  • Lưu ý: nếu thiếu, sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm.

b. Qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét và giải thích.

  • Hai sản phẩm than và điện đều tăng (dẫn chứng).
  • Than tăng nhanh hơn điện (dẫn chứng).

* Giải thích:

  • Cả hai sản phẩm than và điện đều tăng do: nước ta có nhiều tiềm năng (trữ lượng), nhu cầu sản xuất và tiêu dùng than, điện ngày càng lớn,...
  • Than có tốc độ tăng trưởng lớn hơn điện là do than là năng lượng truyền thống, trữ lượng lớn.
  • Điện có tốc độ tăng trưởng chậm hơn do trình độ khoa học nước ta còn hạn chế nên chưa khai thác hết được tiềm năng của ngành điện,...
0