14/01/2018, 14:51

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 1 năm 2016 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 1 năm 2016 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc Đề thi thử đại học môn Địa năm 2016 có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý là đề kiểm tra chuyên đề lớp 12 ...

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 1 năm 2016 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý

 là đề kiểm tra chuyên đề lớp 12 nhằm đánh giá chất lượng học tập cũng như chất lượng ôn thi đại học, ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý. Đề thi môn Địa có đáp án đi kèm, hi vọng sẽ giúp các bạn củng cố kiến thức hiệu quả nhất. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 1 năm 2016 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 năm 2016 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 NĂM HỌC 2015 - 2016

Môn: Địa lý, Khối: 12

Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1. (2,0 điểm)

Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của nước ta. Đối với việc phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng, vị trí địa lí của nước ta có những khó khăn gì?

Câu 2. (2,5 điểm)

  1. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có những điểm gì khác nhau về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình?
  2. Chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 3. (2,5 điểm)

  1. Chứng minh rằng tài nguyên thiên nhiên vùng biển nước ta phong phú và đa dạng.
  2. So sánh sự khác biệt về cảnh quan của phần lãnh thổ phía Bắc với phần lãnh thổ phía Nam (Ranh giới là dãy Bạch Mã). Giải thích nguyên nhân tạo nên sự khác nhau đó.

Câu 4. (3,0 điểm)

Dựa vào bảng số liệu:

Hiện trạng sử dụng đất ở Trung du miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng của nước ta năm 2009 (đơn vị: nghìn ha)

Loại đất

Trung du miền núi Bắc Bộ

Đồng bằng sông Hồng

Tổng số

10.144

1.496

Đất nông nghiệp

1.479

742

Đất lâm nghiệp

5.551

130

Đất chuyên dùng - thổ cư

426

378

Đất chưa sử dụng

2.688

246

  1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu sử dụng đất của Trung du miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng năm 2009.
  2. Từ biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý

Câu 1 (2,0 điểm)

Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của nước ta. Đối với việc phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng, vị trí địa lí của nước ta có những khó khăn gì?

a. Đặc điểm vị trí địa lí nước ta: 

  • Nằm rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
  • Tiếp giáp trên đất liền: Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, phía tây nam giáp Campuchia, phía đông và đông nam giáp Biển Đông với 8 quốc gia.
  • Hệ tọa độ địa lí phần đất liền:
    • Điểm cực Bắc: vĩ độ 23023'B (Hà Giang).
    • Điểm cực Nam: vĩ độ 8034'B (Cà Mau).
    • Điểm cực Tây: kinh độ 102009'Đ (Điện Biên).
    • Điểm cực Đông: kinh độ 109024'Đ (Khánh Hòa).
  • Trên biển, hệ toạ độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6050'B và từ khoảng kinh độ 1010Đ đến trên 117020'Đ trên biển. 
  • Như vậy: Kinh tuyến 1050 Đông chạy qua nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ Việt Nam nằm trong khu vực múi giờ thứ 7. 

b. Khó khăn:

  • Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán,... xảy ra thường xuyên. 
  • Nước ta có diện tích không lớn nhưng có đường biên giới trên bộ và trên biển dài gây khó khăn trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước.
  • Sự năng động của khu vực đặt nước ta vào tình thế vừa hợp tác cùng phát triển vừa phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường trong nước và quốc tế để giữ vững vị thế của mình.

Câu 2 (2,5 điểm)

1. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có những điểm gì khác nhau về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình?

  • Về điều kiện hình thành:
    • Đồng bằng sông Hồng: là đồng bằng châu thổ được bồi tụ do phù sa của hệ thống sông Hồng - Thái Bình.
    • Đồng bằng sông Cửu Long: là đồng bằng châu thổ được bồi tụ do phù sa của hệ thống sông Mê Công (Cửu Long).
  • Đặc điểm địa hình:
    • Đồng bằng sông Hồng:
      • Diện tích: 15 nghìn km2; cao ở rìa tây và tây bắc, thấp dần ra biển.
      • Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô và có đê sông ngăn lũ.
      • Vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các ruộng cao bạc màu và ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê được bồi đắp phù sa.
    • Đồng bằng sông Cửu Long:
      • Diện tích: 40 nghìn km2; địa hình thấp và bằng phẳng hơn.
      • Bề mặt đồng bằng không có đê, có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
      • Về mùa lũ nước ngập trên diện rộng, mùa cạn nước triều lấn mạnh; có các vùng trũng chưa được bồi lấp xong.

2. Chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

  • Các thế mạnh:
    • Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới )lúa gạo), đa dạng các loại nông sản.
    • Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: thủy sản, khoáng sản và lâm sản.
    • Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại.
    • Phát triển giao thông đường bộ, đường sông.
  • Hạn chế: Các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,... thường xảy ra gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Câu 3 (2,5 điểm)

1. Chứng minh rằng tài nguyên thiên nhiên vùng biển nước ta phong phú và đa dạng.

  • Tài nguyên khoáng sản:
    • Trữ lượng lớn và giá trị cao là dầu khí, hai bể dầu khí lớn nhất hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long; các bể Thổ Chu - Mã Lai và Sông Hồng cũng có trữ lượng đáng kể,...
    • Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguyên liệu quý cho công nghiệp. Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối.
  • Tài nguyên hải sản:
    • Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ven bờ (có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực,...).
    • Ven các đảo, nhất là hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa còn có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.

2. So sánh sự khác biệt về cảnh quan của phần lãnh thổ phía Bắc với phần lãnh thổ phía Nam (Ranh giới là dãy Bạch Mã). Giải thích nguyên nhân tạo nên sự khác nhau đó.

  • Phần lãnh thổ phía Bắc (từ 16ºB trở ra):
    • Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa. Thiên nhiên thay đổi theo mùa: mùa đông lạnh, khô, cây rụng lá, mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều, cây cối xanh tốt.
    • Sinh vật có các loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây á nhiệt đới như: dẻ, re, các loài cây ôn đới như: sa mu, pơ mu, các loài thú có lông dày như: gấu, chồn,... Ở vùng đồng bằng, vào mùa đông trồng được rau ôn đới.
  • Phần lãnh thổ phía Nam (từ 16ºB trở vào):
    • Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa.
    • Sinh vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương Nam đi lên hoặc từ phía Tây di cư sang. Có nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô, xuất hiện rừng thưa nhiệt đới khô. Động vật phong phú, tiêu biểu là các loài thú lớn (voi, hổ, báo,...), đầm lầy nhiều trăn, rắn, cá sấu,...
  • Giải thích nguyên nhân: do khí hậu của hai phần lãnh thổ khác nhau.
    • Phía Bắc có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 20ºC, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm nhiệt độ hạ thấp đáng kể (2 - 3 tháng < 18ºC). Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.
    • Phía Nam nằm gần Xích Đạo, không ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc nhiệt độ trung bình năm trên 25ºC và không có tháng nào dưới 20ºC. Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ. Khí hậu phân thành hai mùa mưa và khô rõ rệt.

Câu 4 (3,0 điểm)

1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu sử dụng đất của Trung du miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng năm 2009. 

- Xử lý số liệu:

Bảng cơ cấu sử dụng đất của Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng của nước ta năm 2009. (đơn vị: %)

Loại đất

Trung du miền núi Bắc Bộ

Đồng bằng sông Hồng

Tổng số

100,0

100,0

Đất nông nghiệp

14,6

49,6

Đất lâm nghiệp

54,7

8,7

Đất chuyên dùng - thổ cư

4,2

25,3

Đất chưa sử dụng

26,5

16,4

- Tính bán kính:

Coi r Của Đồng bằng sông Hồng = 1 đơn vị bán kính.

Ta có: r Của Trung du miền núi Bắc Bộ = 10114 nghìn ha/1496 nghìn ha = 2,6

- Vẽ biểu đồ: hình tròn (vẽ 2 hình tròn, mỗi hình tròn thể hiện một vùng).

  • Vẽ các biểu đồ khác không cho điểm.
  • Yêu cầu: Vẽ bút mực (quay đường tròn có thể sử dụng bút chì), đảm bảo chính xác, rõ ràng và sạch đẹp; Ghi đủ các nội dung: tên vùng, số liệu, chú giải, tên biểu đồ, đơn vị.
  • Nếu thiếu, sai mỗi lỗi trừ: 0,25 điểm.

2. Từ biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích.

  • Nhận xét:
    • Về quy mô: tổng diện tích đất của Trung du miền núi Bắc Bộ lớn hơn nhiều so với Đồng bằng sông Hồng (gấp 6,8 lần).
    • Về cơ cấu:
      • Ở Trung du miền núi Bắc Bộ: tỷ trọng của các loại đất có sự khác nhau (dẫn chứng).
      • Ở Đồng bằng sông Hồng: tỷ trọng của các loại đất có sự khác nhau (dẫn chứng).
      • Ở Đồng bằng sông Hồng có tỷ trọng đất nông nghiệp, đất chuyên dùng và thổ cư cao hơn Trung du miền núi Bắc Bộ, các loại khác ít hơn (dẫn chứng).
  • Giải thích:
    • Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có địa hình đồi núi, thế mạnh phát triển lâm nghiệp, mật độ dân số thấp, kinh tế kém phát triển.
    • Đồng bằng sông Hồng có địa hình bằng phẳng, đông dân, kinh tế phát triển, nông nghiệp lúa nước thâm canh cao.
0