Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Sinh học trường THPT Đa Phúc, Hà Nội
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Sinh học trường THPT Đa Phúc, Hà Nội Đề thi thử đại học môn Sinh có đáp án là tài liệu tham khảo hay dành cho các bạn học sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp, thi đại ...
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Sinh học trường THPT Đa Phúc, Hà Nội
là tài liệu tham khảo hay dành cho các bạn học sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp, thi đại học 2015. Tài liệu này bao gồm đề thi và đáp án, giúp các bạn tự thử sức trước các kì thi quan trọng sắp tới.
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Đa Phúc, Hà Nội
Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Toán trường THPT Đa Phúc, Hà Nội
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC Năm học 2014-2015 |
ÐỀ THI THỬ MÔN SINH HỌC KỲ THI THPT QUỐC GIA - Thời gian : 90 phút |
Mã đề: 135 |
1. Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì?
A. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều.
B. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều.
C. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC .
D. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm.
2. Hạt phấn của hoa mướp rơi trên đầu nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn nảy mầm thành ống phấn nhưng độ dài ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa bí để thụ tinh. Đây là loại cách li nào?
A. Cách li thời gian (mùa vụ). B. Cách li nơi ở (sinh cảnh). C. Cách li tập tính. D. Cách li cơ học.
3. Trường hợp nào sau đây thường không làm thay đổi cấu trúc của quần xã?
A. Săn bắn các động vật quý hiếm. B. Sử dụng thuốc trừ sâu để diệt trừ sâu hại cây trồng.
C. Khai thác các cây gỗ già ở rừng nguyên sinh. D. Cháy rừng, khai thác rừng.
4. Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ (A+T)/(G+X) = 2/3 thì tỉ lệ nuclêôtit loại A của phân tử ADN này là
A. 10%. B. 25%. C. 30%. D. 20%.
5. Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gen không alen là A, a; B, b và D, d cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ có một alen trội thì chiều cao cây tăng thêm 5cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất có chiều cao 150cm. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDd cho đời con có số cây cao 170cm chiếm tỉ lệ
A. 3/32 B. 5/16 C. 15/64 D. 1/64
6. Dưới đây là các phát biểu về tâm động của nhiễm sắc thể:
(1)Tâm động là trình tự nuclêôtit đặc biệt, mỗi nhiễm sắc thể có duy nhất một trình tự nuclêôtit này.
(2)Tâm động là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.
(3)Tâm động bao giờ cũng nằm ở đầu tận cùng của nhiễm sắc thể.
(4)Tâm động là những điểm mà tại đó ADN bắt đầu tự nhân đôi.
(5)Tùy theo vị trí của tâm động mà hình thái của nhiễm sắc thể có thể khác nhau.
Trong những phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2 B. 4 C. 3 D. 5
7. Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?
- Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
- Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
- Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
- Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
- Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
A. (1), (2), (3) B. (2), (4), (5) C. (3), (4), (5) D. (1), (3), (5)
8. Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào? Chữ z là biểu thị cho tâm động của nhiễm sắc thể.
(1): ABCDzEFGH → ADzEFGBCH (2): ABCDzEFGH → ABGFEzDCH
A. (1): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể; (2): đảo đoạn chứa tâm động.
B. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn chứa tâm động.
C. (1): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể; (2): chuyển đoạn không chứa tâm động.
D. (1): đảo đoạn không chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động.
9. Ở gà, gen qui định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của nhiểm sắc thể giới tính X có hai alen: alen A qui định lông vằng trội hoàn toàn so với alen a qui định lông đen. Cho gà trống lông vằn thuần chủng giao phối với gà mái lông đen thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2. Khi nói về kiểu hình ở F2, theo lý thuyết, những kết luận nào sau đây không đúng?
(1). Gà trống lông vằn có tỉ lệ gấp đôi gà mái lông đen.
(2). Gà trống lông vằn có tỉ lệ gấp đôi gà mái lông vằn.
(3). Tất cả các gà lông đen đều là gà mái.
(4). Gà lông vằn và gà lông đen có tỉ lệ bằng nhau.
(5) F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 con lông vằn : 1 con lông không vằn.
A. (1), (2). B. (2), (3). C. (4), (5). D. (3), (5).
10. Cho các nhân tố sau:
(1) Chọn lọc tự nhiên. (2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên.
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên. (5) Đột biến. (6) Di - nhập gen.
Các nhân tố có thể thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định là:
A. (4), (5), (6). B. (1), (2), (3). C. (2), (4), (6). D. (1), (3), (4).
11. Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau : cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các loài cào cào, thỏ, nai là
A. SVTT bậc 2 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3. B. SVTT bậc 1 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
C. SVTT bậc 2 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2. D. SVTT bậc 2 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.
12. Rừng là “lá phổi xanh” của Trái Đất, do vậy cần được bảo vệ. Chiến lược khôi phục và bảo vệ rừng cần tập trung vào những giải pháp nào sau đây?
(1) Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.
(2) Tích cực trồng rừng để cung cấp đủ nguyên liệu, vật liệu, dược liệu,… cho đời sống và công nghiệp.
(3) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên rừng để phát triển kinh tế xã hội.
(4) Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn.
(5) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.
A. (1), (3), (5). B. (2), (3), (5). C. (3), (4), (5). D. (1), (2), (4).
13. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở kỉ Tam Điệp (Triat) có lục địa chiếm ưu thế, khí hậu khô. Đặc điểm sinh vật điển hình ở kỉ này là:
A. Cây hạt trần ngự trị. Bò sát cổ ngự trị. Phân hóa chim.
B. Cây hạt trần ngự trị. Phân hóa bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim.
C. Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát.
D. Phân hóa cá xương. Phát sinh lưỡng cư và côn trùng.
14. Ở một quần thể, cấu trúc di truyền của 4 thế hệ liên tiếp như sau:
F1 : 0,49AA; 0,42Aa; 0,09aa F2 : 0,36AA; 0,48Aa; 0,16aa
F3 : 0,25AA; 0,50Aa; 0,25aa F4 : 0,16AA; 0,48Aa; 0,36aa
Cho biết các kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể đang chịu tác động của nhân tố nào sau đây?
A. Giao phối ngẫu nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
15. Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52, trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của Châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ. Cách giải thích nào sau đây là đúng về cơ chế hình thành loài bông mới có bộ NST 2n = 52 NST?
A. Loài bông này được hình thành bằng con đường cách li địa lí.
B. Loài bông này được hình thành bằng cách lai xa giữa loài bông của châu Âu và loài bông hoang dại ở châu Mĩ.
C. Loài bông này được hình thành bằng con đường đa bội hóa
D. Loài bông này được hình thành bằng cách lai xa kèm theo đa bội hóa.
16. Một loài thực vật lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau:
Thể đột biến | I | II | III | IV | V | VI |
Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng | 24 | 56 | 32 | 72 | 48 | 40 |
Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong các thể đột biến trên, có bao nhiêu thể đột biến đa bội lẻ?
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4
17. Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong quần xã, mỗi loài sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn.
B. Tất cả các chuỗi thức ăn đều bắt đầu bằng sinh vật sản xuất.
C. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài sinh vật.
D. Quần xã càng đa dạng thì lưới thức ăn càng phức tạp.
18. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Trong một quần thể giao phối đang cân bằng di truyền, alen A có tần số bằng 0,6; alen B có tần số bằng 0,3. Trong quần thể trên, kiểu gen AaBb chiếm tỉ lệ
A. 0,18 B. 0,2016 C. 0, 2061 D. 0,36
19. Khi quần thể đạt kích thước tối đa thì quần thể sẽ điều chỉnh số lượng cá thể. Diễn biến nào sau đây không phù hợp với sự điều chỉnh đó?
A. Tỉ lệ cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản gia tăng.
B. Tỉ lệ tử vong tăng, tỉ lệ sinh sản giảm.
C. Dịch bệnh phát triển làm tăng tỉ lệ tử vong của quần thể.
D. Các cá thể trong quần thể phát tán sang các quần thể khác.
20. Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau:
(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.
(4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiển gen của quần thể
(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
Trong các thông tin trên có bao nhiêu thông tin nói về vai trò của đột biến gen?
A. 5 B. 4 C. 2 D. 3
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học
1 |
C |
11 |
B |
21 |
C |
31 |
D |
41 |
D |
2 |
D |
12 |
D |
22 |
D |
32 |
C |
42 |
D |
3 |
C |
13 |
B |
23 |
A |
33 |
B |
43 |
B |
4 |
D |
14 |
C |
24 |
A |
34 |
D |
44 |
B |
5 |
C |
15 |
D |
25 |
B |
35 |
A |
45 |
D |
6 |
C |
16 |
D |
26 |
B |
36 |
C |
46 |
B |
7 |
B |
17 |
D |
27 |
B |
37 |
C |
47 |
C |
8 |
A |
18 |
B |
28 |
B |
38 |
A |
48 |
C |
9 |
C |
19 |
A |
29 |
A |
39 |
C |
49 |
C |
10 |
A |
20 |
C |
30 |
B |
40 |
A |
50 |
C |