Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Cù Huy Cận, Hà Tĩnh (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Cù Huy Cận, Hà Tĩnh (Lần 1) Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học ...
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Cù Huy Cận, Hà Tĩnh (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học
. Đề thi giúp các bạn học sinh làm quen với các dạng đề, cấu trúc, và biết được khả năng của mình khi giải đề, từ đó giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi THPT sắp tới. Chúc các bạn đạt được kết quả cao nhất!
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Krông Ana, Đăk Lăk
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học có đáp án
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang (Lần 3)
Mời làm: Online
SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT CÙ HUY CÂN
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Bài thi khoa học tự nhiên: Môn Sinh học
Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Trong quần thể tự phối, thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng
A. tăng tỉ lệ thể dị hợp, giảm tỉ lệ thể đồng hợp.
B. phân hoá đa dạng và phong phú về kiểu gen.
C. duy trì tỉ lệ số cá thể ở trạng thái dị hợp tử.
D. phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
Câu 2: Một quần thể có TPKG: 0,6AA + 0,4Aa = 1. Tỉ lệ cá thể có kiểu gen aa của quần thể ở thế hệ sau khi cho tự phối là
A. 50% B. 20% C. 10% D. 70%
Câu 3: Xét một quần thể có 2 alen (A, a). Quần thể khởi đầu có số cá thể tương ứng với từng loại kiểu gen là: 65AA: 26Aa: 169aa. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể này là:
A. A = 0,50; a = 0,50 B. A = 0,30; a = 0,70
C. A = 0,25; a = 0,75 D. A = 0,35; a = 0,65
Câu 4: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F1 là:
A. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa.
B. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa.
C. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
D. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa.
Câu 5: Cho biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do, phép lai Aabb × aaBb cho đời con có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ:
A. 1 : 1. B. 3 : 1. C. 9 : 3 : 3 : 1. D. 1 : 1 : 1 : 1.
Câu 6: Tiến hoá nhỏ là quá trình
A. hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.
Câu 7: Người đứng thẳng đầu tiên là:
A. Ôxtralôpitec B. Nêanđectan
C. Homo erectus D. Homo habilis
Câu 8: Không thuộc thành phần của một opêron nhưng có vai trò quyết định hoạt động của opêron là
A. vùng vận hành. B. gen cấu trúc.
C. gen điều hòa. D. vùng mã hóa.
Câu 9: Một quần thể có 60 cá thể AA; 40 cá thể Aa; 100 cá thể aa. Cấu trúc di truyền của quần thể sau một lần ngẫu phối là:
A. 0,16 AA: 0,48 Aa: 0,36 aa
B. 0,48 AA: 0,16 Aa: 0,36 aa
C. 0,16 AA: 0,36 Aa: 0,48 aa
D. 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa
Câu 10: Ở đậu Hà lan, mỗi gen quy định một tính trạng/1 NST, trội hoàn toàn. Khi cho cây dị hợp 2 cặp gen lai phân tích, đời con thu được tỉ lệ kiểu hình:
A. 9 : 7. B. 9 : 3 : 3 : 1. C. 3 : 3 : 1 : 1. D. 1 : 1 : 1 :1.
Câu 11: Theo Đácuyn, cơ chế tiến hoá là sự tích lũy các
A. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.
C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
D. biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
Câu 12: Ở một loài thực vật, các gen quy định các tính trạng phân li độc lập và tổ hợp tự do. Cho cơ thể có kiểu gen AaBb tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu gen AABB ở đời con là:
A. 3/16. B. 1/16. C. 9/16. D. 2/16.
Câu 13: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là:
A. Sự PLĐL của các cặp NST tương đồng.
B. Sự PLĐL và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong GP → sự PLĐL tổ hợp tự do của các cặp gen alen.
C. Sự tổ hợp tự do của các NST tương đồng trong giảm phân.
D. Sự PLĐL của các NST tương đồng trong giảm phân.
Câu 14: Hoán vị gen có hiệu quả đối với kiểu gen nào?
A. Các gen liên kết ở trạng thái đồng hợp lặn.
B. Các gen liên kết ở trạng thái đồng hợp trội.
C. Các gen liên kết ở trạng thái dị hợp về hai cặp gen.
D. Các gen liên kết ở trạng thái dị hợp về một cặp gen.
Câu 15: Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu: AaBbDdEe bị rối loạn phân li 1 cặp nhiễm sắc thể Dd trong phân bào sẽ tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể là:
A. AaBbDDdEe và AaBbdEe.
B. AaBbDddEe và AaBbDEe.
C. AaBbDddEe và AaBbdEe.
D. AaBbDDddEe và AaBbEe.
Câu 16: Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y. Người phụ nữ bình thường có bố bị máu khó đông, chồng chị ta không bị bệnh này. Xác suất sinh con trai đầu lòng bị máu khó đông của cặp vợ chồng này là
A. 37.5% B. 50% C. 25% D. 12.5%
Câu 17: Điểm quan trọng trong sự phát triển của sinh vật trong đại Cổ sinh là
A. sự di cư của thực vật và động vật từ dưới nước lên cạn.
B. sự phát triển cực thịnh của bò sát
C. sự tích luỹ ôxi trong khí quyển, sinh vật phát triển đa dạng, phong phú
D. phát sinh thực vật và các ngành động vật,
Câu 18: Một gen bình thường chứa 1068 liên kết hyđrô và 186 Guanin. Đột biến xảy ra dẫn đến gen tăng 1 liên kết hyđrô nhưng không thay đổi chiều dài. Kết luận nào sau đây sai?
A. Sau đột biến gen có A = T = 254; G = X = 187.
B. Sau đột biến nếu gen nhân đôi 2 lần thì môi trường cung cấp: A = T = 765; G = X = 558.
C. Chiều dài của gen trước khi đột biến là: 149,94 nm.
D. Đột biến xảy ra dưới dạng thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X.
Câu 19: Đặc điểm nổi bật của ưu thế lai là
A. con lai biểu hiện những đặc điểm tốt.
B. con lai có nhiều đặc điểm vượt trội so với bố mẹ.
C. con lai xuất hiện kiểu hình mới.
D. con lai có sức sống mạnh mẽ.
Câu 20: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu hoa. Sự tác động của 2 gen trội không alen quy định màu hoa đỏ, thiếu sự tác động của một trong 2 gen trội cho hoa hồng, còn nếu thiếu sự tác động của cả 2 gen trội này cho hoa màu trắng. Xác định tỉ lệ phân li về kiểu hình ở F1 trong phép lai P: AaBb x Aabb.
A. 4 đỏ: 1 hồng: 3 trắng B. 3 đỏ: 1 hồng: 4 trắng
C. 4 đỏ: 3 hồng: 1 trắng D. 3 đỏ: 4 hồng: 1 trắng
Câu 21: Biết 1 gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Theo lý thuyết, phép lai AABBDd x AaBbDd cho tỉ lệ kiểu hình trội về cả 3 cặp tính trạng ở F1 là:
A. 1/4. B. 9/16. C. 2/3. D. 3/4.
Câu 22: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbCcDd AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con là:
A. 81/256 B. 27/256 C. 3/256 D. 1/16
Câu 23: Số loại giao tử có thể tạo ra cơ thể từ kiểu gen AaBbDd:
A. 8. B. 6. C. 2. D. 4.
Câu 24: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên 2 cặp tương đồng được gọi là
A. thể ba kép. B. thể bốn. C. thể ba. D. thể tứ bội
Câu 25: Đột biến gen lặn sẽ biểu hiện trên kiểu hình
A. ngay ở cơ thể mang đột biến.
B. khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử.
C. khi ở trạng thái đồng hợp tử.
D. thành kiểu hình ngay ở thế hệ sau.
Câu 26: Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là:
A. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền
B. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền
C. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin
D. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin
Câu 27: Ở người bệnh máu khó động nằm trên NST X, không có alen tương ứng trên NST Y. Cặp bố mẹ có thể sinh con trai bị bệnh máu khó đông với xác xuất 25% là
A. XmXm và XMY. B. XmXm và XmY.
C. XMXM và XMY. D. XMXm và XmY.
Câu 28: Nếu thế hệ P tứ bội là: ♂ AAaa x ♀ AAaa, tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ F1 sẽ là:
A. 1AAAA: 8AAa: 18 AAAa: 8Aaaa: 1 aaaa
B. 1 aaaa: 8 AAAA: 8 Aaaa: 18AAaa: 1 AAAA
C. 1 aaaa: 18 AAaa: 8 Aaa: 8 Aaaa: 1 AAAA
D. 1AAAA: 8AAAa: 18 AAaa: 8 Aaaa: 1aaaa
Câu 29: Quy trình kĩ thuật từ tế bào tạo ra giống vật nuôi, cây trồng mới trên quy mô công nghiệp gọi là
A. công nghệ gen. B. công nghệ tế bào.
C. công nghệ sinh học. D. kĩ thuật di truyền.
Câu 30: Kỹ thuật nào dưới đây là ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật?
A. Nuôi cấy hạt phấn.
B. Phối hợp hai hoặc nhiều phôi tạo thành thể khảm.
C. Phối hợp vật liệu di truyền của nhiều loài trong một phôi.
D. Tái tổ hợp thông tin di truyền của những loài khác xa nhau trong thang phân loại.
Câu 31: Mạch gốc của gen ban đầu: 3' TAX TTX AAA... 5'. Cho biết có bao nhiêu trường hợp thay thế nuclêôtit ở vị trí số 7 làm thay đổi codon này thành codon khác?
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 32: Trong nghiên cứu di truyền người, phương pháp di truyền tế bào là phương pháp
A. Sử dụng kĩ thuật ADN tái tổ hợp để nghiên cứu cấu trúc của gen.
B. Phân tích tế bào học bộ NST của người để đánh giá số lượng, cấu trúc của các NST.
C. Tìm hiểu cơ chế hoạt động của 1 gen qua quá trình sao ma và dịch mã.
D. Nghiên cứu trẻ đồng sinh được sinh ra từ 1 tế bào trứng hay từ những trứng khác nhau.
Câu 33: Một gen bị đột biến ở vùng mã hóa nên sản phẩm prôtêin tổng hợp từ gen đó bị mất 1 axit amin và có 2 axit amin khác bị thay đổi so với prôtêin tổng hợp từ gen ban đầu. Dạng đột biến xẩy ra ở gen trên là:
A. mất 3 cặp nuclêôtit thuộc ba bộ ba kế tiếp nhau.
B. mất 2 cặp nuclêôtit và có 1 cặp nuclêôtit bị thay thế
C. mất 3 cặp nuclêôtit thuộc hai bộ ba kế tiếp
D. mất 3 cặp nuclêôtit thuộc một bộ ba
Câu 34: Ở người, tính trạng tóc quăn do gen trội A, tóc thẳng do alen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định; còn bệnh mù màu đỏ – lục do gen lặn m chỉ nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên. Bố và mẹ tóc quăn, mắt bình thường, sinh một con trai tóc thẳng, mù màu đỏ – lục. Kiểu gen của người mẹ là
A. AaXMXM B. AAXMXm C. AaXMXm D. AAXMXM
Câu 35: Cho phép lai AB/ab x AB/ab. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen A và B là trội hoàn toàn, khoảng cách trên bản đồ di truyền của hai gen trên là 20cM. Tỉ lệ kiểu hình trội về cả hai tình trạng được mong đợi ở thế hệ F1 là bao nhiêu?
A. 16% B. 66% C. 8% D. 9%
Câu 36: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 4n có kiểu gen AAaa giao phấn với cây thân cao 4n có kiểu gen Aaaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là
A. 11 cao: 1 thấp. B. 3 cao: 1 thấp. C. 35 cao: 1 thấp. D. 5 cao: 1 thấp.
Câu 37: Hình thành loài bằng cách li sinh thái thường gặp ở những loài:
A. động vật ít di chuyển
B. thực vật
C. thực vật và động vật ít di chuyển
D. động vật có khả năng di chuyển nhiều
Câu 38: Màu lông ở thỏ Himalaya được hình thành phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Chế độ chiếu sáng của môi trường.
B. Chế độ dinh dưỡng.
C. Nhiệt độ.
D. Độ ẩm.
Câu 39: Ở một loài thực vật, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định quả vàng. Cho cây 4n có kiểu gen aaaa giao phấn với cây 4n có kiểu gen AAaa, kết quả phân tính đời lai là
A. 3 đỏ: 1 vàng. B. 1 đỏ: 1 vàng. C. 5 đỏ: 1 vàng. D. 11 đỏ: 1 vàng.
Câu 40: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng thu được F1 phân li theo tỉ lệ : 37,5% cây thân cao, hoa trắng : 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ : 12,5% cây thân cao, hoa đỏ : 12,5% cây thân thấp, hoa trắng.
Cho biết không có đột biến xảy ra. Kiểu gen của cây bố, mẹ trong phép lai trên là
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học
1. C 2. D 3. D 4. B 5. A 6. C 7. A 8. D 9. B 10. A |
11. A 12. B 13. D 14. B 15. B 16. C 17. D 18. C 19. A 20. D |
21. D 22. C 23. D 24. D 25. A 26. A 27. D 28. C 29. B 30. C |
31. B 32. B 33. B 34. A 35. C 36. B 37. C 38. A 39. C 40. A |