Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Cù Huy Cận, Hà Tĩnh
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Cù Huy Cận, Hà Tĩnh Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 ...
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Cù Huy Cận, Hà Tĩnh
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân
Mời các bạn học sinh 12 cùng các thầy cô giáo tham khảo: . Đề thi bám sát chương trình Giáo dục công dân cấp THPT, trong đó tập trung nhiều vào chương trình lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo để chuẩn bị tốt cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới.
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân - Thành phố Hà Nội (Có đáp án)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp (Lần 1)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT CÙ HUY CẬN
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: GDCD
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1: Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi
A. kết hôn.
B. nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
C. nghỉ việc không lí do.
D. có thai.
Câu 2: Theo quy định của luật lao động, người sử dụng lao động là người ít nhất phải đủ
A. 18 tuổi. B. 16 tuổi. C. 17 tuổi. D. 15 tuổi.
Câu 3: Để đảm bảo quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động, người lao động cần dựa vào quy định nào của pháp luật?
A. Nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng, trực tiếp.
B. Nguyên tắc tự quyết, tự giác, bình đẳng.
C. Nguyên tắc dân chủ, công bằng, tiến bộ.
D. Nguyên tắc tự giác, tự quyết, tự tin.
Câu 4: Câu phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quyền kinh doanh?
A. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người không ai có quyền can thiệp.
B. Kinh doanh phải theo đúng quy định của pháp luật.
C. Công dân có quyền tự do lựa chọn hình thức kinh doanh.
D. Công dân có quyền tự do kinh doanh bất cứ, ngành nghề gì.
Câu 5: A là học sinh lớp 11, vì ngủ quên, sợ chậm học nên A đã đi xe máy đến trường. Hành vi của học sinh A đã vi phạm
A. pháp luật dân sự.
B. luật giao thông đường bộ.
C. pháp luật hành chính.
D. pháp luật kỷ luật.
Câu 6: Vì nghi ngờ anh A lấy cắp điện thoại, ông X đã bắt và giam giữ anh A suốt 24 giờ, tra khảo rồi mới thả ra. Việc làm của ông X
A. vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. xâm phạm quyền được bảo đảm về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. xâm phạm quyền được bảo đảm danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. phù hợp với các quy định của pháp luật.
Câu 7: Khi thấy H đang loay hoay để mở trộm khóa xe của khách, bác Hùng đã lập tức bắt H dẫn về đồn công an phường. Việc làm của bác Hùng đã
A. vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe nhân phẩm và danh dự.
B. không vi phạm pháp luật khi bắt người.
C. vi phạm quyền tụ do của công dân.
D. vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 8: Chủ thể nào dưới đây có quyền áp dụng pháp luật?
A. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.
B. Mọi công dân.
C. Mọi cá nhân, tổ chức.
D. Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.
Câu 9: Quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân là của
A. người là dân tộc Kinh.
B. tất cả mọi người sinh sống trên đất nước ta theo quy định của pháp luật.
C. người có bằng cấp về kinh tế.
D. người nước ngoài đang sing sống tại Việt Nam vì họ có vốn lớn.
Câu 10: Một học sinh lớp 11 (17 tuổi) tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy có dung tích xi-lanh trên 50cm3 (có đội mũ bảo hiểm). Theo quy định của pháp luật, hành vi của học sinh trên
A. là hợp pháp vì đang thực hiện quyền tự do đi lại.
B. vi phạm pháp luật vì có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý.
C. không phải chịu trách nhiệm pháp lí vì chưa đủ 18 tuổi.
D. không vi phạm pháp luật vì đã đội mũ bảo hiểm.
Câu 11: Pháp luật xử phạt tất cả các hành vi
A. cố ý hoặc vô ý làm tổn hại đến sức khỏe của người khác.
B. cố ý làm tổn hại đến tính mạng và sức khỏe của người khác.
C. cố ý hoặc vô ý làm tổn hại đến tính mạng và sức khỏe của người khác.
D. vô ý làm tổn hại đến tính mạng và sức khỏe của người khác.
Câu 12: Sau khi kết hôn, anh H yêu cầu vợ mình từ bỏ tôn giáo mà vợ mình đang theo. Hành vi của anh H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ chồng
A. trong quan hệ tình cảm.
B. trong quan hệ nhân thân.
C. về vấn đề tôn giáo.
D. về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Câu 13: Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc
A. hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
B. thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
C. hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
D. hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của cơ quan nhà nước.
Câu 14: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là
A. công dân nào vi phạm quy định của cơ quan nhà, đơn vị đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
B. công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
C. công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
D. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Câu 15: Vợ chồng anh A thuê nhà của ông B, anh A đã tự ý xây thêm gian bếp cho rộng hơn va sửa sang lại nhà theo ý muốn của mình. Hành vi của anh A đã
A. vi phạm quyền sử dụng tài sản.
B. vi phạm pháp luật dân sự.
C. vi pham pháp luật hình sự.
D. vi phạm quyền sỡ hữu tài sản.
Câu 16: Lễ hội cồng chiêng của đồng bào dân tộc Tây Nguyên được khôi phục và phát huy. Điều này thể hiện các dân tộc Việt Nam đều bình đẳng về
A. kinh tế. B. chính trị. C. văn hóa. D. giáo dục.
Câu 17: A năm nay 15 tuổi, vì tức giận B nên A đã cố ý gây thương tích cho B ở mức độ rất nghiêm trọng. Hành vi của A vi phạm pháp luật gì và cơ quan nào có quyền quyết định hình phạt?
A. Vi phạm hình sự, Tòa án quyết định hình phạt.
B. Vi phạm hình sự, Cơ quan thi hành án quyết định hình phạt.
C. Vi phạm hành chính, Tòa án quyết định hình phạt.
D. Vi phạm hình sự, Viện kiểm sát quyết định hình phạt.
Câu 18: Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm đến
A. các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.
B. các quan hệ lao động và công vụ nhà nước.
C. các quan hệ giữa nhà trường và học sinh.
D. nội quy trường học.
Câu 19: Ý kiến nào sau đây sai về quyền bình đẳng trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục giữa các dân tộc?
A. Những phong tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được gìn giữ.
B. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của mình.
C. Tất cả những phong tục, truyền thống văn hóa của các dân tộc phải được gìn giữ
D. Các dân tộc khác nhau đều được bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 20: Ông bà A có hai người con, một người con đẻ và một người con nuôi. Khi ông bà A chết, không để lai di chúc thừa kế tài sản.Tòa án đã phán quyết chia tài sản cho hai người con. Cách chia nào sau đây đúng với quy định của pháp luật?
A. Mỗi người được thừa kế 50% số tài sản.
B. Con đẻ được thừa kế 70%, con nuôi 30%.
C. Con đẻ được thừa kế 60%, con nuôi 40%.
D. Con đẻ được thừa kế toàn bộ tài sản
Câu 21: Sau khi ký hợp đồng lao động anh A vào làm việc tại công ty X, nhưng trong quá trình làm việc anh A đã không tuân thủ kỉ luật, làm ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của công ty. Trong trường hợp này anh A đã vi phạm
A. nghĩa vụ lao động.
B. hợp đồng lao động.
C. kỉ luật lao động.
D. thỏa thuận trong lao động.
Câu 22: Chủ thể của hợp đồng lao động là
A. đại diện người lao động và người sử dụng lao động.
B. lao động nam và đại diện người sử dụng lao động.
C. người lao động và đại diện người lao động.
D. người lao động và người sử dụng lao động.
Câu 23: Hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí của nhà nước là vi phạm pháp luật
A. dân sự. B. hình sự. C. hành chính. D. kỉ luật.
Câu 24: Từ thực tế ở nước ta số lượng người bị tàn tật tử vong do chấn thương sọ não khi tai nạn xe mô tô, xe máy ngày càng nhiều. Từ ngày 15/12/2007, theo nghị định 32/CP/2007 đã quy định bắt buộc người tham gia giao thông bằng phương tiên xe mô tô, xe máy phải đội mã bảo hiểm. Quy định này của pháp luật thể hiện
A. bản chất giai cấp của pháp luật.
B. vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội.
C. bản chất xã hội của pháp luật
D. ý nghĩa của pháp luật với đời sống xã hội.
Câu 25: Pháp luật mang bản chất giai cấp vì pháp luật
A. có tính quy phạm phổ biến, mọi giai cấp trong xã hội phải chấp hành.
B. mang tính quyền lực, do giai cấp cầm quyền ban hành.
C. là những quy đinh bắt buộc đối với mọi giai cấp trong xã hội.
D. do nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện.
Câu 26: Tính quy phạm phổ biến, là một
A. bản chất của pháp luật
B. chức năng của pháp luật
C. đặc trưng của pháp luật
D. vai trò của pháp luật
Câu 27: Trong vòng bao nhiêu giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn bắt người, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn?
A. 12 giờ. B. 24 giờ. C. 8 giờ. D. 5 giờ.
Câu 28: Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?
A. Giai cấp tư sản.
B. Giai cấp công nhân.
C. Giai cấp cầm quyền.
D. Giai cấp nông dân
Câu 29: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc là
A. bình đẳng.
B. các bên cùng có lợi.
C. đoàn kết.
D. tôn trọng lẫn nhau.
Câu 30: Các tôn giáo ở Việt Nam dù lớn hay nhỏ đều được Nhà nước
A. đối xử bình đẳng như nhau và được tự do hoạt động.
B. cho phép tự do hoạt động trong khuôn khổ đất nước.
C. đối xử ngang nhau và tạo điều kiện phát triển trong khuôn khổ pháp luật
D. đối xử bình đẳng như nhau và được tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
Câu 31: Nội dung nào sau đây không phải là hình thức thực hiện pháp luật của cá nhân, tổ chức?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Tuyên truyền pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
Câu 32: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Quy định này thể hiện nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
B. Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 33: Chủ nhà hàng A đăng kí kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhưng lại kinh doanh cả karaoke, việc làm của chủ nhà hàng A đã vi phạm pháp luật
A. hình sự. B. dân sự. C. kỉ luật. D. hành chính.
Câu 34: Ông X đã có nhiều bài viết, bài trả lời phỏng vấn đăng tải trên mạng Internet với nội dung xuyên tạc, nhằm tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Hành vi của ông đã thực hiện không đúng quyền nào sau đây?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.
C. Quyền khiếu nại và tố cáo.
D. Quyền được phát triển.
Câu 35: Quyền nhân thân trong gia đình được hiểu là
A. quyền về mọi mặt của các thành viên trong gia đình.
B. quyền về mặt tinh thần giữa các thành viên trong gia đình.
C. là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác.
D. quyền về tài sản và tinh thần gắn với một người cụ thể, có thể chuyển giao.
Câu 36: Ông X thấy mình có năng lực để có thể đại diện cho nhân dân tham gia vào bộ máy nhà nước, ông X đã ứng cử vào Hội đồng nhân dân xã. Trong trường hợp này ông X đã
A. sử dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
Câu 37: Tự tiện vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám chỗ ở của công dân là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 38: Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con. Điều này được quy định cụ thể trong
A. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. Luật phòng chống bạo lực gia đình.
C. Luật hình sự.
D. Luật hôn nhân và gia đình.
Câu 39: Pháp luật Việt Nam quy định người đủ bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm?
A. Từ đủ 14 đến dưới 16.
B. Từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi.
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 40: "Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật", nội dung này được quy định ở đâu?
A. Luật dân sự.
B. Nghị quyết Quốc hội.
C. Hiến pháp.
D. Luật hành chính.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân
1. C 2. A 3. A 4. D 5. B 6. A 7. B 8. D 9. B 10. B |
11. A 12. B 13. C 14. D 15. B 16. C 17. A 18. B 19. C 20. A |
21. B 22. D 23. C 24. C 25. D 26. C 27. A 28. B 29. A 30. D |
31. C 32. D 33. D 34. A 35. B 36. A 37. D 38. D 39. C 40. C |