Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Cù Huy Cận, Hà Tĩnh
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Cù Huy Cận, Hà Tĩnh Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý . Đề ...
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Cù Huy Cận, Hà Tĩnh
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý
. Đề thi nhằm giúp các bạn học sinh ôn luyện, chuẩn bị tốt cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới. Đồng thời đây cũng là những đề thi giá trị dành cho các thầy cô giáo bộ môn tham khảo. Chúc các bạn học sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Tôn Đức Thắng, Phú Yên
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý - Thành phố Hà Nội (Có đáp án)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 1)
Mời làm: Online
SỞ GD - ĐT HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT CÙ HUY CẬN
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Bài thi khoa học Xã hội: Môn: Địa lí
Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm)
Câu 1: Vùng núi có đầy đủ 3 đai cao ở nước ta là
A. Trường Sơn Bắc
B. Đông Bắc.
C. Tây Bắc.
D. Trường Sơn Nam.
Câu 2: Đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt ở miền Trung là do
A. đồi núi ở xa trong đất liền.
B. bờ biển dài, khúc khuỷu.
C. nhiều sông suối đổ ra biển.
D. đồi núi ăn lan sát ra biển.
Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 15, các đô thị có quy mô dân số từ 500001 đến 1000000 người là
A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
B. Cần Thơ, Biên Hòa, Đà Nẵng.
C. Hải Phòng, Hà Nội, Cần Thơ.
D. Nha Trang, Cần Thơ, Đà Nẵng.
Câu 4: Nhận định nào đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta?
A. Tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm.
B. Tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng.
C. Tài nguyên rừng của nước ta đang được phục hồi cả về số lượng lẫn chất lượng.
D. Chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút nhanh.
Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết đất mặn tập trung nhiều nhất ở vùng nào dưới đây?
A. Duyên hải Miền Trung.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đông bằng sông Cửu Long.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 6: Dân số Việt Nam hiện nay đứng thứ mấy ở khu vực Đông Nam Á?
A. 5. B. Thứ 4. C. Thứ 3. D. Thứ 2.
Câu 7: Loại gió hoạt động vào mùa đông ở miền Bắc nước ta là
A. gió mùa Tây Nam.
B. gió Tín phong.
C. gió phơn Tây Nam.
D. gió mùa Đông Bắc.
Câu 8: Căn cứ và Atlat Địa lý Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia Pù Mát thuộc tỉnh nào?
A. Nghệ An.
B. Thanh Hóa.
C. Hà Tĩnh.
D. Quảng Bình.
Câu 9: Ngập úng thường xảy ra ở vùng nào sau đây?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Tây Nguyên.
Câu 10: Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, khu vực Đà Nẵng trở vào chủ yếu chịu tác động của
A. gió mùa Tây Nam.
B. gió mùa Đông Bắc.
C. Tín phong bán cầu Bắc.
D. gió Đông Nam.
Câu 11: Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến diện tích rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long bị giảm sút?
A. Lấy gỗ làm nguyên liệu cho công nghiệp.
B. Ðốt rừng lấy đất để làm nương rẫy.
C. Do mực nước biển ngày càng dâng cao.
D. Phá rừng lấy diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.
Câu 12: Điểm cực Bắc của nước ta trên đất liền thuộc tỉnh
A. Điện Biên.
B. Hà Giang.
C. Lai Châu.
D. Tuyên Quang.
Câu 13: Địa điểm nào sau đây ở nước ta có nhiệt độ trung bình năm cao nhất?
A. Đà Nẵng. B. Cà Mau. C. Hà Tĩnh. D. Hà Nội.
Câu 14: Quần đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh – Thành phố nào sau đây?
A. Khánh Hòa B. Đà Nẵng
C. Bình Thuận. D. Quảng Ngãi
Câu 15: Mật độ dân số Đồng bằng sông Hồng cao hơn đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu do
A. lịch sử khai thác lãnh thổ.
B. điều kiện tự nhiên.
C. tài nguyên thiên nhiên.
D. tính chất của nền kinh tế.
Câu 16: Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam là
A. đới rừng ôn đới gió mùa.
B. đới rừng cận xích đạo gió mùa.
C. đới rừng nhiệt đới gió mùa.
D. đới rừng cận nhiệt đới gió mùa.
Câu 17: Hậu quả lớn nhất của tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường là
A. thiên tai gia tăng, biến đổi thất thường về thời tiết và khí hậu.
B. mất cân bằng các chu trình tuần hoàn.
C. suy giảm tính đa dạng sinh học.
D. suy giảm tài nguyên rừng.
Câu 18: Ý nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta?
A. Mang lại lượng mưa lớn.
B. Làm tăng độ ẩm của không khí.
C. Giảm tính chất lục địa của vùng phía Tây đất nước.
D. Làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc.
Câu 19: Vùng nào chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão ở nước ta?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long
C. Duyên hải miền Trung.
D. Ðồng bằng Sông Hồng.
Câu 20: Dân cư nước ta phân bố chủ yếu ở
A. vùng đồi núi.
B. vùng đồng bằng.
C. vùng bán bình nguyên.
D. vùng trung du.
Câu 21: Lượng mưa trung bình năm ở nước ta khoảng
A. 2500mm – 3000mm.
B. 2000mm – 2500mm.
C. 1000mm – 1500mm.
D. 1500mm – 2000mm.
Câu 22: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi
A. vị trí địa lý.
B. hoạt động của gió mùa.
C. địa hình đa dạng.
D. hình dạng lãnh thổ.
Câu 23: Địa hình thấp dưới 1000m so với toàn bộ diện tích đất liền nước ta chiếm tỉ lệ khoảng
A. 85%. B. 90% C. 75%. D. 80%.
Câu 24: Nhận định nào không đúng về các thiên tai thường xảy ra chủ yếu ở vùng ven biển nước ta?
A. Sạt lở bờ biển.
B. Cát bay, cát chảy.
C. Bão, áp thấp nhiệt đới.
D. Ô nhiễm cửa sông ven biển.
Câu 25: Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình các tháng của Huế (0C)
Tháng |
I |
II |
II |
IV |
V |
VI |
VII |
VIII |
IX |
X |
XI |
XII |
Nhiệt độ |
19,7 |
20,9 |
23,9 |
26,0 |
28,3 |
29,3 |
29,4 |
28,9 |
27,1 |
25,1 |
23,1 |
20,8 |
Nhiệt trung bình năm của Huế là
A. 21,70C. B. 24,60C C. 25,20C D. 27,70C
Câu 26: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, hãy cho biết điểm khác biệt về khí hậu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ so với vùng Tây Nguyên là gì?
A. Có mưa vào mùa thu đông
B. Có kiểu khí hậu cận xích đạo gió mùa.
C. Chia làm hai mùa mưa khô rõ rệt
D. Mùa đông chịu tác động mạnh của gió Tín Phong.
Câu 27: Nhân tố nào đã phá vỡ tính chất nhiệt đới của thiên nhiên nước ta?
A. Thổ nhưỡng. B. Sinh vật.
C. Sông ngòi. D. Địa hình.
Câu 28: Cho bảng số liệu: SỰ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1943 - 2012
Năm |
1943 |
1983 |
2005 |
2012 |
Tổng diện tích rừng (Triệu ha) |
14,3 |
7,2 |
12,7 |
13,7 |
Rừng tự nhiên (Triệu ha) |
14,3 |
6,8 |
10,2 |
10,3 |
Rừng trồng (Triệu ha) |
0,0 |
0,4 |
2,5 |
3,4 |
Độ che phủ (%) |
43,2 |
21,7 |
38,3 |
41,6 |
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và tỉ lệ độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 1943 - 2012?
A. Diện tích rừng nước ta giảm mạnh từ 1943 đến 1983.
B. Tỉ lệ độ che phủ rừng nước ta biến động theo diện tích rừng.
C. Diện tích rừng trồng nước ta tăng nhanh.
D. Diện tích rừng và độ che phủ rừng nước ta tăng.
Câu 29: Sự màu mỡ của đất feralit ở miền núi nước ta phụ thuộc chủ yếu vào
A. điều kiện địa hình vùng núi
B. nguồn gốc của đá mẹ
C. điều kiện khí hậu vùng núi
D. quá trình xâm thực – bồi tụ
Câu 30: Ý nào dưới đây không đúng với hoạt động chủ yếu của bão ở nước ta?
A. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.
B. Tần suất bão mạnh nhất ở vùng Bắc Trung Bộ.
C. Mùa bão chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm.
D. Mùa bão ở miền Nam đến sớm hơn miền Bắc.
Câu 31: Cho biểu đồ: Biểu đồ thể hiện lượng mưa và lượng bốc hơi của một số địa điểm nước ta.
Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên?
A. Huế có lượng mưa lớn nhất, Hà Nội có lượng mưa thấp nhất.
B. Chênh lệch giữa lượng mưa với lượng bốc hơi cao nhất ở Huế, thấp nhất ở Hà Nội.
C. TP. Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi lớn nhất, Hà Nội có lượng bốc hơi nhỏ nhất.
D. Cả ba địa điểm đều có lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi.
Câu 32: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận định nào sau đây không đúng với sự phân bố mưa ở nước ta?
A. Mùa mưa tập trung chủ yếu từ tháng V đến tháng X.
B. Khu vực cực Nam Trung Bộ mưa ít nhất.
C. Lượng mưa phân bố không đều theo lãnh thổ.
D. Lượng mưa tăng dần từ Bắc vào Nam.
Câu 33: Cho biểu đồ sau:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung gì?
A. Dân số nước ta phân theo vùng.
B. Mật độ dân số các vùng ở nước ta.
C. GPD bình quân đầu người theo các vùng.
D. Bình quân đất tự nhiên đầu người theo các vùng.
Câu 34: Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào giữa và cuối mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc của nước ta là
A. gió Tây Nam và gió Đông Bắc.
B. gió Tây Nam và gió Tín Phong.
C. gió Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới.
D. dải hội tụ nhiệt đới và gió Đông Bắc.
Câu 35: Giới hạn đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn miền Nam do
A. ở lãnh thổ phía Bắc chịu tác động sâu sắc của gió mùa Đông Bắc.
B. ở lãnh thổ phía Nam chịu tác động mạnh mẽ của khối khí xích đạo.
C. ở lãnh thổ phía Nam có lượng mưa trung bình năm lớn hơn lãnh thổ phía Bắc.
D. ở lãnh thổ phía Bắc quanh năm nhận được lượng nhiệt và bức xạ lớn.
Câu 36: Khí hậu vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở đặc điểm nào?
A. Mùa đông lạnh đến sớm và kết thúc muộn hơn.
B. Mùa đông bớt lạnh, nhưng khô hơn.
C. Mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió tây.
D. Khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình.
Câu 37: Tác động tiêu cực của địa hình miền núi đối với đồng bằng của nước ta là
A. mang vật liệu bồi đắp đồng bằng, cửa sông.
B. chia cắt đồng bằng thành các châu thổ nhỏ.
C. thường xuyên gây lũ lụt cho vùng đồng bằng.
D. ngăn cản ảnh hưởng khô nóng của gió mùa Tây Nam.
Câu 38: Lợi thế lớn nhất của nguồn lao động nước ta đối với sản xuất nông nghiệp lúa nước là
A. nguồn lao động tăng nhanh, phân bố đồng đều.
B. lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
C. nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm thâm canh.
D. lao động trẻ, năng động, sáng tạo.
Câu 39: Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến chế độ nước theo mùa của sông ngòi nước ta?
A. Hệ thống sông ngòi ngắn, dốc.
B. Hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới.
C. Sự phân hoá theo mùa của khí hậu.
D. Lưu lượng nước từ thượng nguồn đổ về.
Câu 40: Cho bảng số liệu TỔNG SỐ DÂN VÀ DÂN SỐ THÀNH THỊ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1999 - 2014 (Đơn vị: nghìn người)
Năm |
Tổng số dân |
Thành thị |
1999 |
76596,7 |
18081,6 |
2005 |
82393,1 |
22332,0 |
2010 |
86932,5 |
26515,9 |
2014 |
90728,9 |
30035,4 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, năm 2015)
Để thể hiện tổng số dân cả nước, số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta giai đoạn 1999 - 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ đường.
B. Biểu đồ cột.
C. Biểu kết hợp.
D. Biểu đồ miền.
----------- HẾT ----------
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến năm 2017
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý
1. C 2. D 3. B 4. A 5. C 6. C 7. D 8. A 9. C 10. C |
11. D 12. B 13. B 14. B 15. A 16. B 17. A 18. D 19. C 20. B |
21. D 22. A 23. A 24. D 25. C 26. A 27. D 28. D 29. B 30. D |
31. B 32. D 33. B 34. C 35. A 36. A 37. B 38. C 39. A 40. C |