Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Hiệp Hòa số 3, Bắc Giang (Lần 2)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Hiệp Hòa số 3, Bắc Giang (Lần 2) Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Địa lý ...
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Hiệp Hòa số 3, Bắc Giang (Lần 2)
Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Địa lý
Nhằm giúp các bạn học sinh hệ thống lại kiến thức môn học và làm quen với cách thức ra đề, thư viện đề thi VnDoc đã sưu tầm và xin giới thiệu đến các bạn:
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Thực hành Cao Nguyên, Đăk Lăk (Lần 3)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Quế Võ số 1, Bắc Ninh (Lần 2)
SỞ GD&ĐT TỈNH BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT HIỆP HÒA SỐ 3 (40 câu trắc nghiệm) |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Môn: ĐỊA LÍ 12 - THPT Thời gian làm bài: 50 phút; Mã đề thi: 001 |
Họ, tên thí sinh:................................ SBD: .........................
(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam- NXB Giáo Dục)
Câu 1: Nhà máy điện có công suất lớn nhất ở Đông Nam Bộ là
A. thuỷ điện Trị An. B. tua bin khí Bà Rịa - Vũng Tàu.
C. thuỷ điện Thác Mơ. D. nhiệt điện Phú Mĩ.
Câu 2: Vùng nào có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển ngành thủy sản ở nước ta?
A. Đồng bằng song Hồng B. Bắc Trung Bộ
C. Nam Trung Bộ D. Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 3: Điểm nào sau đây không đúng với Duyên hải Nam Trung Bộ
A. Vùng có đồng bằng rộng lớn ven biển
B. Tất cả các tỉnh đều giáp biển
C. Vùng có vùng biển rộng lớn phía đông
D. ở phía tây của vùng có đồi núi thấp
Câu 4: Việc giải quyết cơ sở năng lượng ở Duyên hải miền Trung có ý nghĩa:
A. nâng cao vai trò cầu nối giữa hai vùng phát triển của đất nước là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
B. đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư, hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất.
C. cho phép khai thác các thế mạnh nổi bật về kinh tế biển của vùng.
D. đẩy mạnh sự phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng.
Câu 5: Hàng nhập khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất ở nước ta hiện nay là :
A. Máy móc thiết bị. B. Hàng tiêu dùng.
C. Nguyên, nhiên vật liệu. D. Lương thực, thực phẩm.
Câu 6: Cho biểu đồ:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Số dân và tốc độ tăng dân số.
B. Tình hình biến động dân số.
C. Số dân phân theo thành thị và nông thôn.
D. Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn.
Câu 7: Cho bảng số liệu:
Diện tích và sản lượng lương thực có hạt của nước ta giai đoạn 2010-2015
Năm |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
Diện tích (nghìn ha) |
8.616 |
8.778 |
8.919 |
9.074 |
8.996 |
9.015 |
Sản lượng (nghìn tấn) |
44.632 |
47.236 |
48.713 |
49.232 |
50.179 |
50.498 |
(Nguồn Tổng cục thống kê)
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng lương thực có hạt của nước ta giai đoạn 2010-2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất:
A. Biểu đồ miền B. Biểu đồ đường
C. Biểu đồ cột ghép D. Biểu đồ kết hợp cột đường
Câu 8: Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho
A. miền núi nước ta có nhiều thiên tai.
B. thiên nhiên có sự phân hoá sâu sắc.
C. tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn.
D. địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng.
Câu 9: Đông Nam Bộ là vùng dẫn đầu cả nước về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp nhờ
A. Khai thác tốt các thế mạnh vốn có.
B. Có dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao.
C. Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản.
D. Có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.
Câu 10: Biểu hiện nào sau đây không phải sự chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ nước ta?
A. Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản.
B. Hình thức các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên môn hóa.
C. Phát triển các khu công nghiệp tập trung, các khu chế xuất.
D. Hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm.
Câu 11: Cho bảng số liệu:CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO NHÓM HÀNG
(Đơn vị: %)
Nhóm hàng |
2010 |
2014 |
Tổng |
100,0 |
100,0 |
Hàng công nghiệp nặng và khoảng sản |
31,0 |
44,0 |
Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệm |
46,1 |
39,4 |
Hàng nông, lâm, thủy sản và hàng khác |
22,9 |
16,6 |
Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta qua hai năm 2010 và 2014.
A. Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp ngày càng giảm
B. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ngày càng tăng
C. Tỉ trọng hàng nông, lâm, thủy sản và hàng khác ngày càng giảm
D. Giá trị hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp ngày càng giảm
Câu 12: Khó khăn lớn nhất của việc khai thác thuỷ điện của nước ta là :
A. Sông ngòi ngắn dốc, tiềm năng thuỷ điện thấp.
B. Miền núi và trung du cơ sở hạ tầng còn yếu.
C. Sự phân mùa của khí hậu làm lượng nước không đều.
D. Sông ngòi của nước ta có lưu lượng nhỏ.
Câu 13: Vùng nào ở nước ta có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất?
A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 14: Ngành công nghiệp năng lượng được coi là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta. Nguyên nhân chủ yếu là do:
A. phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên vô tận.
B. sản lượng khai thác của tất cả các loại năng lượng ngày càng tăng và khối lượng xuất khẩu lớn.
C. chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của cả nước.
D. Quyết định đến toàn bộ sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn công nghiệp hoá.
Câu 15: Đây là các cảng biển nước sâu của nước ta kể theo thứ tự từ Bắc vào Nam:
A. Vũng Áng, Nghi Sơn, Chân Mây, Dung Quất, Cái Lân.
B. Cái Lân, Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất.
C. Cái Lân, Vũng Áng, Nghi Sơn, Dung Quất, Chân Mây.
D. Nghi Sơn, Cái Lân, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất.
Câu 16: Sử dụng Át lát trang 15, xác định các đô thị có quy mô dân số trên 500 000 người ở nước ta.
A. Quy Nhơn, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Thanh Hóa.
B. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Biên Hòa, Cần Thơ
C. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang
D. Nam Định, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Phan Thiết
Câu 17: Cho biểu đồ: Diện tích lúa của cả nước, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long năm 1995-2000
Căn cứ vào biểu đồ cho biết nhận xét nào sau đây không đúng:
A. Năm 2000-2005, đồng bằng sông Cửu Long chiếm trên 50% diện tích lúa cả nước
B. Từ năm 1995-2005, diện tích lúa cả nước và đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng đều tăng
C. Từ 2000-2005 diện tích lúa cả nước, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng có xu hướng giảm
D. Diện tích lúa đồng bằng sông Cửu Long luôn lớn hơn đồng bằng sông Hồng
Câu 18: Quy mô dân số Việt Nam
A. đứng thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á. B. đứng thứ 15 trên trên thế giới.
C. đứng thứ 3 ở khu vực Châu Á. D. đứng thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á.
Câu 19: Khó khăn lớn nhất ảnh hưởng tới sự phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên
A. cơ sở công nghiệp chế biến còn nhỏ bé.
B. thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật.
C. mùa khô sâu sắc và kéo dài.
D. giao thông vận tải hết sức khó khăn.
Câu 20: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Điện Biên B. Thái Nguyên C. Vĩnh Phúc D. Phú Thọ
Câu 21: So với cả nước diện tích vùng Bắc Trung Bộ chiếm (%):
A. 15,4% B. 15,5% C. 15,6% D. 15,7%
Câu 22: Điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí vùng Đồng bằng Sông Hồng
A. Giáp Trung Quốc
B. Giáp biển Đông
C. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
D. Giáp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ
Câu 23: Vùng biển nước ta có những ngư trường nào:
A. Quảng Ninh, Hải Phòng và Cà Mau, Kiên Giang.
B. Tất cả các y trên đúng.
C. Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu.
D. Hoàng Sa và Trường Sa.
Câu 24: Đâu không phải là đặc điểm chung của địa hình nước ta?
A. Địa hình đồi núi cao chiếm 1% diện tích lãnh thổ
B. Địa hình thấp dần từ đông sang tây
C. Diện tích đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.
D. Địa hình chịu sự tác động của quá trình xâm thực và bồi tụ
Câu 25: Phía nào nước ta tiếp giáp với biển.
A. Đông và Bắc B. Đông C. Bắc D. Đông và Nam
Câu 26: Đâu là câu trả lời không đúng về hệ tạo độ địa lí nước ta?
A. Điểm cực Đông 109024'Đ B. Điểm cực Nam 8034'N
C. Điểm cực bắc 23023'B D. Điểm cực Tây 102009'Đ
Câu 27: Sử dụng Át lát trang 20, Xác định tên 3 tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác lớn nhất nước ta theo thứ tự từ cao xuống thấp.
A. Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận
B. Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp.
C. Kiên Giang, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu.
D. Kiên Giang, Bình Định, Cà Mau
Câu 28: Đồng bằng nào có diện tích lớn nhất nước ta?
A. Đồng bằng ven biển miền trung B. Đồng bằng Nam Bộ
C. Đồng bằng Sông Hồng D. Đồng bằng song cửu Long
Câu 29: Hiện tượng thủy sản chết hàng loạt ở vùng biển các tỉnh Miền Trung trong năm 2016 chủ yếu do
A. biến đổi khí hậu B. biện pháp khai thác không hợp lí
C. tất cả các ý trên D. chất thải công nghiệp
Câu 30: Dựa vào atlat trang 4 xác định đâu không phải là thành phố trực thuộc trung ương.
A. Đà Nẵng B. Hải Phòng C. Cần Thơ D. Quảng Ninh
Câu 31: Nguyên nhân nào làm cho hệ sinh vật nước ta phong phú và đa dạng
A. Nằm gần khu hệ Himalaya. B. Nằm trên luồng di cư động – thực vật
C. Nằm trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương D. Gần trung tâm khu vực ĐNÁ
Câu 32: Sử dụng Át lát Trang 17, Xác định các trung tâm kinh tế có quy mô trên 15 đến 100 nghìn tỉ đồng (năm 2007)
A. Hà Nội,TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hạ Long
B. Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ.
C. Vũng Tàu, Biên Hòa, Đà Nẵng, Cần Thơ, Vinh.
D. Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Hạ Long
Câu 33: Dân số nước ta tăng nhanh nhất vào thời kỳ
A. Cuối thập kỷ 60 đến đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX.
B. Cuối thập kỷ 70 đến đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX.
C. Cuối thập kỷ 50 đến đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX.
D. Cuối thập kỷ 80 đến đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX.
Câu 34: Căn cứ vào Átlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết phát biểu nào đúng về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta?
A. Tỉ trọng khu vực nhà nước giảm, tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước tăng, tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm.
B. Tỉ trọng khu vực nhà nước giảm, tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước giảm, tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm.
C. Tỉ trọng khu vực nhà nước giảm, tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước tăng, tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
D. Tỉ trọng khu vực nhà nước tăng, tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước giảm, tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
Câu 35: Trong nền kinh tế hàng hóa công nghiệp chế biến cần quan tâm hàng đầu:
A. Chất lượng và giá thành sản phẩm B. Tạo nguồn lao động
C. Tăng số lượng xuất khẩu D. Đổi mới công nghệ
Câu 36: Hiện tượng mưa ngâu (tháng VIII) ở Đồng bằng Bắc Bộ là do
A. không khí lạnh tràn về theo từng đợt.
B. hệ quả giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa.
C. khối khí xích đạo cùng với dải hội tụ nhiệt đới.
D. khối khí nhiệt đới vịnh Bengan.
Câu 37: Cho bảng số liệu:
Mật độ dân số của cả nước và Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2011-2015
(Đơn vị: người/ km2)
Năm |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
Cả nước |
265,5 |
268,3 |
271,2 |
274,0 |
277,0 |
Đồng bằng sông Hồng |
952,4 |
963,1 |
972,6 |
983,0 |
994,0 |
(Nguồn Tổng cục thống kê)
Dựa vào bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây là không đúng:
A. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao hơn mật độ dân số trung bình của cả nước
B. Từ 2011-2015 mật độ dân số cả nước và Đồng bằng sông Hồng đều tăng nhanh và liên tục
C. Mật độ dân số Đồng bằng sông Hồng gấp 3.6 lần mật độ dân số trung bình của cả nước
D. Đồng bằng sông Hồng có dân số cao hơn cả nước
Câu 38: Đặc điểm nào không phù hợp của ngành nội thương:
A. Nối kết thị trường nước ta với thế giới
B. Tạo ra thị trường thống nhất trong nước
C. Đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất
D. Góp phần phân công lao động theo ngành
Câu 39: Nguyên nhân chính làm cho đồng bằng Sông Hồng có mật độ dân số cao hơn mật độ dân số của đồng bằng Sông Cửu Long là
A. lịch sử khai thác lãnh thổ ở đồng bằng Sông Hồng lâu đời hơn đồng bằng Sông Cửu Long.
B. trình độ phát triển lực lượng sản xuất ở đồng bằng Sông Hồng cao hơn đồng bằng Sông Cửu Long.
C. tài nguyên nước ở đồng bằng Sông Hồng phong phú và điều hòa hơn đồng bằng Sông Cửu Long.
D. đất đai ở đồng bằng Sông Hồng màu mỡ hơn đồng bằng Sông Cửu Long .
Câu 40: Ý nào sau đây không phải là tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới sản xuất nông nghiệp nước ta?
A. Tạo điều kiện để nước ta phát triển nền nông nghiệp quanh năm
B. Tạo điều kiện để nước ta tồn tại song song nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa hiện đại.
C. Cho phép nước ta áp dụng hệ thống canh tác khác nhau ở các vùng.
D. Làm gia tăng tính bấp bênh của mùa vụ.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý
1, D 2, D 3, A 4, D |
5, C 6, D 7, B 8, C |
9, A 10, A 11, D 12, C |
13, A 14, C 15, B 16, B |
17, B 18, A 19, C 20, C |
21, C 22, A 23, B 24, B |
25, D 26, B 27, A 28, D |
29, D 30, D 31, B 32, B |
33, C 34, C 35, A 36, C |
37, D 38, A 39, A 40, B |