Đề thi thử Quốc gia lần 3 năm 2015 môn Vật lý trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội
Đề thi thử Quốc gia lần 3 năm 2015 môn Vật lý trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội Đề thi thử đại học môn Vật lý có đáp án có đáp án kèm theo, giúp các bạn học sinh tự luyện tập, củng cố kiến thức môn ...
Đề thi thử Quốc gia lần 3 năm 2015 môn Vật lý trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội
có đáp án kèm theo, giúp các bạn học sinh tự luyện tập, củng cố kiến thức môn lý, chuẩn bị tốt cho các kì thi quan trọng sắp tới. Chúc các bạn thành công.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa lần 3 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội
Đề thi thử Quốc gia môn Vật lý lần 1 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ Mã đề thi 136 |
ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM 2015 MÔN VẬT LÝ Thời gian làm bài: 90 phút; (60 câu trắc nghiệm) |
Cho biết: Hằng số Plank h = 6,625.10-34 Js; điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19 C; tốc độ ánh sáng trong chân không c ≈ 3.108 m/s2; đơn vị khối lượng nguyên tử u ≈ 931,5 MeV/c2
Câu 1: Đặt điện áp xoay chiều u = 100√2cos(ωt) (V) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R nối tiếp vớicuộn cảm thuần và tụ điện có 2ZL = 2R = ZC. Tại thời điểm điện áp tức thời trên cuộn cảm là 50 V và đang tăng thì điện áp tức thời trên điện trở là
A. -50 V. B. -50√3 V. C. 50√3 V. D. 50 V.
Câu 2: Trong bài thực hành xác định gia tốc trọng trường tại nơi làm thí nghiệm bằng con lắc đơn. Ta tính sai số tương đối của gia tốc g bằng công thức nào sau đây?
Câu 3: Trên mặt thoáng của một khối chất lỏng có hai nguồn kết hợp S1 và S2 luôn dao động cùng pha cùng biên độ a; Trên mặt chất lỏng xuất hiện một hệ gợn lồi gồm một gợn thẳng cách đều S1 và S2 và 12 gợn lồi mỗi bên. Tần số dao động của các nguồn là f = 100Hz. Khoảng cách giữa hai gợn lồi ngoài cùng là 6cm. M1 và M2 là 2 điểm trên mặt thoáng: S1M1 = 4,5cm , S2M1 = 5,75cm; S2M2 = 7cm, S1M2 = 5cm. Biên độ dao động tại M1 và M2 thoả mãn các mệnh đề nào sau đây:
A. Biên độ dao động tại M1 bằng 2a, biên độ dao động tạ M2 bằng a.
B. Biên độ dao động tại M1 là 2a, biên độ dao động tại M2 triệt tiêu.
C. Biên độ dao động tại M1 triệt tiêu, biên độ dao động tại M2 cực đại.
D. Biên độ dao động tại M1 bằng a, biên độ dao động tại M2 bằng 2a
Câu 4: Trong ống Rơnghen: giả sử có 40% động năng của một electron khi đến đối catốt biến thành nhiệt làm nóng đối catốt, phần còn lại chuyển thành năng lượng của photon tia X phát ra. Bỏ qua động năng ban đầu của electron khi vừa bứt ra khỏi catot. Hiệu điện áp giữa hai cực anốt và catốt của ống Rơnghen này để có thể sản xuất ra tia X có bước sóng bằng 1,8.10-10 m là:
A. 17453,5V B. 12562,5V. C. 11501,7V. D. 8508,3V.
Câu 5: Một sóng truyền trên mặt biển có bước sóng λ = 3m. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên mặt biển nơi có sóng truyền qua dao động lệch pha 900 thỏa mãn mô tả nào sau đây:
A. bằng 0,75m B. bằng 0,375m C. bằng 1,5m D. có thể bằng 0,75m.
Câu 6: Sự phân hạch và phản ứng nhiệt hạch giống nhau ở những điểm nào sau đây?
A. Tổng khối lượng của các hạt sau phản ứng lớn hơn tổng khối lượng của các hạt trước phản ứng
B. Đều là các phản ứng hạt nhân toả năng lượng và năng lượng đó đã kiểm soát được.
C. Để các phản ứng đó xẩy ra thì đều phải cần nhiệt độ rất cao
D. Tổng độ hụt khối của các hạt sau phản ứng lớn hơn tổng độ hụt khối của các hạt trước phản ứng
Câu 7: Một sóng cơ học lan truyền trên sợi dây dài. Chọn Ox trùng sợi dây, O trùng vị trí nguồn. Phương trình dao động của sóng tại điểm M có tọa độ x(m) là: u(cm, s) = 2cos(4πx + 100πt + π/3) (cm). Tại t = 0 sóng bắt đầu truyền đi. Tính tốc độ truyền sóng và xác định chiều truyền sóng.
A. v = 25 m/s, sóng truyền theo chiều âm của Ox.
B. v = 25 m/s, sóng truyền theo chiều dương của Ox.
C. v = 50 m/s, sóng truyền theo chiều dương của Ox.
D. v = 25 cm/s, sóng truyền theo chiều âm của Ox.
Câu 8: Một con lắc đơn có khối lượng 200g được kéo lệch khỏi vị trí cân bằng một góc 600 rồi buông nhẹ. Cho g=10m/s2. Lực căng cực đại và cực tiểu của sợi dây là:
A. 3N; 1N B. 3,5N; 0,5N C. 4N; 1N D. 5N; 1,5N
Câu 9: Khi đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng thì điện áp cuộn thứ cấp là 20 V. Khi tăng số vòng dây cuộn thứ cấp thêm 100 vòng thì điện áp thứ cấp tăng thêm 25%. Khi giảm số vòng dây cuộn thứ cấp 40 vòng thì điện áp trên hai đầu dây cuộn thứ cấp là
A. 16 V. B. 18 V. C. 17,5 V. D. 15V.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai
A. Sóng điện từ mang năng lượng.
B. Sóng điện từ có thể bị phản xạ, khúc xạ, giao thoa.
C. Sóng điện từ luôn là sóng ngang.
D. Sóng điện từ truyền đi có vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng.
Câu 11: Từ nước người ta chiếu xiên tới mặt phân cách giữa nước và không khí nằm ngang một chùm tia sáng đơn sắc màu lục thì tia khúc xạ lục đi là là mặt phân cách. Nếu bỏ tia màu lục đi, chiếu vào mặt phân cách nói trên chùm hẹp song song gồm các ánh sáng đơn sắc: màu da cam, vàng, lam chàm, tím dưới cùng góc tới như tia lục. Khi đó đường đi của chùm tia sáng khi tới mặt phân cách được mô tả như thế nào?
A. Các tia chàm, tím quay trở lại nước trùng nhau đối xứng với tia tới qua pháp tuyến.
B. Các tia da cam, vàng, lục, lam ló ra khỏi mặt nước tia màu tím sát mặt nước hơn.
C. Các tia chàm, tím ló ra khỏi mặt nước tia màu tím sát mặt nước hơn.
D. Các tia da cam, vàng ló ra khỏi mặt nước tia màu cam sát mặt nước hơn.
Câu 12: Cho mạch điện RLC nối tiếp, L thuần cảm. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp u = 80√2cos2πft (V), tần số f thay đổi được, CR2 < 2L. Khi f = 50Hz thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ đạt giá trị cực đại UCmax. Khi f =80Hz thì điện áp hiệu dụng giữa hai cuộn cảm đạt giá trị cực đại ULmax. Giá trị ULmax gần giá trị nào nhất sau đây:
A. 85V; B. 125V; C. 57V; D. 173V;
Câu 13: Một vật nhỏ thực hiện một dao động điều hòa khoảng thời gian nhỏ nhất giữa hai lần động năng bằng nửa thế năng tại biên là 0,125s. Tại một thời điểm t1 nào đó vật có li độ x = 2√3 cm và đang chuyển động cùng chiều dương. Sau thời điểm t1 khoảng thời gian t2 = 0,25s li độ và chiều chuyển động của vật của vật.
A. x = 0 và đang chuyển động theo chiều dương.
B. x = -2√3 cm đang chuyển động theo chiều âm.
C. x = 2√3 cm đang chuyển động theo chiều âm.
D. x = 0 và đang chuyển động theo chiều âm.
Câu 14: Ban đầu có một lượng Radon (Rn222). Sau 15,2 ngày thì khối lượng của Radon giảm 93,75%. Chu kỳ bán rã của Rn222 là
A. 240 giờ. B. 7,6 ngày. C. 91,2giờ. D. 38 ngày.
Câu 15: Một vật dao động điều hòa tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì biên độ dao động giảm 3% so với chu kì liền trước đó. Hỏi sau bao nhiêu chu kì cơ năng còn lại 21,8%?
A.25 B. 20 C. 50 D. 7
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý
1 |
B |
11 |
A |
21 |
C |
31 |
D |
41 |
D |
2 |
D |
12 |
A |
22 |
B |
32 |
B |
42 |
A |
3 |
C |
13 |
B |
23 |
C |
33 |
A |
43 |
C |
4 |
C |
14 |
C |
24 |
B |
34 |
C |
44 |
C |
5 |
D |
15 |
A |
25 |
A |
35 |
A |
45 |
B |
6 |
D |
16 |
A |
26 |
D |
36 |
A |
46 |
A |
7 |
A |
17 |
D |
27 |
D |
37 |
B |
47 |
D |
8 |
C |
18 |
B |
28 |
D |
38 |
C |
48 |
B |
9 |
B |
19 |
B |
29 |
C |
39 |
B |
49 |
A |
10 |
D |
20 |
D |
30 |
A |
40 |
A |
50 |
C |