Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học môn Toán ở lớp 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học môn Toán ở lớp 1 Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 đua ra một số kinh nghiệm về cải tiến phương pháp dạy học môn Toán ở lớp một nhằm nâng ...
Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học môn Toán ở lớp 1
đua ra một số kinh nghiệm về cải tiến phương pháp dạy học môn Toán ở lớp một nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở môn học này. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Sáng kiến kinh nghiệm - Một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Đạo đức lớp 1
Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán lớp 1
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY - HỌC MÔN TOÁN Ở LỚP 1
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận:
Bậc tiểu học được coi là bậc học nền tảng của cả hệ thống giáo dục, trong đó lớp Một chính là phần móng của cái nền tảng ấy. Nền móng chắc thì mới đảm bảo cho phần kiến trúc bên trên được bền vững. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy và học ở bậc tiểu học nói chung và ở lớp Một nói riêng luôn là vấn đề thời sự, nó được các cấp giáo dục từ Trung ương đến cơ sở hết sức quan tâm và đặt lên nhiệm vụ hàng đầu. Tuy nhiên, để nâng cao được chất lượng dạy và học thì ngoài việc áp dụng những quan điểm lý luận, những hướng dẫn mang tính định hướng về nội dung và phương pháp dạy - học của các nhà khoa học giáo dục, còn đòi hỏi người giáo viên trực tiếp đứng lớp luôn phải tự tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo để không ngừng cải tiến phương pháp dạy – học sao cho vừa phải phù hợp với đối tượng học sinh ơ ûtừng vùng miền, từng lớp, từng thời điểm…, vừa phải đạt được những yêu cầu chung được đặt ra về mặt kiến thức. Việc cải tiến phương pháp dạy - học càng đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hiện nay, khi mà bậc tiểu học vừa hoàn thành xong việc triển khai chương trình sách giáo khoa mới và đang cần rất nhiều những đóng góp mang tính thực tiễn từ phía giáo viên trực tiếp đứng lớp để nội dung và phương pháp dạy – học theo chương trình mới được hoàn thiện ở mức cao nhất.
Là một người giáo viên, bản thân tôi cũng luôn mong muốn góp những kinh nghiệm nhỏ bé của mình vào cái Đại dương mênh mông kiến thức về phương pháp dạy – học của nền giáo dục nước nhà. Trong phạm vi nhỏ hẹp của đề tài này, tôi muốn đưa ra để trao đổi với các đồng nghiệp một số kinh nghiệm về cải tiến phương pháp dạy học môn Toán ở lớp Một nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở môn học này.
Trước hết, chúng ta cùng xác định một cách tổng quát về mục tiêu dạy – học môn Toán ở lớp Một.
Theo nghiên cứu của tôi về chương trình, sách giáo khoa mới thì tôi nhận thấy việc dạy – học Toán ở lớp Một nhằm giúp học sinh:
- Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm các số tự nhiên trong phạm vi 100 và phép cộng , phép trừ không nhớ trong phạm vi 100; về đo độ dài trong phạm vi 20cm; về tuần lễ, các ngày trong tuần lễ; về đọc đúng giờ trên mặt đồng hồ; về một số hình học (đoạn thẳng, điểm, hình vuông, hình tam giác, hình tròn); về gải toán có lời văn…
- Hình thành và rèn luyện các kỹ năng thực hành: đọc, viết, đếm, so sánh các số trong phạmvi 100; cộng và trừ không nhớ các số trong phạm vi 100; đo và ước lượng độ dài đoạn thẳng (với các số đo là số tự nhiên trong phạm vi 20cm); nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác, đoạn thẳng, điểm; vẽ đoạn thẳng có độ dài 10cm; giải một số toán đơn về cộng, trừ; bước đầu biết diễn đạt bằng lời, bằng ký hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và bài thực hành; tập so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá trong phạm vi những nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế của học sinh.
- Học sinh chăm chỉ, tự tin, cẩn thận, ham hiểu biết và hứng thú trong học tập.
Để học sinh có thể đạt được những yêu cầu đã đặt ra ở trên không phải là khó nhưng cũng hề dễ nếu giáo viên không có những cải tiến thích hợp về phương pháp dạy – học. Đó cũng chính là điều làm tôi luôn băn khoăn, trăn trở tìm cách để nâng cao chất lượng dạy – học, nâng dần trình độ tiếp thu của học sinh.
Với thực tế kinh nghiệm của 18 năm liên tục được phân công giảng dạy ở lớp Một và sau 6 năm thực hiện chương trình sách giáo khoa mới, tôi đã có một số biện pháp hữu hiệu để khi học xong lớp Một các em phải biết:
- Tính cộng và trừ trong phạm vi 100.
- Đo độ dài đoạn thẳng trong phạm vi 10 cm.
- Tuần lễ và các ngày trong tuần lễ.
- Biết đọc giờ trên mặt đồng hồ.
- Giải một số bài toán đơn về cộng, trừ.
- Biết so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá trong phạm vi những nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế của học sinh.
2. Thực trạng và nguyên nhân:
Trong 1-2 năm đầu thực hiện chương trình sách giáo khoa mới, chất lượng môn Toán ở lớp do tôi phụ trách nói riêng và trong toàn khối Một nói chung còn nhiều hạn chế. Các em thường xuyên sai ở một số điểm sau:
- Nhầm lẫn khi sử dụng dấu <, >.
- Lúng túng trong việc so sánh giá trị các số.
- Chưa thành thạo khi tìm thành phần chưa biết của phép cộng, trừ.
- Giải toán có lời văn còn nhầm lẫn hoặc chưa viết được câu lời giải.
Chất lượng kiểm tra định kỳ cuối kỳ II môn Toán ở lớp do tôi phụ trách trong hai năm học 2002 -2003 và 2003 -2004 như sau:
NĂM HỌC |
TỈ LỆ ĐIỂM KTĐK MÔN TOÁN |
||||
9 - 10 |
7 - 8 |
5 - 6 |
3 - 4 |
1 - 2 |
|
2002 - 2003 |
10.2 |
26.7 |
42.5 |
10.4 |
10.1 |
2003 - 2004 |
15.3 |
30.1 |
39.6 |
5.7 |
9.3 |
Theo tôi, sở dĩ xảy ra thực trạng trên đây là do những nguyên nhân sau:
- Giáo viên chưa thực sự nắm bắt được phương pháp giảng dạy mới để phát huy tính tích cực của học sinh.
- Trình độ học sinh không đồng đều: có em đã được học qua lớp Mẫu giáo, có em chưa bao giờ biết đến mặt chữ, sách vở trước khi vào lớp Một; có em chỉ dạy qua một lần, thậm chí chỉ nói sơ qua đã biết, nhưng cũng không ít học sinh giáo viên dạy đi dạy lại nhiều lần vẫn chưa hiểu hoặc hiểu rồi lại quên ngay.