Đề thi THPT Quốc gia môn Địa bao gồm những chủ đề nào?
Đề thi THPT Quốc gia môn Địa bao gồm những chủ đề nào? Hướng dẫn ôn tập môn Địa thi THPT Quốc gia Năm 2016, không chỉ có những bạn thi khối C để xét tuyển Đại học mà có khá nhiều bạn chọn môn Địa là ...
Đề thi THPT Quốc gia môn Địa bao gồm những chủ đề nào?
Năm 2016, không chỉ có những bạn thi khối C để xét tuyển Đại học mà có khá nhiều bạn chọn môn Địa là môn thi tự chọn là môn gỡ điểm để xét tốt nghiệp THPT. Vậy cần phải ôn những vấn đề gì?
Kỹ năng làm bài thực hành môn Địa thi THPT Quốc gia
Phương pháp nhận biết và vẽ biểu đồ môn Địa lý
Những năm gần đây, trong đề thi môn Địa luôn xuất hiện chủ đề biển đảo và kinh tế biển. Vậy những vấn đề thuộc phạm trù này sẽ gồm những gì và cần học những gì, các bạn cùng tham khảo chi tiết dưới đây:
1. Xâm nhập mặn
a. Khái niệm
Là hiện tượng nước mặn với nồng độ mặn bằng 4/1000 xâm nhập sâu vào nội đồng khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt
b. Thực trạng xâm nhập mặn ở Việt Nam hiện nay
- Bắt đầu xuất hiện từ tháng 2/2016 tại các tỉnh ĐBSCL, có mức độ nghiêm trọng nhất trong gần 100 năm qua.
- Nhiêu khu vực bị nước mặn tấn công hàng chục km. Những tỉnh cách xa biển cũng bị xâm nhập mặn.
c. Nguyên nhân
- Hiện tượng El Nino tác động đến Việt Nam, đẩy nền nhiệt các khu vực tăng cao
- Mùa mưa 2015 đến muộn, kết thúc sớm khiến tổng lượng mưa thiếu hụt so với trung bình nhiều năm.
d. Tác động
- Hàng trăm nghìn ha lúa Đông - Xuân ở miền Tây bị thiệt hại nặng, trong đó hàng chục nghìn ha đã bị chết.
- Người dân thiếu nước ngọt cho sinh hoạt hằng ngày.
2. Hiện tượng El Nino
Khái niệm: Là hiện tượng nóng lên không bình thường của lớp nước mặt - thuộc vùng biển phía đông xích đạo Thái Bình Dương, kéo dài từ 3 mùa trở lên.
Nguyên nhân: Do tựơng tác giữa khí quyển và đạí dương mà chủ yếu là hoàn lưu, khí quyển với nhiệt độ nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo Thái Bình Dương, sự thay đổi của một phía sẽ gây ra phản ứng của phía kia.
Biểu hiện:
- Mùa đông xuân thường ấm và ít mưa, dễ bị hạn hán
- Rét thường đến muộn hơn, nền nhiệt độ nhìn chung cao hơn trung bình nhiều năm
- Mùa hạ, mùa mưa, bão thường đến muộn, ít bão, ít mưa dễ xảy ra những cơn bão mạnh, trái mùa
Tác động
- Gây thâm hụt lượng mưa ở các vùng dẫn đến hạn hán và xâm nhập mặn => giảm sản lượng cây trồng, ví dụ cà phê
- Làm tăng độ mặn của nước biển ở vùng ven biển và hải đảo
- Gây ra hiện tượng thời tiết cực đoan, đột biến như rét đậm, rét hại với nền nhiệt thấp kỉ lục
Cách ứng phó
- Trồng rừng phòng hộ ven biển
- Quản lý tổng thể các lưu vực sông, hồ chứa nước
- Điều chỉnh cơ cấu sản xuất, mùa vụ ở một số vùng
- Các biện pháp về phòng chống thiên tai
3. Biến đổi khí hậu
Khái niệm: Biến đổi khí hậu Trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hâu bao gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo, từ đó dẫn đến sự thay đổi các giá trị trung bình nhiều năm của các yếu tố khí tượng như nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, lượng nước bốc hơi của khí quyển trên Trái Đất.
Nguyên nhân: Chủ yếu do các hoạt động kinh tế - xã hội của con người gây phát thải quá mức vào khí quyển các khí gây hiệu ứng nhà kính. Những khí này khiến năng lượng của Mặt Trời bị kẹt trong khí quyển Trái Đất, gây nóng quá mức và làm bất ổn hành tinh.
Biểu hiện
- Hiện tượng nóng lên toàn cầu
- Nước biển dâng do băng tan
- Sự gia tăng về số lượng và cường độ các loại thiên tai (bão, lũ, lụt, hạn hán).
- Sự thay dổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái Đất.
Tác động
- BĐKH làm gia tăng số lượng, cuờng độ của các loại thiên tai là nguyên nhân chính gây nên nhũng thiệt hại chính cho nông nghiệp
- Gây ra hiện tượng nước biển dâng => ngập lụt, nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp và rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội
- Ít mưa hơn => nhiều hạn hán và cháy rừng
Cách ứng phó
- Chuyển đổi mùa vụ và phương thức sân xuất (những vùng đất nhiễm mặn thì chuyển từ trồng lúa sang nuôi thủy sản; trồng rau, hoa, quả ở nơi không bị ngập úng)
- Trồng rừng phòng hộ chống cát ven biển, rừng bảo vệ chống xói lở
- Xây nhà chống bão, lũ
- Cắt giảm lượng khí thải có hại ra môi trường
- Tiết kiệm năng lượng, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo