14/01/2018, 15:20

Đề thi Olympic Ngữ văn lớp 11 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm 2014 - 2015

Đề thi Olympic Ngữ văn lớp 11 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm 2014 - 2015 Đề thi HSG môn Văn lớp 11 cấp trường có đáp án Đề thi Olympic Ngữ văn lớp 11 có đáp án được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, gồm ...

Đề thi Olympic Ngữ văn lớp 11 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm 2014 - 2015

Đề thi Olympic Ngữ văn lớp 11 có đáp án

được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, gồm 2 câu hỏi lớn cùng đáp án đi kèm. Đây là tài liệu ôn tập môn Văn hữu ích giúp các bạn củng cố kiến thức môn Văn nâng cao hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Phan Đình Phùng, Đắk Nông năm học 2015 - 2016

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Đô Lương 2, Nghệ An năm học 2014 - 2015

Đề thi học sinh giỏi quốc gia THPT môn Ngữ văn năm 2016

SỞ GD & ĐT HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC

ĐỀ THI OLYMPIC NGỮ VĂN LỚP 11

NĂM HỌC 2014 - 2015

(Thời gian làm bài 120 phút)

Câu 1 (8 điểm)

Chứng kiến sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chứng kiến những dòng chảy yêu thương của dân tộc dành cho Đại tướng, rất nhiều người bày tỏ sự xúc động sâu sắc. Thượng tướng Dương Việt Dũng chia sẻ: "...Sự ra đi của Đại tướng là một mất mát lớn lao đối với gia đình và nhân dân cả nước. Nhưng qua đây, tôi cũng thấy mừng là những người đến viếng Đại tướng không chỉ có những cựu chiến binh mà rất đông thế hệ trẻ; có không ít những em còn rất nhỏ cũng được gia đình đưa đi viếng... Có nhiều cụ già yếu cũng đến, có những người đi xe lăn cũng đã đến trong sự thành kính. Chưa khi nào tôi thấy người ta thân ái với nhau như vậy."

(Theo báo Dân trí, ngày 5/10/2013)

Đọc đoạn văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Đoạn văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

2. Nêu những vấn đề được thể hiện trong đoạn văn bản? Hãy đặt nhan đề cho đoạn văn bản?

3. Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của bản thân về một trong những vấn đề được đề cập trong đoạn văn bản?

Câu 2 (12 điểm)

Trong bài Ngoại cảnh trong văn chương, in trên báo Tràng An, số 82, ngày 10/12/1935, Hoài Thanh viết:

"Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra ngoài thế giới này, nhưng thế giới này trong con mắt nhà văn phải có một hình sắc riêng"

(Trích: Bình luận văn chương - Hoài Thanh, NXB Giáo dục, 1998,Tr54)

Bằng cảm nhận về một số tác phẩm đã học trong chương trình, anh (chị) hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên.

Đáp án đề thi Olympic Ngữ văn lớp 11

Câu 1:

1. Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ báo chí về một bản tin

2. ND: thể hiện niềm xúc động và tiếc thương mãnh liệt trước sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – vị tướng của lòng dân.

Tác giả bày tỏ sự mất mát nhưng hạnh phúc vì sự ra đi của Đại tướng đã thức tỉnh cả dân tộc, đánh thức cả tuổi trẻ, mọi thế hệ về: tình thân ái, tính dân tộc, lòng biết ơn...

Nhan đề: Vị tướng của lòng dân, Tiếc thương Đại tướng ...
3.

  • Kiểu bài: NLXH
  • ND: HS có thể trình bày về các nội dung: lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân đối với Đại tướng; tình thân ái, tính dân tộc của DTVN...

Câu 2:

Bài viết cần đạt các ý chính sau:

  • HS hiểu đúng bản chât câu nói của Hoài Thanh: khẳng định cá tính sáng tạo của nhà văn, khẳng định cái nhìn riêng, sự thể hiện độc đáo của mỗi tác giả đối với cuộc sống bằng tác phẩm văn học.
    • Nhà văn không phải là thánh thần, họ cũng sống giữa đời thường nhật như moi người, nên họ không thể không bám sát hiện thực để mô tả và phản ánh.
    • Tuy cùng mô tả, phản ánh hiện thực, nhưng hiện thực khi qua con mắt của nhà văn phải "có một hình sắc riêng". Tức là mỗi tác phẩm văn học phải in đậm dấu ấ chủ quan của người nghệ sĩ.
  • Phân tích 1 số tác phẩm VH để làm sáng tỏ vấn đề: phân tích và chỉ ra sự độc đáo, mang dấu ấn chủ quan, thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận cuộc sống riêng biệt của mỗi nhà văn qua một số tác phẩm VH.

HS có thể so sánh 1 số tác phẩm viết về cùng 1 đề tài, cùng 1 chủ đề của các tác giả khác nhau để từ đó chỉ ra "hình sắc riêng" của mỗi tác phẩm, tác giả.

Biết lựa chọn những tác phẩm tiêu biểu để chứng minh.

  • Ý nghĩa của câu nói:
    • Đối với nhà văn: khi sáng tác không thể lặp lại mình, càng không được lặp lại người; phải có cách nhìn, cách miêu tả, cách cảm nhận và thể hiện của riêng mình. Tức là nhà văn phải có phong cách.
    • Đối với người đọc: để thẩm định, đánh giá 1 tác phẩm không chỉ chú ý xem tác giả ấy viết cái gì; mà quan trọng hơn nhà văn đó viết như thế nào.
    • Đối với lịch sử văn học: đóng góp của 1 nhà văn thực chât là đóng góp 1 cách nhìn, cách viết, cách cảm nhận và cách thể hiện mới mẻ.
0