02/05/2018, 08:44

Đề thi kì 1 năm 2017 - 2018 lớp 6 môn Lý Phòng GD Hải Lăng

Đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn vật lý có đáp án chi tiết của phòng giáo dục Hải Lăng năm học 2017 - 2018 được cập nhật chi tiết dưới đây: ...

Đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn vật lý có đáp án chi tiết của phòng giáo dục Hải Lăng năm học 2017 - 2018 được cập nhật chi tiết dưới đây:

Xem thêm:

Đề thi kì 1 lớp 6 môn Lý năm 2017 - 2018 Phòng GD Hải Lăng

Câu 1: (2, 5 điểm)  Viết công thức tính khối lượng riêng ? Nêu tên, đơn vị đo của các đại lượng có trong công thức.

Câu 2: (3, 0 điểm)

          a. Lực là gì ? cho ví dụ.

          b. Một quyển sách đứng yên trên mặt bàn. Em hãy chỉ ra các lực tác dụng vào quyển sách, cho biết vì sao quyển sách đứng yên ?

Câu 3: (1, 5 điểm)

          a. Nêu các cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng.

          b. Lấy ví dụ con người sử dụng mặt phẳng nghiêng ?

Câu 4: (3, 0 điểm)

          Cho khối lượng riêng của nước là D = 1000 kg/m3 .

          a. Tính khối lượng của 2 lít nước.

          b. Tính thể tích của 10 kg nước.

          c. Tính trọng lượng của 5kg nước.

Đáp án Đề thi kì 1 lớp 6 môn Lý năm 2017 - 2018 Phòng GD Hải Lăng

 

Câu

 

Đáp án

Điểm

1

 

(2, 5đ)

D = m/V

D: Khối lượng riêng, đơn vị kg/m3

m: Khối lượng vật, đơn vị kg

V: Thể tích của vật, đơn vị m3

 

1,0

0,5

0,5

0,5

2

 

(3, 0đ)

a. Lực là tác dụng (đẩy, kéo, ép, hút…) của vật này lên vật khác

Ví dụ: Tay ta tác dụng lực kéo lên cái bàn

b. Các lực tác dụng lên quyển sách: Trọng lực, phản lực của mặt bàn. Quyển sách đứng yên vì chịu tác dụng của hai lực cân bằng

1,0

1,0

0,5

0,5

3

 

(1, 5đ)

a. Các cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng:

- Tăng chiều dài

- Giảm độ cao

- Có thể vừa tăng chiều dài, vừa giảm độ cao mặt phẳng nghiêng

b. Đặt một tấm ván giữa sân và thềm nhà để đưa xe máy lên thềm, xuống sân, tấm ván lúc này là mặt phẳng nghiêng

 

 

1,0

 

 

0,5

4

 

(3,0đ)

a. V= 2lít = 2dm3= 0,002m3.  m = V.D = 0,002.1000 = 2(kg)

b. V = m/D = 10/1000 = 0,01 (m3)

c. P = 10.m = 10.5 = 50(N)

hoặc P = d.V = 10.D.V = …50(N)

1,0

 

1,0

 

1,0

 
Theo TTHN
0