02/05/2018, 08:43

Đề thi kì 1 năm 2017 - 2018 môn Sử lớp 7 Phòng GD Hải Lăng

Đáp án đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 năm học 2017 - 2018 của phòng Giáo dục Hải Lăng, cụ thể như sau: Xem thêm: ...

Đáp án đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 năm học 2017 - 2018 của phòng Giáo dục Hải Lăng, cụ thể như sau:

Xem thêm:

Đề thi kì 1 lớp 7 môn Sử Phòng GD Hải Lăng năm 2017 - 2018

Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày nguyên nhân và ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI. Kể tên các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu thời gian trên? 

Câu 2 (3,5 điểm): Trình bày diễn biến và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1076-1077). 

Câu 3 (3,5 điểm): Trình bày những nét chính của văn hóa  thời Trần (văn hoá, văn học, giáo dục và khoa học - kĩ thuật, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc).

Đáp án đề thi kì 1 lớp 7 môn Sử Phòng GD Hải Lăng năm 2017 - 2018

Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày nguyên nhân và ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI.

Nguyên nhân: (1,0đ)

- Do nhu cầu phát triển của sản xuất.

- Tiến bộ về kĩ thuật hang hải: la bàn, bản đồ, kĩ thuật đóng tàu…

Ý nghĩa: Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Âu. (1,0đ)

Các cuộc phát kiến lớn về địa lí được tiến hành như: (1,0đ)

B. Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi (1487); Va-xcô đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ (1498); C.Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ (1492); Ph.Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất (1519 - 1522).

Câu 2 (3,5 điểm): Trình bày diễn biến và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1076-1077).

Mỗi ý được 0,5 điểm.

* Diễn biến:

- Cuối năm 1076, nhà Tống cử một đạo quân lớn theo hai đường thuỷ, bộ tiến hành xâm lược Đại Việt.

- Tháng 1-1077, 10 vạn quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy vượt biên giới qua Lạng Sơn tiến xuống.

- Quân ta chặn đánh, đến trước bờ bắc sông Như Nguyệt quân Tống bị quân ta chặn lại. Quân thuỷ của nhà Tống bị quân ta chặn đánh ở vùng ven biển nên không thể tiến sâu vào để hỗ trợ cho cánh quân bộ.

- Quân Tống nhiều lần tấn công vào phòng tuyến để tiến xuống phía Nam phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, nhưng bị quân ta đẩy lùi.

- Quân Tống chán nản, chết dần chết mòn. Cuối năm 1077, quân ta phản công, quân Tống thua to.

- Quân ta chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị "giảng hoà", quân Tống chấp thuận ngay, vội đem quân về nước...

* Ý nghĩa cuộc kháng chiến: Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được giữ vững.

Câu 3 (3,5 điểm): Trình bày những nét chính của văn hóa  thời Trần (văn hoá, văn học, giáo dục và khoa học - kĩ thuật, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc).

- Văn hoá: (1,0đ)

+ Tín ngưỡng cổ truyền được duy trì và có phần phát triển hơn như tục thờ cúng tổ tiên và các anh hùng dân tộc...

+ Đạo Phật tuy vẫn phát triển nhưng không bằng thời Lý.

+ Nho giáo ngày càng phát triển, địa vị Nho giáo ngày càng cao và được trọng dụng.

+ Các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian : ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, các trò chơi...vẫn duy trì, phát triển.

- Văn học: (1,0đ)

+ Nền văn học (bao gồm cả văn học chữ Hán, chữ Nôm) phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, chứa đựng sâu sắc lòng yêu nước, tự hào dân tộc, được phát triển mạnh ở thời Trần, làm rạng rỡ cho nền văn hoá Đại Việt.

+ Nhờ một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu đã học: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu...

- Giáo dục và khoa học - kĩ thuật: (1,0đ)

+ Quốc tử giám được mở rộng, các lộ, phủ đều có trường học, các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều.

+ Năm 1272, tác phẩm Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu ra đời.

+ Y học có Tuệ Tĩnh.

+ Về khoa học, Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công chế tạo được súng thần công và đóng các loại thuyền lớn...

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc với các công trình nổi tiếng tháp: Phổ Minh (Nam Định), thành Tây Đô (Thanh Hoá). (0,5đ)

Theo TTHN

0