14/01/2018, 20:27

Đề thi khảo sát năng lực giáo viên Tiểu học Phòng GD&ĐT Nghĩa Đàn, Nghệ An năm học 2014 - 2015

Đề thi khảo sát năng lực giáo viên Tiểu học Phòng GD&ĐT Nghĩa Đàn, Nghệ An năm học 2014 - 2015 Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp Tiểu học có đáp án Đề thi khảo sát năng lực giáo viên Tiểu học có đáp án ...

Đề thi khảo sát năng lực giáo viên Tiểu học Phòng GD&ĐT Nghĩa Đàn, Nghệ An năm học 2014 - 2015

Đề thi khảo sát năng lực giáo viên Tiểu học có đáp án

bao gồm 2 phần thi: Hiểu biết - Lý luận và Kiến thức - Kỹ năng giúp các thầy cô có thêm tài liệu ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị cho các kỳ thi đánh giá Giáo viên dạy giỏi cấp Tiểu học. Mời thầy cô cùng tham khảo và tải về.

Bộ đề thi khảo sát năng lực giáo viên Tiểu học có đáp án

 Đề thi giáo viên dạy giỏi phần thi kiểm tra năng lực trường tiểu học Thành Long, Tuyên Quang năm 2016 - 2017

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ

ĐÀO TẠO NGHĨA ĐÀN

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN

BẬC TIỂU HỌC, HUYỆN NGHĨA ĐÀN

Năm học 2014 – 2015

Thời gian làm bài: 120 phút

 Phần 1: Hiểu biết - Lý luận

Câu 1: Đồng chí hãy nêu và phân tích nguyên nhân của việc thực hiện tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở bậc Tiểu học?

Câu 2: Thế nào là dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh? Để phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong mỗi tiết học thì người giáo viên thường sử dụng những hoạt động nào?

Phần 2: Kiến thức - Kỹ năng

Câu 3: Môn Tiếng Việt

a. Học sinh bậc Tiểu học được học những từ loại nào?

b. Cho đoạn văn: "Trước mặt Minh đầm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt. Giữa đầm bác Tâm đang bơi thuyền đi hái hoa sen. Bác cẩn thận ngắt từng bông, bó thành từng bó, ngoài bọc một chiếc lá rồi đè nhẹ vào lòng thuyền". Đồng chí hãy xác định danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn trên?

Câu 4: Môn Toán

a. Nêu các phương pháp cơ bản thường được sử dụng trong giảng dạy môn Toán ở bậc Tiểu học.

b. Đồng chí hãy hướng dẫn học sinh giải bài toán sau:

Cho hình thang ABCD có đáy bé AB bằng đáy lớn CD. Trên AB lấy điểm M sao cho MB gấp 3 lần MA. Biết diện tích tam giác MDC là 181,25m2; chiều cao hạ từ M của tam giác MDC là 14,5m. Tính:

1. Diện tích hình thang ABCD?

2. Diện tích các hình tam giác DAM và CBM?

Hướng dẫn chấm bài thi khảo sát chất lượng giáo viên Tiểu học

CÂU

Ý

NỘI DUNG

ĐIỂM

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 1

(5.0)

 

Giáo viên nêu được: Có 2 nguyên nhân cơ bản:

- Xuất phát từ mục tiêu giáo dục Tiểu học

- Thực trạng dạy học các môn ở Tiểu học

* Dạy học theo chuẩn  mục tiêu giáo dục Tiểu học:

- Kiến thức các môn ở Tiểu học là những điều ban đầu đơn giản, cần thiết nhất, bổ ích, học sinh thích học và có thể học tốt.

- Kiến thức khoa học là vô hạn. Khả năng học sinh có giới hạn nên phải lựa chọn nội dung yêu cầu phù hợp HS.

- Nội dung chương trình được cụ thể hoá bằng SGK và các tài liệu khác được trình bày chặt chẽ, khoa học, hệ thống và có tính khả thi. Việc phân biệt SGK với chuẩn kiến thức kỹ năng là cần thiết. Chẩn KTKN là yêu cầu cơ bản HS phải đạt được.

* Thực trạng:

- CBQL, GV chưa quan tâm nhiều đến “chuẩn”. Thường dạy học, đánh giá theo SGK, PPCT. Coi SGK là pháp lệnh.

+ Nhầm lẫn giữa SGK với “chuẩn”. Mục tiêu dạy học cho tất cả các đối tượng nên gây quá tải, chán nản cho HS.

- Nhiều GV đưa vào tiết học kiến thức không phù hợp HS: Khó, dài mà thời gian có hạn.

- Xác định chuẩn KTKN và dạy học theo chuẩn là nhu cầu cấp thiết.

GV phải xác định rõ những nội dung cơ bản, thiết thực, mức độ cần đạt cho học sinh để bài học không khó, không dài. GV không bị sức ép về thời gian, lớp học bớt căng thẳng, nặng nề. Dạy học theo chuẩn KTKN hướng tới mọi đối tượng với nhưng mục tiêu yêu cầu riêng.

+ Chuẩn KTKN là căn cứ xây dựng bài kiểm tra, tối thiểu HS cần đạt.

- Đánh giá giờ dạy căn cứ vào chuẩn, không dùng SGK, SGV làm thước đo để đánh giá.

- HS giói, HS yếu GV căn cứ vào gợi ý để điều chỉnh, bổ sung về nội dung hay mức độ của HS. Mức độ, nội dung bồi dưỡng HS có năng lực không phải là căn cứ để đánh giá tiết dạy thông thường hàng ngày.

 

0,5

0,5

 

0,5

 

0,5

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

 0,5

 

0,5

 

       0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 2

(5.0)

 

 

 

 

 

 

(3.0)

Dạy học phát huy tính tích cực của HS:

* Quá trình dạy học gồm hai hoạt động có quan hệ hữu cơ đó là Hoạt động dạy của GV và Hoạt động học của HS. Cả hai hoạt động này đều nhằm thực hiện mục đích giáo dục.

- Hoạt động học tập của học sinh chính là hoạt động nhận thức. Hoạt động này có hiệu quả khi HS học tập tích cực, chủ động tự giác.

* Kết quả học tập của HS là thước kết quả quả hoạt động dạy của GV. Hoạt động dạy học cần dựa trên nhu cầu, hứng thú thói quen và năng lực của người học ở các lứa tuổi khác nhau.

- Mục đích của dạy học là trẻ em phát triển trên nhiều mặt, chứ không phải chỉ lĩnh hội tri thức.

- Thực sự coi trọng việc hình thành, phát triển những kỹ năng tự học của HS.

* Chương trình và kế hoạch dạy học của GV phải căn cứ vào nhu cầu, hứng thú, năng lực của HS.

- Trong quá trình dạy học, cần tạo điều kiện cho HS chủ động tiếp thu các kiến thức, kỹ năng… biến những cái đó thành kiến thức của mình.

- Khi dạy học, hoạt động tư duy của học sinh cần được khơi dậy, phát triển và coi trọng. Đây chính là dạy học phát huy tính tích cực của HS.

* Quá trình dạy học trong nhà trường thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể. Trong quá trình học tập ở lớp, HS có thể chia sẻ kết quả học tập với các bạn…

- HS được trao đổi với nhau để kiểm tra sự hiểu biết…

- Được đặt câu hỏi với bạn để xem suy nghĩ của mình có giống với bạn không …

- Điều chỉnh sửa chữa những hiểu biết sai thông qua trao đổi thảo

luận ...

    Như vậy, Dạy học phát huy tính tích cực của HS là luôn luôn phát huy tính tích cực, chủ động của HS ở mỗi tiết học. Phát huy sự tương tác giữa HS với HS, giữa HS với GV.

 

0,75

 

 

 

 

 

0,75

 

 

 

 

 

 

0,75

 

 

 

 

 

0,75

 

 

 

 

2

 

(2.0)

Những hoạt động mà người GV thường hay sử dụng nhằm phát huy tính tích cực của HS trong mỗi tiết dạy:

- Đàm thoại khi giảng bài.

- Đặt ra những câu hỏi gợi mở, gợi ý nhằm khuyến khích HS suy nghĩ tích cực học tập.

- Thực hành (theo mẫu, trong lớp hay ngoài lớp).

- Thảo luận (theo cặp, nhóm, lớp).

- Tổ chức hoạt động để HS tìm tòi, khám phá, tự phản ánh việc học và tự đánh giá kết quả học tập của mình.

 

       0,4

0,4

 

0,4

0,4

0,4

Câu 3

(4.0)

 

1

(1.0)

Nêu được các từ loại HS Tiểu học được học:

- Danh từ

- Động từ

- Tính từ

- Đại từ

- Quan hệ từ

 

0,2

0,2

0,2

0,2

0,2

 

 

2

(3.0)

GV chỉ ra được các danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn văn:

1. Danh từ: mặt, Minh, đầm, sen, bông, sen, nền, lá, giữa, đầm, bác, Tâm, thuyền, hoa sen, bác, bông, (từng) bó, chiếc, lá, lòng, thuyền.

2. Động từ: đu đưa, bơi, đi, hái, ngắt, bó (thành), bọc, để.

3. Tính từ: rộng, mênh mông, trắng, hồng, khẽ, nổi bật, xanh mượt, cẩn thận, nhè nhẹ.

 

1,5

 

0,5

1,0

Câu 4

(6,0)

 

    1

(1.0)

Các phương pháp cơ bản thường sử dụng trong dạy học môn Toán ở bậc Tiểu học:

+ Phương pháp vấn đáp

+ Phương pháp trực quan

+ Phương pháp giải quyết vấn đề

+ Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm.

 

 

0,25

0,25

0,25

0,25

 

2

(5.0)

Hướng  dẫn giải bài toán qua các bước:

a. Tính diện tích hình thang ABCD

Bước 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu kỹ bài toán

Bài toán cho biết điều gì? Yêu cầu tìm gì? Biết diện tích tam giác MDC và chiều cao. Đáy bé bằng 4/5 đáy lớn => Tìm diện tích hình thang ABCD; Diện tích tam giác DAM và diện tích tam giác CBM)?

? Muốn tìm được diện tích hình thang ABCD phải biết được điều kiện gì? (Đáy lớn, đáy bé)

? Dựa vào điều kiện nào để tìm ra đáy lớn (Đáy tam giác MDC chính là đáy lớn, đáy bé bằng 4/5 đáy lớn)

Bước 2: Lập kế hoạch giải:

+ Yêu cầu HS vẽ hình đúng yêu cầu (Có hình vẽ minh hoạ)

Đề thi khảo sát chất lượng giáo viên tiểu học

+ Nêu rõ cách giải

Đáy tam giác MDC chính là đáy lớn của hình thang ABCD nên áp dụng cách tính đáy tam giác (lấy 2 lần diện tích chia cho chiều cao)

Bước 3: Trình bày bài giải

Đáy lớn của hình thang ABCD: 181,25 x 2 : 14,5 = 25 (m)

Đáy bé của hình thang ABCD: 25 x 4/5 = 20 (m)

Diện tích hình thang ABCD: (25 + 20) x 14,5 : 2 = 326,25 (m2)                                    

Bước 4: Kiểm tra lời giải và các phép tính:

b. Tính diện tích của hình tam giác DAM và CBM

Dẫn dắt HS bằng những câu hỏi tương tự như câu a

B1: Hướng dẫn HS tìm hiểu kỹ bài toán

B2: Lập kế hoạch giải:

B3: Trình bày bài giải

        MB = 3MA

Đáy tam giác DAM là: 20 : 4 = 5 (m)

+ Diện tích hình tam giác DAM là: 5 x 14,5 : 2 = 36,25 (m2)

+ Diện tích hình tam giác CBM là: (5 x 3) x 14,5 : 2 = 108,75 (m2)   

B4: Kiểm tra lời giải và phép tính

Lưu ý: Nếu GV nêu cách hướng dẫn nà cách giải khác nhưng đúng cho điểm tối đa.

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 0,75

 

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

 

 

0.25 

 

 

0.5

 

0.75

 

1.0

 

 

 

 0.25

0