22/02/2018, 17:04

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm văn 12 tháng 10 THPT Thừa Lưu Đề số 2

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm văn 12 tháng 10 THPT Thừa Lưu – Huế đề số 2 (tổng số 4 đề). (Kì thi 8 tuần học kì 1). S Ở GD &ĐT THỪA THIÊN HUẾ TRƯỜNG THPT THỪA LƯU ĐỀ THI KHẢO SÁT LƯỢNG KHỐI 12 NĂM HỌC 2014-2015 MÔN: NGỮ VĂN 12 ...

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm văn 12 tháng 10 THPT Thừa Lưu – Huế đề số 2 (tổng số 4 đề). (Kì thi 8 tuần học kì 1).

SỞ GD &ĐT THỪA THIÊN HUẾ    

  TRƯỜNG THPT THỪA LƯU     

ĐỀ THI KHẢO SÁT LƯỢNG KHỐI 12 NĂM HỌC 2014-2015

MÔN: NGỮ VĂN 12 (Tháng 10)

Thời gian: 60 phút

Đề số 2

 

  Câu 1:  (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tôi yêu Sài Gòn da diết…. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cơn mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh.

(Sài Gòn tôi yêu, Ngữ văn 7, tập 1)

 1.1. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? (1.0 điểm)

1.2. Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản ? Nêu ngắn gọn tác dụng chung của biện pháp tu từ đó đối với đoạn văn? (1.0 điểm)

Câu 2(3,0 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của anh (chị) về nạn bạo hành trẻ em trong xã hội hiện nay.

Câu 3:  (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:

   Mình đi, có nhớ  những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

   Mình về, còn nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

   Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa ?

( Tố Hữu, Việt Bắc, Ngữ văn 12, tập 1)

——————————-Hết———————————

 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THÁNG 10 MÔN VĂN 12 ĐỀ SỐ 2

CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM
Câu 1 1.1. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

– Đoạn văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn và sự cảm nhận tinh tế về thiên nhiên, khí hậu đặc biệt của Sài Gòn.

 1.2. Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản ? Nêu ngắn gọn tác dụng chung của biện pháp tu từ đó đối với đoạn văn?

–  Biện pháp tu từ: Điệp từ ngữ, điệp cấu trúc và so sánh.

– Tác dụng: Nhấn mạnh tình cảm của tác giả và thể hiện sự phong phú của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn.

1,0

 

 

   

 1,0

0,5

0,5

 

 

Câu 2 Viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của anh (chị) về nạn bạo hành trẻ em trong xã hội hiện nay.

a/ Yêu cầu về kĩ năng:

– Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống

– Học sinh hiểu yêu cầu đề, có định hướng giải quyết vấn đề đúng đắn, có lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục, sát hợp, lập luận chặt chẽ.

– Hạn chế các lỗi diễn đạt, chữ rõ, bài sạch.

b/ Yêu cầu về kiến thức:HS có thể trình bày theo nhiều cách . Sau đây là một số gợi ý cơ bản:

Giải thích hiện tượng bạo hành trẻ em: Là sự ngược đãi, hành hạ trẻ em về tinh thần và thể xác, gây hậu quả nghiêm trọng.

Phân tích các mặt sai trái, tác hại của hiện tượng: Gây ra những tác động xấu cho tinh thần và thể xác của trẻ em, hủy hoại thế hệ trẻ- tương lại của đất nước. Đây là hiện tượng thể hiện sự xuống cấp về tư cách, đạo đức trong xã hội, đặc biệt là trong mối quan hệ giữa con người với con người…

Nêu nguyên nhân: Trẻ em bị bỏ rơi, không nơi nương tựa, không người bảo vệ, một số cá nhân, cha mẹ tha hóa về nhân cách, xã hội còn chưa có biện pháp đủ mạnh để ngăn chặn bài trừ tệ nạn này…

Bày tỏ thái độ: Lên án, phản đối nạn bạo hành trẻ em; phát hiện và tố cáo ra công luận hiện tượng này, tích cực tuyên truyền, vận động mọi người tham gia bảo vệ trẻ em…

 

0,5

1,0

0,5

1,0

Câu 3 Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:

“ Mình đi, có nhớ  những nhà

(…) Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa ?”

a/ Yêu cầu về kĩ năng:

– Biết cách làm bài văn nghị luận văn học , kiểu bài phân tích một đoạn thơ; bài có kết cấu ba phần: Mở bài- Thân bài- Kết bài.

– Học sinh có sự phân tích sâu sắc, tinh tế, đúng đặc trưng của thơ.

– Hạn chế các lỗi diễn đạt, chữ rõ, bài sạch.

b/ Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách . Sau đây là một số gợi ý cơ bản: 

1. Nghệ thuật:

– Thể thơ lục bát giàu nhạc điệu; cách xưng hô: mình- ta gần gũi, thiết tha; giọng thơ tâm tình ngọt ngào sâu lắng.

– Các thủ pháp tu từ: điệp từ ngữ, điệp cấu trúc, từ láy, liệt kê… tạo nhiều tầng ý nghĩa.

 2. Nội dung:

– Nỗi nhớ về những lời khẳng định,lời hỏi, lời nhắc nhở của người dân Việt Bắc đối với người cán bộ cách mạng về xuôi:

+ Người dân Việt Bắc khẳng định luôn một lòng son sắt, trung thành với cách mạng.

+ Nhắc người cán bộ cách mạng đừng quên những năm tháng kháng chiến đã qua, đừng quên người dân Việt Bắc và đừng quên chính bản thân mình.

 

1,0

 

4,0

1,0

3,0

* Lưu ý: Học sinh có thể diễn tả và sắp xếp ý theo nhiều cách nhưng phải nêu mạch lạc các ý cơ bản thì mới đạt điểm tối đa. Học sinh có những ý kiến riêng hợp lí thì vẫn được chấp nhận.

0