14/01/2018, 14:00

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Ngữ văn năm 2014-2015 trường THCS Lê Hồng Phong, Đắk Lắk

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Ngữ văn năm 2014-2015 trường THCS Lê Hồng Phong, Đắk Lắk Đề kiểm tra đầu năm môn Văn lớp 9 có đáp án Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Ngữ văn ...

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Ngữ văn năm 2014-2015 trường THCS Lê Hồng Phong, Đắk Lắk

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Ngữ văn

là đề kiểm tra đầu năm môn Văn gồm 3 câu hỏi tự luận, giúp các bạn học sinh từ lớp 8 lên lớp 9 ôn tập và hệ thống lại kiến thức Ngữ văn hiệu quả, từ đó bước vào năm học mới một cách đầy tự tin và chủ động.

Đề thi khảo sát đầu năm Lớp 9 tỉnh Đăk Lăk môn Toán

Đề thi khảo sát đầu năm Lớp 9 tỉnh Đăk Lăk môn Tiếng Anh

Trường THCS Lê Hồng Phong
Họ Và Tên:.....................
Lớp: ...................

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
Năm học: 2014 – 2015
MÔN: Ngữ Văn 9
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian chép đề)

Câu 1: (3,0 điểm)

Kể tên những phương châm hội thoại đã học? Giải thích nghĩa của thành ngữ trên và cho biết những thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào?

- Hứa hươu hứa vượn

- Nói băm nói bổ

Câu 2: (2,0 điểm)

Hãy chỉ ra lỗi sai trong câu sau và sửa lại cho đúng:

"Lão Hạc, Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945".

Câu 3: (5,0 điểm) Giới thiệu cây tre.

Đáp án đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Ngữ văn

Câu 1: (3,0 điểm)

  • 5 phương châm hội thoại
  • Giải thích nghĩa của hai thành ngữ
    • Hứa hươu hứa vượn: Hứa rất nhiều nhưng không làm (phương châm về chất)
    • Nói băm nói bổ: Nói bốp chát thô bạo (phương châm lịch sự)

Câu 2: (2 điểm)

  • Lão Hạc là tên tác phẩm, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố là tên tác giả, không cùng phạm trù là sai. (1đ)
  • Cách sửa: Sửa Lão Hạc thành Nam Cao, hoặc thay Nguyễn Công Hoan bằng Bước đường cùng và Ngô Tất Tố bằng Tắt đèn. (1đ)

Câu 3: (5,0 điểm)

1/ Tìm hiểu đề:

  • Thể loại: Thuyết minh + miêu tả + NT vào bài + sử dụng ca dao, thơ ca, viết.
    • Khuyến khích dùng phương pháp tự thuật, kể chuyện, đối thoại về cây tre
  • Nội dung + yêu cầu: Giới thiệu cây tre

2/ Dàn bài:

a) Mở bài: Giới thiệu cây tre (phương pháp định nghĩa)

b) Thân bài: Lai lịch và đặc điểm cây tre, dòng họ cây tre: lồ ô, trúc, tầm, vong....

  • Miêu tả cây tre: Là 1 cây khẳng khiu, màu xanh
    • Đốt dài và bóng nhẵn
    • Đường kính của thân tre trưởng thành từ 6 đến 8cm...
    • Cao không đến 10m
    • Tre có nhiều loại: tre gai, tre xanh, tre ngà, tre sừng (phân loại đặc điểm, đặc tính của từng loại tre)
    • Hình ảnh cây tre đã đi vào thơ ca
    • Công dụng cây tre:
      • Trong kháng chiến
      • Trong lao động sản xuất
      • Trong sinh hoạt hằng ngày
      • Là 1 thực phẩm chế biến đa dạng
    • Tóm lại: Cây tre luôn là người bạn đồng hành và nó đóng góp vào lợi ích của bản thân mình cho con người Việt Nam.
  • Khẳng định lại cây tre

c) Kết bài: Vị trí của cây tre hiện tại → tương lai (là bóng mát là cổng chào, trường tồn mãi mãi)

3. Biểu điểm:

  • 8→10: đủ các phần dàn bài, biết làm đúng thể loại thuyết minh. Đáp ứng đầy đủ các phần. Viết mạch lạc trình bày rõ ràng, bố cục chặt chẽ, không sai chính tả, ngữ pháp (sai 1 lỗi)
  • Vận dụng linh hoạt các ý phần dàn bài và các yêu cầu ở điểm 8→10 để chấm điểm còn lại.
0