Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý 12 - Bài 33: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý 12 - Bài 33: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng Đề thi trắc nghiệm Địa lý 12 có đáp án Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý 12 - Bài 33 là tài liệu tham khảo hay dành ...
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý 12 - Bài 33: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý 12 - Bài 33
là tài liệu tham khảo hay dành cho quý thầy cô và các em học sinh tham khảo, nhằm ôn tập và củng cố kiến thức bài 33 trong chương trình Địa 12. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn thi THPT Quốc gia môn Địa hiệu quả.
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý 12 - Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ
100 câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Địa lý lớp 12
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý 12 - Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung Bộ
BÀI 33. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Câu 1. Hiện nay, vùng đồng bằng sông Hồng gồm mấy tỉnh, thành phố?
A. 10. B. 11. C. 12. D. 13
Câu 2. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?
A. Nam Định. B. Bắc Giang. C. Hưng Yên. D. Ninh Bình.
Câu 3. Ý nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng đồng bằng sông Hồng?
A. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm.
B. Giáp với các vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
C. Giáp Vịnh Bắc Bộ (Biển Đông).
D. Giáp với Thượng Lào.
Câu 4. Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực của đồng bằng sông Hồng là
A. Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III
B. Tăng tỉ trọng khu vực I và II, giảm tỉ trọng khu vực III
C. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III
D. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực III
Câu 5. Tỉnh nào sau đây của đồng bằng sông Hồng không giáp biển?
A. Hưng Yên, Hải Dương. B. Hà Nam, Bắc Ninh
C. Hà Nam, Ninh Bình. D. Nam Định, Bắc Ninh
Câu 6. Đồng bằng sông Hồng do phù sa của sông nào bồi đắp?
A. Hồng và Đà. B. Hồng và Mã
C. Hồng và Thái Bình. D. Hồng và Cả
Câu 7. Vấn đề quan trọng hàng đầu của Đồng bằng sông Hồng cần giải quyết là
A. thiên tai khắc nghiệt B. đất nông nghiệp khan hiếm
C. dân số đông D. tài nguyên không nhiều
Câu 8. Vấn đề nổi bật của vùng ĐB. Sông Hồng là
A. phát triển theo chiều sâu
B. hình thành cơ cấu nông – lâm- ngư nghiệp
C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm
D. trồng và chế biến cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu, cây ăn quả vùng cận nhiệt và ôn đới.
Câu 9. Vùng đồng bằng Sông Hồng không tiếp giáp với vùng nào sau đây?
A. Bắc Trung Bộ B. Tây Nguyên
C. Vịnh Bắc Bộ D. Trung du và miền núi Bắc Bộ
Câu 10. Hạn chế nào sau đây không phải của vùng đồng bằng Sông Hồng?
A. Dân số đông, mật độ dân số cao.
B. Thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán,….
C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.
D. Thiếu nước mùa khô.
Câu 11. Tài nguyên du lịch nổi bật của đồng bằng Sông Hồng là
A. di sản thiên nhiên thế giới. B. thắng cảnh
C. hang động D. làng nghề cổ truyền
Câu 12. Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở đồng bằng Sông Hồng là
A. đất mặn B. đất phèn C. đất Feralit D. đất phù sa sông
Câu 13. GDP của vùng so với cả nước năm 2007 là
A. 68,9% B. 8,1% C. 23% D. 17,6%
Câu 14. Sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hóa nổi bật của vùng đồng bằng Sông Hồng là
A. cây thực phẩm B. Lúa C. đậu tương D. lạc
Câu 15. Dựa vào Atlat trang 18, đất ở đồng bằng Sông Hồng hiện được sử dụng chủ yếu vào mục đích gì?
A. Nuôi trồng thủy sản
B. Trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm. Trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm.
C. Đất lâm nghiệp có rừng
D. Trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả
Câu 16. Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng lúa cả năm phân theo vùng nước ta năm 2005
Các vùng |
Sản lượng lúa (nghìn tấn) |
Cả nước |
35.832,9 |
Đồng bằng sông Hồng |
6.183,5 |
Trung du và miền núi Bắc Bộ |
3.079,5 |
Bắc Trung Bộ |
3.170,3 |
Duyên hải Nam Trung Bộ |
1.758,9 |
Tây Nguyên |
717,3 |
Đông Nam Bộ |
1.624,9 |
Đồng bằng sông Cửu Long |
19.298,5 |
1. Chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu sản lượng lúa phân theo vùng của nước ta năm 2005.
A. Tròn B. Miền
C. Cột kết hợp đường D. Cột.
2. Nhận xét nào sau đây không chính xác?
A. Sản lượng lúa có sự chênh lệch lớn giữa các vùng của nước ta.
B. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng chiếm 71,1 sản lượng lúa của cả nước.
C. Vùng có sản lượng lúa lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Vùng có sản lượng lúa nhỏ nhất là Tây Nguyên (chiếm 3% sản lượng lúa cả nước).
Câu 17. Cho bảng số liệu sau:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
(Đơn vị: %)
Năm |
1986 |
1990 |
1995 |
2000 |
2005 |
Ngành nông – lâm – ngư nghiệp |
49.5 |
45.6 |
32.6 |
23.4 |
16.8 |
Công nghiệp – xây dựng |
21.5 |
22.7 |
25.4 |
32.7 |
39.3 |
Dịch vụ |
29 |
31.7 |
42 |
43.9 |
42.9 |
Chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu sản lượng lúa phân theo vùng của nước ta năm 2005.
A. Tròn B. Miền
C. Cột kết hợp đường D. Cột.
Câu 18. Đồng bằng sông Hồng không có thế mạnh kinh tế xã hội sau:
A.Nguồn lao động dồi dào, trình độ cao.
B. Hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật khá hoàn thiện.
C. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu dài.
D. Thị trường tiêu thụ hạn chế.
Câu 19. Cho bảng số liệu sau:
Tình hình sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1985 – 2005.
Năm |
1985 |
1990 |
1995 |
2000 |
2005 |
Diện tích (nghìn ha) |
1051,8 |
1057,6 |
1193 |
1212,6 |
1138,5 |
Sản lượng (nghìn tấn) |
3091,9 |
3618,1 |
5090,4 |
6586,6 |
6199 |
Năng suất lúa (tạ/ha) |
? |
? |
? |
? |
? |
SLLTBQ (kg/người) |
? |
? |
? |
? |
? |
1. Tính năng suất lúa của đổng bằng sông Hồng qua các năm.
2. Tính sản lượng lương thực bình quân đầu người của đổng bằng sông Hồng qua các năm.
3. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng, năng suất lúa và sản lượng lương thực bình quân đầu người giai đoạn 1985 – 2005.
A. Tròn B. Đường C. Miền D. Cột.
4. Tính tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng, năng suất lúa và sản lượng lương thực bình quân đầu người giai đoạn
Năm |
1985 |
1990 |
1995 |
2000 |
2005 |
Diện tích (%) |
|||||
Sản lượng (%) |
|||||
Năng suất lúa (%) |
|||||
SLLTBQ (%) |