14/01/2018, 19:49

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 trường THCS Phan Bội Châu, Quảng Nam năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 trường THCS Phan Bội Châu, Quảng Nam năm học 2016 - 2017 Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Trường môn Văn lớp 9 có đáp án Đề thi học sinh giỏi cấp Trường môn Ngữ văn lớp ...

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 trường THCS Phan Bội Châu, Quảng Nam năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi cấp Trường môn Ngữ văn lớp 9

. Đề thi gồm có 3 câu hỏi tự luận với thời gian làm bài thi là 150 phút. Ở câu hỏi làm văn đề thi yêu cầu thí sinh giải thích ý kiến "Thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật kín đáo, lặng lẽ nhưng luôn luôn thắm đượm tình người" và chọn một số câu thơ, đoạn thơ tiêu biểu trong tác phẩm Truyện Kiều để minh họa cho ý kiến đó.

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 Sở GD&ĐT Nghệ An năm học 2015 - 2016 bảng B

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 Sở GD&ĐT Nghệ An năm học 2015 - 2016 bảng A

TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN 9 (Năm học 2016 - 2017)
Thời gian: 150 phút

Câu 1: (4,0 điểm) Đọc đoạn văn sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:

"Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được.... Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ ... Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài...

Bà Hai bỗng lại cất tiếng:

- Thầy nó ngủ rồi ư? Dậy tôi bảo cái này đã.

Ông Hai bật ngóc đầu dậy, giơ tay trỏ lên nhà trên, ông sít hai hàm răng lại mà nghiến:

- Im! Khổ lắm! Nó mà nghe thấy lại không ra cái gì bây giờ.

Ông lão lại ngả mình nằm xuống, không nhúc nhích.

(Làng - Kim Lân)

a/ Xác định từ láy có trong đoạn văn trên.

b/ Cho biết phần in đậm trong đoạn văn trên là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp?

c/ Các lời thoại trong đoạn trích được diễn đạt dưới hình thức nào?

Câu 2: (4,0 điểm) Chu Quan Tiềm có nói về phương pháp đọc sách như sau:

"Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ."

Em hãy viết một văn bản ngắn khoảng 15 dòng giấy làm bài nêu suy nghĩ của em về vấn đề trên.

Câu 3: (12,0 điểm)

"Thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật kín đáo, lặng lẽ nhưng luôn luôn thắm đượm tình người".

Em hãy giải thích ý kiến trên và chọn một số câu thơ, đoạn thơ tiêu biểu trong tác phẩm Truyện Kiều để minh họa cho ý kiến đó.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG MÔN NGỮ VĂN LỚP 9

Câu 1: (4,0 điểm)

a/ Có 4 từ láy: Léo nhéo, lào xào, thình thịch, nhúc nhích (Đúng mỗi từ 0,5 điểm, nếu sai mỗi từ thì trừ 0,5 điểm)

b/ Phần in đậm trong đoạn trích trên là lời dẫn trực tiếp.

c/ Các lời thoại trong đoạn trích được diễn đạt dưới hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm.

Câu 2: (4,0 điểm) Yêu cầu thực hiện:

  • HS viết theo kiểu văn bản nghị luận.
  • Hình thức bài làm: Văn bản ngắn, độ dài văn bản khoảng 15 dòng.
  • Những nội dung chính cần trình bày trong bài làm:
    • Làm rõ nội dung câu nói: Điều quan trọng nhất trong việc đọc sách là phải chọn sách và đọc kĩ.
    • Chọn sách phù hợp với lứa tuổi, việc học tập, giải trí,...
    • Đọc kĩ và nắm nội dung trong sách, rút ra cho mình những bài học về tri thức, văn hóa, thẩm mĩ, ứng xử,...

Câu 3: (12,0 điểm)

* Yêu cầu chung:

  • HS xác định được kiểu bài văn nghị luận giải thích một ý kiến trên cơ sở dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến
  • Chọn lọc những câu thơ, đoạn thơ tiêu biểu có giá trị đặc sắc về tả cảnh thiên nhiên
  • Cảm nhận sâu sắc và tinh tế bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du.

* Yêu cầu cụ thể:

1/ Giải thích được ý kiến: "Thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật kín đáo, lặng lẽ nhưng luôn luôn thắm đượm tình người".

HS trình bày được các ý sau:

  • Nguyễn Du cảm nhận sâu sắc và tinh tế những nét đẹp riêng biệt của từng cảnh vật, vẻ đẹp của tạo vật, cái thần của thiên nhiên.
  • Nguyễn Du không chỉ dừng lại ở cách miêu tả thiên nhiên mà còn từ vẻ đẹp đó hàm ẩn một tầng ý nghĩa sâu sắc.
  • Bút pháp tả cảnh ngụ tình chan chứa tình người.
  • Cảnh như báo trước cho người những dự cảm về tương lai.

2/ Dùng các câu thơ, đoạn thơ để minh họa cho ý kiến trên.

HS dùng dẫn chứng để làm sáng rõ một số ý sau:

  • Nguyễn Du thường mượn cảnh sắc thiên nhiên để bộc bạch, san sẻ tình người: HS phân tích 8 câu thơ cuối trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" để minh họa.
  • Bức tranh mùa xuân có: Thảm cỏ, dòng nước trong xanh, nhịp cầu nho nhỏ,...

"Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"

"Nao nao dòng nước uốn quanh,
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắt ngang"

=> Cảnh thơ mộng nhưng người thấm đượm một nỗi buồn sau cuộc du xuân trở về.

  • Cảnh trước lầu Ngưng Bích đẹp nhưng nhòa đi trong nỗi đau của Thúy Kiều, nhà thơ đã biểu diễn chiều sâu tâm cảnh để dự cảm về tương lai, số phận của Kiều (dẫn chứng thơ)

(HS có thể tìm các câu thơ khác trong Truyện Kiều có giá trị về bút pháp tả cảnh ngụ tình để mở rộng thêm dẫn chứng).

0