Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 trường THCS Liên Châu, Thanh Oai năm 2015 - 2016
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 trường THCS Liên Châu, Thanh Oai năm 2015 - 2016 Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 có đáp án Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 Đề thi học sinh giỏi môn ...
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 trường THCS Liên Châu, Thanh Oai năm 2015 - 2016
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 năm học 2015 - 2016 trường THCS Liên Châu, Thanh Oai được VnDoc.com sưu tầm và giới thiệu tới các bạn nhằm ôn tập và củng cố kiến thức hiệu quả. Đề thi môn Lịch sử có đáp án đi kèm sẽ giúp các bạn ôn thi học sinh giỏi môn Sử lớp 9 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 trường THCS Nguyễn Trực, Kim Bài năm 2015 - 2016
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 trường THCS Kim An, Thanh Oai năm 2015 - 2016
PHÒNG GD-ĐT THANH OAI TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU |
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN THI: LỊCH SỬ Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) |
ĐỀ BÀI
A. LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 1 (3.5 điểm) Việc lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có điểm gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó? Tại sao Người lại không đi theo con đường cứu nước của các vị tiền bối mà quyết định đi tìm đường con đường cứu nước mới?
B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Câu 2: (6 điểm) Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN? Tổ chức ASEAN hoạt động dựa trên mục tiêu, nguyên tắc nào? Trình bày mối quan hệ giữa ASEAN và Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay?
Câu 3 (5 điểm): Tại sao nói "Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ, vừa là thử thách đối với các dân tộc"? Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam?
Câu 4 (5.5đ): Trình bày những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ II? Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đối với con người? Em có suy nghĩ gì về việc áp dụng những thành tựu đó ở Việt Nam hiện nay?
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9
Câu 1 (3.5 điểm)
* Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, vì: (1 điểm)
- Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh mất nước. Các phong trào yêu nước lần lượt thất bại. (0.5 điểm)
- Đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, sự đàn áp, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc. (0.5 điểm)
* Điểm mới: (1điểm)
- Các nhà yêu nước chống Pháp là các sĩ phu phong kiến. Mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến, hoặc là các sĩ phu tân học trẻ tuổi đi theo con đường dân chủ tư sản, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, chế độ cộng hòa. (0.5 điểm)
- Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây để tìm hiểu vì sao nước Pháp thống trị nước mình và thực chất của các từ "Tự do – Bình đẳng – Bác ái"; xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc. (0.5 điểm)
* Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường cứu nước của các vị tiền bối mà quyết định đi tìm con đường cứu nước mới vì:(1điểm)
- Người tuy khâm phục các vị tiền bối nhưng không nhất trí với những chủ trương, con đường cứu nước mà các bậc tiền bối lựa chọn: (0.5 điểm)
Người nhận xét:
- Cụ Phan Bội Châu dựa vào Nhật Bản để đánh không khác "đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau" (0.25 điểm)
- Cụ Phan Chu Trinh đề nghị cải cách không khác xin giặc rủ lòng thương (0.25 điểm)
* Ý nghĩa: (0.5 điểm)
Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành tuy mới chỉ là bước đầu nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì đã biết gắn liền phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam với phong trào Cộng sản và công nhân Pháp, cũng như với phong trào cách mạng thế giới.
Câu 2: (6 điểm)
* Hoàn cảnh ra đời
- Sau khi giành độc lập và đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển (0,25 điểm).
- Để hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương ngày càng không thuận lợi. (0,25 điểm)
- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. (0,5 điểm)
* Mục tiêu của ASENAN
Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. (1,0 điểm)
* Nguyên tắc hoạt động
Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả......(1,0 điểm)
* Mối quan hệ giữa ASENAN và Việt Nam
- Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam , Lào, Cam-phu-chia kết thúc năm 1975, các quan hệ ngoại giao giữa ba nước Đông Dương và ASEAN đã được thiết lập. (0,5 điểm)
- 7/1992, Việt Nam gia nhập vào Hiệp ước Ba-li (1976). Đây là bước đi đầu tạo cơ sở để Việt Nam hòa nhập vào các hoạt động của khu vực Đông Nam Á. (0,5 điểm)
- 26/7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ bảy. (0,5 điểm)
- Từ khi gia nhập vào tổ chức ASEAN, Việt Nam đã có những đóng góp quan trong trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của hiệp hội đồng thời tổ chức nhiều sự kiện quan trong như: (0,5 điểm)
- 12/1998 tổ chức thành công Hôi nghị cáp cao ASEAN 6 tại Hà Nội. (0,25 điểm)
- Từ tháng 7/2000 đến tháng 7/2001 Việt Nam hoàn thành tốt vai trò chủ tịch ủy ban thường trực ASEAN. (0,25 điểm)
- 2010 Việt Nam đảm nhiệm vai trò chủ tịch của ASEAN (0,25 điểm)
- 4/2010 tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN XVI tại Hà Nội (0,25 điểm)
Câu 3 (5 điểm):
a .Về thời cơ:
- Từ sau "chiến tranh lạnh", bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước. (0,5 điểm)
- Tăng cường hợp tác và tham gia các lien minh kinh tế khu vực (0,5 điểm)
- Các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật thế giới và khai thác các nguồn đầu tư của nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.
b. Về thách thức:
- Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu , và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế, biết phát huy thế mạnh của mình. (0,5 điểm)
- Hầu hết các nước đang phát triển có điểm xuất phát về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn lực còn nhiều hạn chế. (0,5 điểm)
- Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới... (0,5 điểm)
- Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại cần được lưu ý (0,5 điểm)
c. Nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân Việt Nam: (1.5 điểm)
- Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị kiên định con đường XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (0.25 điểm)
- Mở rộng hợp tác quốc tế về mọi mặt, nhất là về kinh tế song vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc (0.25 điểm)
- Dồn sức phát triển lực lượng sản xuất nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật (0.25 điểm)
- Công nghiệp hóa hiện đại hóa nhằm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp ( 0.25 điểm)
- Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách, đường lối phù hợp, nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển hòa nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới. (0.5 điểm)
Câu 4 (5.5đ):
a, Thành tựu của cách mạng KHKT lần 2:
- Trong lĩnh vực khoa học cơ bản có phát minh to lớn... (0. 5đ)
- Phát minh lớn về công cụ sản xuất mới... (0. 5đ)
- Tìm ra nguồn năng lượng mới... (0.5đ)
- Sáng chế những vật liệu mới... (0.5đ)
- "Cách mạng xanh" trong nông nghiệp... (0.5đ)
- Tiến bộ thần kì trong giao thông và thông tin... (0.5đ)
b, Ý nghĩa và tác động:
Ý nghĩa: là cột mốc chói lọi... phục vụ cuộc sống con người... (0.5đ)
Tác động:
- Tích cực: nâng cao năng xuất...đời sống... thay đổi cơ cấu.. (0.25đ)
- Tiêu cực: Chế tạo vũ khí hủy diệt... ô nhiễm môi trường... tai nạn.. bệnh tật.. (0.25đ)
c, Em có suy nghĩ.... ở Việt Nam hiện nay.
- Hiện nay nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.. (0.5đ)
- Việt Nam đang tích cực áp dụng thành tựu tiến bộ của cách mạng KHKT vào sản xuất công-nông nghiệp. Tạo ra một diện mạo mới cho nền kinh tế nước ta (0.5đ)
- Tuy nhiên, việc áp dụng còn hạn chế do cơ chế chính sách chưa phù hợp, điều kiện kinh tế cơ sở hạ tầng còn khó khăn... (0.5đ)