Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 năm học 2014 - 2015 huyện Bù Đăng, Bình Phước
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 năm học 2014 - 2015 huyện Bù Đăng, Bình Phước Đề thi học sinh giỏi môn lớp 9 môn Hóa có đáp án Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 là tài liệu tham khảo hữu ...
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 năm học 2014 - 2015 huyện Bù Đăng, Bình Phước
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9
là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 9 muốn nâng cao kiến thức môn Hóa của mình. Đề thi học sinh giỏi môn Hóa có đáp án giúp các bạn luyện đề nhằm ôn thi học sinh giỏi lớp 9 hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.
Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi Hóa học lớp 9
20 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa lớp 9
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 trường THCS Hào Phú, Tuyên Quang năm học 2016 - 2017
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 Phòng GD&ĐT Phù Ninh, Phú Thọ năm học 2016 - 2017
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 Phòng GD&ĐT Quan Sơn, Thanh Hóa năm học 2016 - 2017
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÙ ĐĂNG
|
HDC ĐỀ KSCL HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 120 phút |
Câu 1 (2 điểm) Cho mẩu kim loại Na vào các dung dịch sau: NH4Cl, FeCl3, Ba(HCO3)2, CuSO4. Nêu hiện tượng và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 2 (2 điểm)
1/. Cho BaO vào dung dịch H2SO4 thu được kết tủa A, dung dịch B. Thêm một lượng dư bột nhôm vào dung dịch B thu được dung dịch C và khí H2 bay lên. Thêm dung dịch K2CO3 vào dung dịch C thấy tách ra kết tủa D. Xác định thành phần A, B, C, D và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2/. Chỉ dùng bơm khí CO2, dung dịch NaOH không rõ nồng độ, hai cốc thủy tinh có chia vạch thể tích. Hãy nêu cách điều chế dung dịch Na2CO3 không lẫn NaOH hay NaHCO3 mà không dùng thêm hóa chất và các phương tiện khác.
Câu 3 (2 điểm)
1/. Chỉ dùng dung dịch HCl, bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết 6 lọ hóa chất đựng 6 dung dịch sau: FeCl3, KCl, Na2CO3, AgNO3, Zn(NO3)2, NaAlO2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có).
2/. Có hỗn hợp gồm các muối khan Na2SO4, MgSO4, BaSO4, Al2(SO4)3. Chỉ dùng thêm quặng pirit, nước, muối ăn (các thiết bị, điều kiện cần thiết coi như có đủ). Hãy trình bày phương pháp tách Al2(SO4)3 tinh khiết ra khỏi hỗn hợp.
Câu 4 (2 điểm)
Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại R có hóa trị II vào dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít khí ở đktc. Mặt khác khi hòa tan hoàn toàn 9,2 gam kim loại R trong 1000 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch B, cho quỳ tím vào dung dịch B thấy quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
a/. Xác định kim loại R
b/. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A
Câu 5 (2 điểm) Tiến hành 2 thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho a gam Fe hoà tan trong dung dịch HCl, kết thúc thí nghiệm, cô cạn sản phẩm thu được 3,1 gam chất rắn.
- Thí nghiệm 2: Nếu cho a gam Fe và b gam Mg vào dung dịch HCl (cùng với lượng như trên). Kết thúc thí nghiệm, cô cạn sản phẩm thu được 3,34 gam chất rắn và thấy giải phóng 0,448 lít khí H2 (đktc).
Tính a và b?
Biết: (Mg = 24, Fe = 56, Na =23, Ca = 40, Cu = 64, Zn = 65, Ba = 137)
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9
Câu 1 (2 điểm)
Cho mẩu kim loại Na vào dung dịch NH4Cl
* Hiện tượng: Mẩu kim loại Na tan dần, có khí không màu, không mùi thoát ra sau đó có khí mùi khai thoát ra
* PTHH: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
NaOH + NH4Cl → NaCl + H2O + NH3
Cho mẩu kim loại Na vào dung dịch FeCl3
* Hiện tượng: Mẩu kim loại Na tan dần, có khí không màu, không mùi thoát ra sau đó xuất hiện kết tủa đỏ nâu
* PTHH: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
3NaOH + FeCl3 → 3NaCl + Fe(OH)3
Cho mẩu kim loại Na vào dung dịch FeCl3
* Hiện tượng: Mẩu kim loại Na tan dần, có khí không màu, không mùi thoát ra sau đó xuất hiện kết tủa trắng
* PTHH: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2NaOH + Ba(HCO3)2 → Na2CO3 + BaCO3 + 2H2O
Cho mẩu kim loại Na vào dung dịch CuSO4
* Hiện tượng: Mẩu kim loại Na tan dần, có khí không màu, không mùi thoát ra sau đó xuất hiện kết tủa xanh lơ
* PTHH: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2
Câu 2 (2 điểm)
1. Cho BaO vào dung dịch H2SO4: BaO + H2SO4 → BaSO4 + H2O
Có thể có: BaO + H2O → Ba(OH)2
Kết tủa A là BaSO4, dung dịch B có thể là H2SO4 dư hoặc Ba(OH)2
TH1: Dung dịch B là H2SO4 dư
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
Dung dịch C là Al2(SO4)3
Al2(SO4)3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Al(OH)3 + 3CO2 + 3Na2SO4
Kết tủa D là Al(OH)3
TH2: Dung dịch B là Ba(OH)2
Ba(OH)2 + 2H2O + 2Al → Ba(AlO2)2 + 3H2
Dung dịch C là: Ba(AlO2)2
Ba(AlO2)2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaAlO2
Kết tủa D là BaCO3
2. * Lấy cùng một thể tích dd NaOH cho vào 2 cốc thủy tinh riêng biệt. Giả sử lúc đó mối cốc chứa a mol NaOH.
Sục CO2 dư vào một cốc, phản ứng tạo ra muối axit.
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (1)
CO2 + Na2CO3 + H2O → 2NaHCO3 (2)
Theo pt (1,2) nNaHCO = nNaOH = a (mol)
* Lấy cốc đựng muối axit vừa thu được đổ từ từ vào cốc đựng dung dịch NaOH ban đầu. Ta thu được dung dịch Na2CO3 tinh khiết
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O