Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 12 tỉnh Quảng Trị năm học 2015 - 2016
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 12 tỉnh Quảng Trị năm học 2015 - 2016 Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 THPT môn Hóa có đáp án Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 12 là tài liệu ôn thi học ...
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 12 tỉnh Quảng Trị năm học 2015 - 2016
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 12
là tài liệu ôn thi học sinh giỏi lớp 12 THPT hay dành cho thầy cô và các bạn tham khảo, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi chọn học sinh giỏi sắp tới. Đề thi có đáp án đi kèm sẽ giúp các bạn luyện tập và kiểm tra kết quả dễ dàng và thuận tiện hơn. Chúc các bạn học tốt.
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 12 trường THPT Cẩm Thủy 1, Thanh Hóa năm học 2015 - 2016 (Vòng 2)
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học lớp 12 Chuyên Sở GD - ĐT Bắc Ninh năm 2015 - 2016
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT chuyên tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 môn Hóa học - Có đáp án
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 12 tỉnh Quảng Bình năm học 2015 - 2016
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ
(Đề thi có 02 trang) |
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 12 THPT Khóa thi ngày 02 tháng 3 năm 2016 Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề |
Câu 1. (4,0 điểm)
1. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra dạng ion trong các thí nghiệm sau:
a) Cho từ từ đến dư dung dịch KHSO4 vào dung dịch chứa NaAlO2 và Na2CO3.
b) Cho dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Fe(NO3)2.
c) Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch HI dư.
d) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.
2. Hợp chất khí của nguyên tố R với hiđro có dạng H2R. Trong oxit cao nhất, R chiếm 40% về khối lượng. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố M có 4 lớp electron và 4 electron độc thân. Hãy xác định tên các nguyên tố R và M.
3. Trong một bình nước có chứa 0,01 mol Na+, 0,02 mol Ca2+, 0,005 mol Mg2+, 0,05 mol HCO3- và 0,01 mol Cl-.
a) Hãy cho biết nước trong bình có tính cứng tạm thời hay vĩnh cửu. Vì sao?
b) Đun sôi nước trong bình cho đến phản ứng hoàn toàn, hãy cho biết tính cứng của nước có thay đổi không?
4. Hòa tan hoàn toàn 66,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2 và Al trong dung dịch chứa 3,1 mol KHSO4 (loãng). Sau phản ứng, thu được dung dịch Y chỉ chứa 466,6 gam muối sunfat trung hòa và 10,08 lít (đktc) khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí, tỉ khối của Z so với He là 23/18. Tính phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X.
Câu 2. (4,0 điểm)
1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (biết tỉ lệ mol các chất đều là 1:1):
a) Dung dịch BaCl2 tác dụng với dung dịch NaHSO4.
b) Dung dịch Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch KHSO4.
c) Dung dịch Ca(H2PO4)2 tác dụng với dung dịch KOH.
d) Dung dịch Ca(OH)2 tác dụng với dung dịch NaHCO3.
2. Hoà tan hoàn toàn 5,4 gam một kim loại R bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Cho toàn bộ lượng khí này hấp thụ hết vào 350 ml dung dịch NaOH 2M. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thì thu được 41,8 gam chất rắn khan. Xác định R.
3. Sục khí A vào dung dịch chứa chất B ta được chất C rắn, màu vàng và dung dịch D. Khí X có màu vàng lục tác dụng với khí A tạo ra chất C và F. Nếu X tác dụng với khí A trong nước thì tạo ra chất Y và F, rồi thêm BaCl2 vào dung dịch thì có kết tủa trắng. A tác dụng với dung dịch chứa chất G là muối nitrat kim loại tạo ra kết tủa H màu đen. Đốt cháy chất H bởi oxi ta được chất lỏng I màu trắng bạc. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
4. Dung dịch A1 chứa NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M. Dung dịch B1 chứa AlCl3 1M và Al2(SO4)3 0,5M. Cho V1 lít dung dịch A1 vào V2 lít dung dịch B1 thu được 56,916 gam kết tủa. Nếu cho dung dịch BaCl2 dư vào V2 lít dung dịch B1 thu được 41,94 gam kết tủa.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra dạng ion và tính giá trị của V1 và V2.
Câu 3. (4,0 điểm)
1. Hỗn hợp A gồm FexOy, FeCO3, RCO3 (R thuộc nhóm IIA). Hoà tan m gam A dùng vừa hết 245 ml dung dịch HCl 2 M. Mặt khác, đem hoà tan hết m gam A bằng dung dịch HNO3 được dung dịch B và 2,8 lít khí C (đktc) gồm NO (sản phẩm khử duy nhất) và CO2. Cho dung dịch B tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 21,69 gam kết tủa D. Chia D thành 2 phần bằng nhau. Nung phần 1 trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 8,1 gam chất rắn chỉ gồm 2 oxit. Hoà tan hết phần 2 bằng dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ được dung dịch G. Cho 23,1 gam bột Cu vào một nửa dung dịch G, sau khi phản ứng hoàn toàn lọc tách được 21,5 gam chất rắn.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra và xác định FexOy, RCO3.
2. Aspirin (axit axetyl salixilic, o-CH3COO-C6H4-COOH) có tính axit yếu, hằng số cân bằng là 10-3,49, độ tan trong nước ở nhiệt độ phòng là 0,355 gam/100 gam H2O. Tính pH của dung dịch Aspirin bão hòa ở nhiệt độ phòng.
3. Trong bình kín thể tích là 10 lít chứa không khí (20% O2 và 80% N2 theo thể tích) và 1,54 gam chất X (chứa C, H, O, N; tương ứng với 0,02 mol, thể khí) ở áp suất P, nhiệt độ 54,6oC. Bật tia lửa điện để đốt cháy hết X. Sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy qua lần lượt bình 1 đựng P2O5 dư, bình 2 đựng 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,075M và bình 3 đựng photpho dư đun nóng, khí còn lại là N2 có thể tích là 5,6 lít (đktc). Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hãy xác định giá trị của P. Biết bình 1 tăng 1,26 gam, bình 2 tạo 3,94 gam kết tủa và khi đun nóng dung dịch sau phản ứng lại có kết tủa xuất hiện, bình 3 tăng 0,16 gam.
Câu 4. (4,0 điểm)
1. Cho các chất: C6H5OH, C2H5OH, CH3COOH, C6H5ONa, C2H5ONa. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có, trong điều kiện thích hợp) khi trộn các chất với nhau từng đôi một.
2. Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hoá sau:
Biết B là muối của một - aminoaxit có mạch cacbon không phân nhánh.
3. Thủy phân hết 1 lượng pentapeptit X trong môi trường axit thu được 32,88 gam Ala–Gly–Ala–Gly, 10,85 gam Ala–Gly–Ala, 16,24 gam Ala–Gly–Gly, 26,28 gam Ala–Gly, 8,9 gam alanin còn lại là Gly–Gly và glyxin. Tỉ lệ số mol Gly–Gly:Gly là 10:1. Tính tổng khối lượng Gly–Gly và glyxin.
4. Đốt cháy hoàn toàn 7,6 gam hỗn hợp gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Thực hiện phản ứng este hóa 7,6 gam hỗn hợp trên với hiệu suất 80% thu được m gam este. Viết các phương trình phản ứng và tính giá trị của m.
Câu 5. (4,0 điểm)
1. Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết các dung dịch riêng biệt mất nhãn chứa các chất sau: HCOOH, CH3COOH, CH2=CH-COOH, H2N-CH2-COOH, C6H5NH2.
2. Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hoá sau:
3. Viết các phương trình hoá học trực tiếp điều chế các loại tơ sau: axetat, nilon-6,6, lapsan.
4. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp A gồm 2 este no, mạch hở (trong phân tử mỗi chất chỉ chứa nhóm chức este) bằng dung dịch NaOH vừa đủ. Chưng cất dung dịch sau phản ứng, thu được 12,3 gam muối khan B của một axit hữu cơ và hỗn hợp C gồm 2 ancol (số nguyên tử cacbon trong mỗi phân tử ancol không vượt quá 3). Đốt cháy hoàn toàn muối B trên, thu được 7,95 gam muối Na2CO3. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp C trên, thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 4,32 gam H2O. Xác định công thức cấu tạo của 2 este.
Cho: H=1, C=12, N=14, O=16, Na=23, Mg=24, Al=27, K=39, S=32, Fe=56, Ba=137.
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 12
Câu 1. (4,0 điểm)
1. a) Tạo khí, kết tủa, rồi kết tủa tan
H+ + AlO2- + H2O → Al(OH)3
Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + H2O
H+ + CO32- → HCO3-
HCO3- + H+ → CO2 + H2O
b) Tạo khí không màu, hóa nâu trong không khí
4H+ + 3Fe2+ + NO3- → 3Fe3+ + NO + 2H2O
c) Fe3O4 tan, tạo kết tủa
Fe3O4 + 8H+ + 2I- → 3Fe2+ + I2 + 4H2O
d) Tạo kết tủa trắng, rồi kết tủa tan
CO2 + 2OH- + Ca2+ → CaCO3 + H2O
CO2 + CaCO3 + H2O → Ca2+ + HCO32-
2. Công thức oxit cao nhất của R là RO3
=> MR = 32 => R là lưu huỳnh
Cấu hình electron của M là:
=> Có 26 proton M là Fe
3. a) Nước trong bình có tính cứng tạm thời và vĩnh cửu. Vì nước trong bình có chứa nhiều Ca2+ và Mg2+ dưới dạng muối HCO3- và Cl-.
b) Đun sôi nước cho đến phản ứng hoàn toàn, ta được nước mềm.
Vì:
Ion Ca2+ và Mg2+ tác dụng vừa đủ với CO32-
=> Dung dịch sau khi đun sôi chỉ chứa NaCl
4. Do MZ = 46/9 → khí còn lại phải là H2 → NO3- hết
Gọi a, b lần lượt là số mol của H2 và NO, ta có hệ:
Muối sunfat trung hòa: FeSO4, Fe2(SO4)3, (NH4)2SO4, K2SO4, Al2(SO4)3
Theo ĐLBTKL: 66,2 + 3,1.136 = 466,6 + 0,45.46/9 + mH2O → mH2O = 18,9 gam → nH2O = 1,05 mol
BTNT Hiđro: 3,1= 4x + 2.1,05 + 2.0,4x = 0,05 mol (nNH4+ = x mol)
Vậy nNO3- = 0,05 + 0,05 = 0,1 mol → nFe(NO3)2 = 0,05 mol
BTNT Oxi: 4y + 0,05.6 = 1,05 + 0,05y = 0,2 mol (y = nFe3O4)
→ mAl = 66,2 - 0,2.232 - 180.0,05 = 10,8 gam
Vậy %(m)Al = (10,8. 100)/66,2 = 16,31%
Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo!