14/01/2018, 20:24

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 3) Đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử gồm 40 câu trắc nghiệm môn ...

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử

 gồm 40 câu trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12, bám sát cấu trúc đề thi, giúp thi sinh ôn luyện kiến thức Lịch sử tốt nhất đạt điểm tối đa trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử - Số 1

Đề thi thử nghiệm kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử có đáp án

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 1)

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

 

(Đề thi gồm 04 trang)

ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 3 – LỚP 12 

NĂM HỌC 2016 – 2017

ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề

 

Mã đề thi 132

Họ, tên thí sinh:.....................................................................Số báo danh: .............................

Câu 1: Mối quan hệ giữa hai khẩu hiệu "Độc lập dân tộc" và "Ruộng đất cho dân cày" được giải quyết như thế nào trong thời kì 1939-1945?

A. Tạm gác khẩu hiệu độc lập dân tộc.

B. Giải quyết đồng thời hai khẩu hiệu trên.

C. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.

D. Tạm gác cả hai khẩu hiệu để chống phát xít, chống chiến tranh.

Câu 2: Việc nêu khẩu hiệu thành lập Chính phủ dân chủ cộng hòa được nêu ra tại hội nghị nào?

A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 11-1939.

B. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 11-1940.

C. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 5-1941.

D. Hội nghị Toàn quốc của Đảng tháng 8-1945.

Câu 3: Phong trào 1936-1939 là phong trào mang tính chất

A. dân chủ.                   B. dân tộc.            C. dân chủ công khai.            D. đấu tranh giai cấp.

Câu 4: Ngày 19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ vì

A. cách mạng Trung Quốc thắng lợi, giúp cách mạng nước ta có thêm đồng minh kháng chiến.

B. điều kiện chủ quan và khách quan đã chín muồi để ta phát động cuộc kháng chiến.

C. ta đã mạnh, có đủ sức để đánh bại cuộc xâm lược của Pháp.

D. thực dân Pháp đã xâm phạm chủ quyền của dân tộc ta, nếu tiếp tục nhân nhượng chúng ta sẽ mất nước.

Câu 5: Thách thức về văn hóa truyền thống khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN là

A. nếu không tận dụng tốt cơ hội để phát triển nước ta sẽ có nguy cơ tụt hậu so với các nước khác trong khu vực.

B. truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam bị mai một.

C. sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước trong khu vực với nước ta do có nhiều điểm tương đồng về kinh tế, văn hóa, xã hội.

D. nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, hòa nhập dễ bị hòa tan.

Câu 6: Cuộc cải cách giáo dục đầu tiên ở nước ta được thực hiện vào thời gian nào?

A. Năm 1950                    B. Năm 1951                  C. Năm 1952             D. Năm 1953

Câu 7: Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về thái độ của Pháp khi Nhật vào Đông Dương?

A. Thực dân Pháp nhanh chóng đầu hàng, câu kết với Nhật để thống trị nhân dân Đông Dương.

B. Thực dân Pháp đấu tranh quyết liệt chống Nhật nhằm giữ Đông Dương là thuộc địa độc chiếm của mình.

C. Thực dân Pháp đứng về phía nhân dân Đông Dương chống Nhật.

D. Thực dân Pháp dâng Đông Dương cho Nhật và rút quân đội của mình khỏi Đông Dương.

Câu 8: Để tương xứng với vị trí siêu cường kinh tế, hiện nay Nhật Bản đang nỗ lực vươn lên để trở thành siêu cường về

A. khoa học-kĩ thuật.          B. chính trị.                 C. quân sự.                 D. khoa học vũ trụ.

Câu 9: Nguyên nhân cơ bản làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là do

A. chiến thắng của quân Đồng minh đã tạo ra thời cơ thuận lợi cho cách mạng nước ta.

B. khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân.

C. truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của nhân dân ta.

D. sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Đông Dương đứng đầu là Hồ Chí Minh.

Câu 10: Tầng lớp tư sản mại bản có thái độ chính trị như thế nòa đối với phong trào cách mạng Việt Nam?

A. Yêu nước, có tinh thần dân tộc dân chủ cao.

B. Là lực lượng lãnh đạo cách mạng.

C. Quyền lợi gắn chặt với đế quốc, thái độ phản động là kẻ thù của cách mạng.

D. Ít nhiều có tinh thần dân tộc nhưng không kiên định, dễ thỏa hiệp.

Câu 11: Tháng 2-1951, Đảng ta ra hoạt động công khai với tên gọi là

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.                       B. Đảng Lao động Việt Nam.

C. Đảng Cộng sản Đông Dương.                  D. Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam.

Câu 12: Cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5-1938 trong phong trào dân chủ 1936-1939 có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

A. Lần đầu tiên, công nhân Việt Nam đấu tranh công khai kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động và thể hiện tình đoàn kết với công nhân thế giới.

B. Lần đầu tiên công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động và thể hiện tình đoàn kết với công nhân thế giới.

C. Lần đầu tiên công nhân và nông dân liên minh với nhau trong một phong trào đấu tranh.

D. Đây là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của công nhân.

Câu 13: Đặc điểm nổi bật của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam là

A. đầu tư vốn với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào Việt Nam.

B. đầu tư vốn với tốc độ nhanh, quy mô hợp lí vào Việt Nam.

C. đầu tư vốn với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào phát triển giao thông vận tải ở Việt Nam.

D. đầu tư vào phát triển văn hóa, ổn định chính trị ở Việt Nam.

Câu 14: Quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919-1925 đã chuẩn bị những gì cho cách mạng Việt Nam?

A. Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam.

B. Thực hiện chủ trương "vô sản hóa" để truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin vào Việt Nam.

C. Chuẩn bị về tư tưởng chính trị, tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Thành lập ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.

Câu 15: Năm 1970, ở Campuchia diễn ra sự kiện gì khiến nước này rơi vào quỹ đạo cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới của đế quốc Mĩ?

A. Mĩ giật dây các thế lực tay sai lật đổ chính phủ Xihanuc.

B. Mĩ hất cẳng Pháp để xâm chiếm Campuchia

C. Mĩ đem quân viễn chinh và quân của các nước chư hầu tiến hành xâm lược Campuchia.

D. Mĩ dựng lên chế độ độc tài Pôn Pốt ở Campuchia.

Câu 16: Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia

A. tự chủ.                    B. tự do.                      C. độc lập.                       D. tự trị.

Câu 17: Trước ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện sách lược nào?

A. Tiến hành kháng chiến chống lại cả hai kẻ thù để bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc.

B. Hòa hoãn với Pháp để đẩy quân Trung Hoa dân quốc ra khỏi nước ta.

C. Hòa hoãn với cả hai kẻ thù để có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng.

D. Hòa hoãn với quân Trung Hoa dân quốc để kháng chiến chống Pháp.

Câu 18: Hình thức chủ yếu trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc trong thời kì Chiến tranh lạnh là

A. kinh tế.                      B. kĩ thuật.                   C. khoa học.                      D. vũ trang.

Câu 19: Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam khi kí Hiệp định sơ bộ và Hiệp định Giơ – ne –vơ năm 1954 về Đông Dương là

A. phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.                    B. không vi phạm chủ quyền dân tộc.

C. giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.                 D. đảm bảo giành thắng lợi từng bước một.

Câu 20: Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong sự kiện nào?

A. Cuộc mít tinh ở Hà Nội (18-8-1945)                  B. Khởi nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940)

C. Khởi nghĩa Nam Kì (23-11-1940)                      D. Khởi nghĩa Ba Tơ (11-3-1945)

Câu 21: Lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố tại

A. Hội nghị toàn quốc của Đảng (tháng 8-1945).

B. Đại hội quốc dân Tân Trào (tháng 8-1945).

C. Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì (tháng 4 -1945).

D. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12-3-1945).

Câu 22: Các địa danh thuộc khu giải phóng Việt Bắc là

A. Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Sơn La.

B. Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Lào Cai.

C. Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Giang.

D. Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Lào Cai.

Câu 23: Giai cấp nào ở nước ta ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?

A. Nông dân                    B. Địa chủ                       C. Tư sản                       D. Công nhân

Câu 24: Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới là

A. Hội đồng bảo an.          B. Hội đồng quản thác.     C. Đại hội đồng.              D. Ban thư kí.

Câu 25: Sự phân chia đối lập về kinh tế và quân sự giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa được tạo nên bởi

A. Chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ.

B. Kế hoạch Mác-san và sự ra đời của khối quân sự NATO

C. Kế hoạch Mác-san (tháng 6-1947).

D. Học thuyết Truman (tháng 3-1947).

Câu 26: Những nước nào ở Đông Bắc Á trở thành "con rồng kinh tế" trong những năm nửa sau thế kỉ XX?

A. Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Công.                   B. Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.

C. Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan.                    D. Hồng Công, Đài Loan, Nhật Bản.

Câu 27: Với thắng lợi nào của chiến dịch nào trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp, chúng ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ?

A. Chiến dịch Tây Bắc thu – đông 1952

B. Cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953-1954

C. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947

D. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950

Câu 28: Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991-2000, một mặt ngả về phương Tây, mặt khác khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước

A. Tây Âu.                        B. châu Phi.                        C. Mĩ Latinh.                           D. châu Á.

Câu 29: Sự kiện nào đánh dấu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) kết thúc?

A. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 thắng lợi.

B. Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản thủ đô Hà Nội.

C. Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết.

D. Quân ống Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng.

Câu 30: Phương hướng chiến lược của quân dân ta trong đông – xuân 1953-1954 là

A. vùng đồng bằng Bắc Bộ - nơi tập trung quân cơ động của Pháp.

B. những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.

C. Điện Biên Phủ - trung tâm của kế hoạch Nava.

D. toàn bộ các chiến trường ở Việt Nam, Lào và Campuchia.

Câu 31: Việc Liên Xô thử thành công bom nguyên tử năm 1949 có ý nghĩa như thế nào?

A. Thể hiện sự cân bằng về sức mạnh quân sự giữa Liên Xô với Mĩ.

B. Phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.

C. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của nền khoa học-kĩ thuật Xô Viết.

D. Mĩ không còn đe dọa nhân dân thế giới bằng vũ khí nguyên tử.

Câu 32: Ngày 12-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị nào?

A. Toàn dân kháng chiến

B. Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta

C. Sửa soạn khởi nghĩa

D. Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của Pháp

Câu 33: Trong xu thế phát triển của thế giới hiện nay, nước ta sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu, nếu như

A. không phát minh, cải tiến khoa học-kĩ thuật, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

B. không đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, tiếp thu và đẩy mạnh nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

C. tự tin vào chính mình, phát triển thế mạnh nông nghiệp vốn có, tạo lợi thế cạnh tranh.

D. bỏ lỡ cơ hội, không có sự thích ứng hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, tiếp thu tiến bộ khoa học-kĩ thuật.

Câu 34: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp đã diễn ra đầu tiên ở

A. Hà Nội.                         B. Hải Phòng.                      C. Lạng Sơn.                       D. Nam Bộ.

Câu 35: Nguyên nhân quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930-1931 là

A. ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933).

B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo cánh mạng.

C. thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.

D. địa chủ phong kiến câu kết với thực dân Pháp, bóc lột nông dân thậm tệ.

Câu 36: Từ năm 1991-2000, Mĩ tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác thông qua khẩu hiệu nào?

A. Ngăn đe thực tế                              B. Châu Mĩ của người châu Mĩ

C. Thúc đẩy dân chủ                           D. Láng giềng thân thiện

Câu 37: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ?

A. Là thắng lợi quân sự quyết định, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.

B. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava – những cố gắng cuối cùng của Pháp có sự can thiệp của Mĩ.

C. Là một cú đấm thép làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.

D. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước.

Câu 38: Tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (từ ngày 6-1-1930 đến ngày 7-2-1930), không có đại diện của tổ chức nào?

A. Đông Dương Cộng sản đảng                        B. Đông Dương Cộng sản liên đoàn

C. An Nam Cộng sản đảng.                              D. Quốc tế Cộng sản

Câu 39: Yếu tố nào sau đây quyết định sự bùng nổ của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng lớn mạnh.

B. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.

C. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.

D. Sự suy yếu của chủ nghĩa đế quốc thực dân.

Câu 40: Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam chuyển hoàn toàn từ tự phát sang tự giác?

A. Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.

B. Tháng 8-1925, công nhân xưởng Ba Son tiến hành bãi công.

C. Tháng 6-1925, Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên được thành lập.

D. Năm 1929, ở nước ta liên tiếp xuất hiện ba tổ chức cộng sản.

----------- HẾT ----------

Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

0