Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 11 tỉnh Quảng Bình năm học 2014 - 2015 (Vòng 1)
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 11 tỉnh Quảng Bình năm học 2014 - 2015 (Vòng 1) Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 11 môn Địa có đáp án Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 11 được VnDoc.com sưu ...
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 11 tỉnh Quảng Bình năm học 2014 - 2015 (Vòng 1)
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 11
được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, gồm 5 câu hỏi Địa lý nâng cao nhằm kiểm tra kiến thức và phân loại học sinh. Đề thi môn Địa có đáp án đi kèm, hi vọng sẽ giúp cac bạn ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.
Bài tập luyện thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 11 trường THPT Phạm Văn Đồng, Quảng Ngãi
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 11 tỉnh Quảng Bình năm học 2014 - 2015 (Vòng 2)
Đề thi học sinh giỏi lớp 11 THPT tỉnh Thái Nguyên năm 2011 - 2012
SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Họ và tên:…………………. Số báo danh:……………… |
KỲ THI CHỌN HSG TỈNH NĂM HỌC 2014-2015 Khóa ngày 17/03/2015 Môn: ĐỊA LÍ LỚP 11 THPT – VÒNG 1 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề gồm có 01 trang |
Câu 1 (2,0 điểm)
a. Chứng minh quy luật địa đới thể hiện rõ qua mạng lưới sông ngòi trên Trái Đất.
b. Tại sao thảm thực vật và đất đài nguyên chỉ phân bố ở nửa cầu Bắc mà không phân bố ở nửa cầu Nam?
Câu 2 (1,5 điểm)
Tại sao cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế? Ý nghĩa của việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Câu 3 (2,0 điểm)
a. Trình bày những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển.
b. Kể tên một số sự kiện nổi bật cho thấy vấn đề môi trường đã trở thành mối quan tâm của toàn nhân loại.
Câu 4 (2,5 điểm)
a. Chứng minh Pháp có nền kinh tế phát triển toàn diện. Nguyên nhân của sự phát triển đó.
b. Tại sao việc phát triển kinh tế biển ở khu vực Đông Nam Á có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay?
Câu 5 (2,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
Dân số và sản lượng lương thực của Trung Quốc giai đoạn 1985 – 2012
Năm |
1985 |
1995 |
2004 |
2012 |
Dân số (triệu người) |
1.058 |
1.211 |
1.300 |
1.390 |
Sản lượng lương thực (triệu tấn) |
340 |
419 |
423 |
590 |
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người của Trung Quốc giai đoạn 1985 – 2012.
b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi dân số, sản lượng lương thực, bình quân lương thực đầu người của Trung Quốc giai đoạn trên.
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 11
Câu 1 (2,0 điểm)
a. Chứng minh quy luật địa đới thể hiện rõ qua mạng lưới sông ngòi trên Trái Đất
- Khái niệm quy luật địa đới
- Quy luật địa đới thể hiện qua chế độ nước của mạng lưới sông ngòi: chế độ nước sông theo sát chế độ mưa của các đới khí hậu:
- Ở Xích đạo sông nhiều nước quanh năm.
- Ở chí tuyến sông ít nước có một mùa lũ chủ yếu vào mùa hạ do mưa mùa hạ chiếm ưu thế.
- Ở ôn đới sông điều hoà hơn, lũ vào mùa xuân.
- Ở cận cực có một mùa cạn do nước bị đóng băng vào mùa đông.
- Ở cực nước sông ở thể rắn.
- Quy luật địa đới còn thể hiện ở nguồn cung cấp nước cho sông ngòi: càng gần Xích đạo lượng nước do mưa cung cấp càng lớn, càng gần cực lượng nước do băng tuyết tan cung cấp càng lớn.
- Quy luật địa đới còn thể hiện ở mật độ mạng lưới sông theo sát sự phân đới các đới mưa.
b. Tại sao thảm thực vật và đất đài nguyên chỉ phân bố ở nửa cầu Bắc mà không phân bố ở nửa cầu Nam?
- Chỉ có ở BCB: đây là thảm thực vật và đất hình thành và phát triển ở khí hậu cận cực lục địa, phân bố vĩ độ 50oB trở về cực Bắc do ở đây góc nhập xạ nhỏ, lượng nhiệt nhận được ít, nhiệt độ thấp phù hợp với sinh vật đới đài nguyên, từ đó hình thành đất đài nguyên.
- Không phân bố ở NBC vì: từ 50oN – 62oN không có lục địa, diện tích hoàn toàn là đại dương, không có khí hậu cận cực lục địa, vì vậy không có kiểu thảm thực vật và đất đài nguyên. Từ 62oN đến cực Nam là lục địa châu Nam Cực nhưng nhiệt độ ở đây thấp hơn cực Bắc, chỉ có hoang mạc lạnh, thực vật đài nguyên cũng không phát triển được.
Câu 2 (1,5 điểm) Tại sao cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế? Ý nghĩa của việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
- Cần phải chuyển dịch CCKT vì
- CCKT phụ thuộc vào các nhân tố vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện kinh tế xã hội (trong và ngoài nước).
- Các nhân tố này luôn thay đổi theo không gian và thời gian vì thế CCKT phải thay đổi cho phù hợp.
- Ý nghĩa của việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí
- Giúp nền kinh tế các nước phát triển với tốc độ nhanh, vũng chắc, thúc đẩy quá trình hội nhập.
- Khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn lực để phát triển kinh tế
- Góp phần tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống
- Thúc đẩy quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.
Câu 3 (2,0 điểm)
a. Những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển.
- Cơ hội
- Trao đổi hàng hoá trên thị trường thế giới thuận lợi, mở rộng thị trường tiêu thụ và cạnh tranh bình đẳng
- Thuận lợi trong tiếp nhận và sử dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ, kinh nghiêm tổ chức, quản lí sản xuất
- Tiếp thu các tinh hoa văn hoá của nhân loại, chia sẻ, hợp tác bảo vệ môi trường.
- Thách thức
- Bị áp lực lớn trong cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm hàng hoá, đòi hỏi vốn, có nguồn nhân lực kĩ thuật cao.
- Nguy cơ làm mai một các giá trị văn hoá và đạo đức truyền thống, cạn kiệt nhanh chóng tài nguyên và suy thoái môi trường rất lớn..
- Tình trạng phụ thuộc vốn, kĩ thuật công nghệ và vật tư thiết bị vào nước ngoài ngày càng chặt chẽ.
b. Kể tên một số sự kiện nổi bật.....
Sự kiện giờ "Trái Đất", Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và phát triển, Các hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững, Hội nghị Biến đổi khí hậu toàn cầu ... (nêu được 2 sụ kiện đúng được 0,25đ)
Câu 4 (2,5 điểm)
a. Chứng minh Pháp có nền kinh tế phát triển toàn diện. Nguyên nhân của sự phát triển.
- Chứng minh Pháp có nền kinh tế phát triển toàn diện
- Nông nghiệp:
- Đứng hàng đầu châu Âu, đóng góp tới 20% tổng sản phẩm nông nghiệp của EU. Đứng đầu EU về xuất khẩu lương thực, thực phẩm. Xuất khẩu nông sản trong 20 năm qua tăng 5 lần và đạt khoảng 26 tỉ Euro mỗi năm.
- Phát triển toàn diện cả trồng trọt và chăn nuôi với các sản phẩm như: ngũ cốc, đường, sữa, thịt.
- Công nghiệp: Phát triển cả CN truyền thống và CN hiện đại. Xây dựng được vành đai công nghệ cao ở miền nam và tây nam với nhiều trung tâm nổi tiếng.
- Dịch vụ: Chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế Pháp chiếm 70% GDP, kim ngạch xuất nhập khẩu đứng thứ 5 thế giới.
- Nguyên nhân
- Do có vị trí địa lí thuận lợi: phía tây châu Âu, giáp Địa Trung Hải, biển Măng-sơ, biển Bắc, kề cận với khu vực kinh tế năng động nhất châu Âu.
- Thế mạnh về tự nhiên (tự nhiên phong phú đa dạng, tiềm năng giàu có để phát triển đa dạng các ngành kinh tế), kinh tế xã hội (dân cư có mức sống cao, nhu cầu lớn thị trường rộng, trình độ lao động chất lượng cao, có nền KT phát triển lâu đời ở châu Âu, giữ vai trò chủ chốt trong EU).
b. Tại sao việc phát triển kinh tế biển ở khu vực Đông Nam Á ....
- ĐNA có vùng biển rộng, gấp nhiều lần so với diện tích đất liền, khi nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt thì vùng biển có ý nghĩa quan trọng.
- Vùng biển ĐNA giàu tài nguyên: sinh vật, khoáng sản, du lịch, điều kiện phát triển giao thông vận tải (phân tích)
- Những thế mạnh về tài nguyên biển được khai thác sẽ góp phần quan trọng vào phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao đời sống nhân dân, tạo mặt hàng xuất khẩu và là cửa ngõ giao lưu với các nước.
- Việc phát triển kinh tế biển còn là cơ sở khẳng định chủ quyền biển đảo trong khu vực.
Câu 5 (2,0 điểm)
a. Vẽ biểu đồ
* Tính bình quân lương thực đầu người
Năm |
1985 |
1995 |
2004 |
2012 |
BQ lương thực (kg/người) |
321,4 |
346,0 |
325,4 |
424,5 |
* Xử lí số liệu:
Tốc độ tăng trưởng số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người của Trung Quốc 1985 - 2012 (%).
Năm |
1985 |
1995 |
2004 |
2012 |
Số dân |
100,0 |
114,5 |
122,9 |
131,4 |
Sản lượng lương thực |
100,0 |
123,2 |
124,4 |
173,5 |
BQ lương thực/người |
100,0 |
107,7 |
101,2 |
132,1 |
- Vẽ biểu đồ đường, gồm 3 đường (các dạng khác không cho điểm).
- Yêu cầu:
- chính xác khoảng cách năm, số liệu
- đầy đủ tên, chú giải
- biểu đồ đẹp, trực quan.
(Thiếu và sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm).
b. Nhận xét và giải thích ...
- Nhận xét
- Số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực của Trung Quốc giai đoạn 1985 – 2012 đều tăng nhưng mức độ tăng khác nhau.
- Sản lượng lương thực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (dc), tiếp theo là bình quân lương thực đầu người nhưng không ổn định (dc), số dân tăng chậm nhất (dc)
- Giải thích
- Sản lượng lương thực tăng nhanh nhất do chính sách hiện đại hóa trong SXNN, dân số tăng chậm nhất do chính sách KHHGĐ triệt để. Bình quân lương thực đầu người tăng do sản lượng lương thực tăng nhanh hơn dân số.
Lưu ý: nếu thí sinh trình bày theo cách khác so với hướng dẫn chấm, nhưng đúng về nội dung vẫn cho điểm tối đa.