14/01/2018, 15:15

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Tiên Du 1, Bắc Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Tiên Du 1, Bắc Ninh Đề thi thử đại học môn Hóa học năm 2016 có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học được VnDoc.com sưu tầm và ...

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Tiên Du 1, Bắc Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học

 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án. Đây là tài liệu ôn thi THPT Quốc gia 2016, luyện thi Đại học khối A, khối B, giúp các bạn củng cố và nâng cao kiến thức. Mời các bạn tham khảo.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học - Số 4

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Diễn Châu 5, Nghệ An (Lần 1)

TRƯỜNG THPT TIÊN DU 1

Bộ môn Hóa học

 

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA  2015 - 2016

Thời gian làm bài: 90 phút; Ngày thi: tháng 12 năm 2015

(50 câu trắc nghiệm)

 

Mã đề thi 903

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Cd = 112; Sn = 119; Ba = 137.

Câu 1: Trong phân tử chất nào sau đây không chứa nguyên tố nitơ?

A. axit glutamic.          B. amilopectin.                    C. glyxin.                   D. anilin.

Câu 2: Dung dịch chất phản ứng với đá vôi giải phóng khí cacbonic là

A. rượu uống.            B. bột ngọt (mì chính).          C. giấm.                     D. đường ăn.

Câu 3: Cho 6,675 gam một -amino axit X (phân tử có 1 nhóm -NH2; 1 nhóm –COOH) tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 8,633 gam muối. Phân tử khối của X bằng

A. 89.                        B. 75.                                 C. 117.                        D. 97.

Câu 4: Liên kết hóa học trong hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết

A. ion.                       B. cho- nhận.                       C. cộng hóa trị.            D. hiđro.

Câu 5: Chất X có công thức cấu tạo CH2=CH-COOCH3. Tên gọi của X là

A. metyl acrylat.                            B. etyl axetat.

C. propyl fomat.                            D. metyl axetat.

Câu 6: Cho các chất sau: phenol, khí sunfurơ, toluen, ancol benzylic, isopren, axit metacrylic, vinyl axetat, phenyl amin, axit axetic. Số chất phản ứng được với dung dịch nước brom ở nhiệt độ thường là

A. 6.                        B. 4.                      C. 3.                     D. 5.

Câu 7: Lên men m gam glucozơ để điều chế ancol etylic với hiệu suất phản ứng 80% thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là

A. 36.                      B. 45.                     C. 57,6.                D. 28,8.

Câu 8: Este X có công thức phân tử C2H4O2. Đun nóng 9,0 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 12,3.                   B. 8,2.                     C. 10,2.               D. 15,0.

Câu 9: Phenol phản ứng được với dung dịch

A. KCl.                    B. CH3CH2OH.         C. HCl.                D. NaOH.

Câu 10: Đun hỗn hợp gồm ancol etylic và axit axetic (có axit H2SO4 đặc xúc tác) sẽ xảy ra phản ứng

A. este hóa.              B. trùng hợp.           C. trùng ngưng.               D. xà phòng hóa.

Câu 11: Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là

A. C2H5OH.              B. CH3CHO.             C. CH3COOH.                D. C2H6.

Câu 12: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng trùng hợp?

A. CH2=CH-Cl.                         B. CH2=CH-CH=CH2.

C. CH2=CH2.                            D. CH3-CH3.

Câu 13: Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch metylamin, màu quỳ tím chuyển thành

A. xanh.                  B. đỏ.                      C. vàng.                     D. tím.

Câu 14: Chất không tham gia phản ứng tráng bạc là

A. axit fomic.           B. anđehit axetic.     C. fructozơ.                D. saccarozơ.

Câu 15: Chất tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra glixerol là

A. insulin.                B. triolein.                C. fibroin.                    D. isoamyl axetat.

Câu 16: Cho Cu tác dụng với HNO3 đặc thu được khí có màu nâu đỏ là

A. NO.                     B. N2.                      C. N2O.                      D. NO2.

Câu 17: Chất Z có phản ứng với dung dịch HCl còn khi phản ứng với dung dịch nước vôi trong tạo ra chất kết tủa. Chất Z là

A. NaHCO3.             B. CaCO3.                C. Ba(NO3)2.              D. AlCl3.

Câu 18: Chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là

A. ozon.                  B. sắt.                       C. lưu huỳnh.             D. flo.

Câu 19: Nguyên tố Cl (Z = 17) có số electron độc thân ở trạng thái cơ bản là

A. 7.                        B. 5.                          C. 1.                         D. 3.

Câu 20: Chất phụ gia E338 được dùng để điều chỉnh độ chua cho một số thực phẩm, nước giải khát (như Coca-Cola). Nó cung cấp một hương vị thơm, chua và là một hóa chất sản xuất được hàng loạt với chi phí thấp, số lượng lớn. Chất E338 chính là axit photphoric (axit orthophotphoric), chất này là

A. axit đơn chức.       B. axit 3 nấc.              C. axit yếu.               D. axit mạnh.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học

1

B

11

D

21

C

31

A

41

A

2

C

12

D

22

D

32

B

42

D

3

B

13

A

23

B

33

D

43

C

4

C

14

D

24

D

34

D

44

A

5

A

15

B

25

B

35

C

45

B

6

A

16

D

26

A

36

D

46

A

7

B

17

A

27

B

37

C

47

C

8

C

18

C

28

B

38

C

48

C

9

D

19

C

29

B

39

B

49

C

10

A

20

B

30

D

40

A

50

C

0