Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Bến Tre năm học 2009 - 2010 môn Hóa học - Có đáp án
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Bến Tre năm học 2009 - 2010 môn Hóa học - Có đáp án Đề thi học sinh giỏi Vndoc.com xin gửi đến các bạn: . Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học: SỞ GIÁO DỤC VÀ ...
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Bến Tre năm học 2009 - 2010 môn Hóa học - Có đáp án
Vndoc.com xin gửi đến các bạn: .
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
|
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
|
MÔN THI: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
--------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: (2,5 điểm)
Hòa tan m gam kim loại R trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch A và 1,12 lít H2 (đktc). Xử lí A ở điều kiện thích hợp thu được 9,95 gam muối B duy nhất. Thêm từ từ KOH dư vào dung dịch A rồi lọc kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được (m + 1,2) gam chất rắn D. Đem hòa tan lượng D này trong dung dịch H2SO4 loãng, vừa đủ, được dung dịch
E. Xử lí E ở điều kiện thích hợp thu được 14,05 gam muối G duy nhất. Xác định R, B và G.
Câu 2: (2,0 điểm)
Chỉ được dùng thêm một thuốc thử, hãy phân biệt 5 lọ mất nhãn chứa các chất khí riêng biệt sau: HCl, NH3, H2S, C2H2, SO2.
Câu 3: (3,0 điểm)
Hợp chất hữu cơ A mạch hở, phản ứng được với kiềm nóng; chỉ tạo CO2 và hơi H2O khi đốt cháy trong không khí. Tỉ khối hơi của A so với metan là 5,375.
a. Xác định công thức phân tử và viết các công thức cấu tạo phù hợp của A.
b. Đun nhẹ 0,01 mol A trong dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng dùng NaOH để trung hòa lượng axit dư rồi thực hiện phản ứng tráng gương thu được hơn 4,5 gam Ag. Lập luận để tìm công thức cấu tạo đúng và gọi tên A.
Câu 4: (1,5 điểm)
Từ tinh bột và các chất vô cơ khác, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế etilenglicol oxalat (C4H4O4).
Câu 5: (3,0 điểm)
Hỗn hợp A gồm FeCO3 và FeS2. Hòa tan hết 3,57 gam A trong V lít dung dịch HNO3 1,2M thu được dung dịch B chứa 1 chất tan duy nhất và x lít hỗn hợp D (hóa nâu ngoài không khí) chứa hai khí. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi chất trong A và tìm giá trị V, x.
Câu 6: (2,5 điểm)
Hợp chất hữu cơ X (chứa C,H,O) có tỉ khối so với nitơ oxit là 3. Hòa tan 1,8 gam X vào dung môi trơ rồi cho tác dụng với kali dư thu được 448 ml hidro (đktc). Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của các chất mạch hở phù hợp với X.
Câu 7: (3,0 điểm)
Hỗn hợp A gồm 3 oxit của sắt. Dung dịch B chứa hỗn hợp HCl và H2SO4. Hòa tan hết 3,92 gam A trong dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ thu được dung dịch C. Mặt khác, để hòa tan hết 3,92 gam A phải cần ít nhất là 70 ml dung dịch B, sau phản ứng được dung dịch D. Cô cạn các dung dịch C, D thu được khối lượng muối khan lần lượt là 9,52 gam và 8,645 gam.
a. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi nguyên tố trong A.
b. Tính nồng độ mol của mỗi axit trong B.
Câu 8: ( 2,5 điểm)
Viết các phương trình phản ứng thực hiện chuỗi biến hóa sau:
Biết X là nguyên tố có tổng số hạt trong nguyên tử là 40; Y, Z, T, M đếu là các hợp chất của X.
Cho: H=1; C=12; N=14; O=16; P=31; S=32; Cl=35,5; Na=23; Mg=24; Al=27; K=39; Ca=40; Fe=56; Zn=65; Ag=108; Ba=137