Đề thi học sinh giỏi lớp 11 THPT tỉnh Quảng Bình năm học 2012 - 2013 môn Hóa học - Có đáp án
Đề thi học sinh giỏi lớp 11 THPT tỉnh Quảng Bình năm học 2012 - 2013 môn Hóa học - Có đáp án Sở GD&ĐT Quảng Bình SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH (Đề thi chính thức) KỲ THI CHỌN HỌC ...
Đề thi học sinh giỏi lớp 11 THPT tỉnh Quảng Bình năm học 2012 - 2013 môn Hóa học - Có đáp án
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
|
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 11 THPT
|
MÔN THI: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
--------------------------------------------------------------------------------
Bài 1 (2,25 điểm)
1. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau (nếu có):
a) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeSO4.
b) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4.
c) Sục khí H2S vào dung dịch nước brom.
d) Sục khí O3 vào dung dịch KI.
e) Sục khí SO2 vào dung dịch Fe2(SO4)3.
f) Nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc ở 1200oC trong lò điện.
2. Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng sau (nếu có):
Bài 2 (1,75 điểm)
1. Hòa tan hết 31,89 gam hỗn hợp A gồm 2 kim loại Al và Mg trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng, thu được 10,08 lít (đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và N2O) và dung dịch Y. Tỉ khối hơi của X so với khí hiđro là 59/3. Cô cạn dung dịch Y thu được 220,11 gam muối khan. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
2. Trong tự nhiên Bo có 2 đồng vị: 10B và 11B. Biết thành phần % về khối lượng của đồng vị 11B trong H3BO3 là 14,407%. Tính % số nguyên tử của mỗi đồng vị Bo trong tự nhiên.
Bài 3 (1,5 điểm)
1. Viết tất cả các đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C3H6O.
2. Viết các phương trình hóa học thực hiện chuyển hóa sau (biết A, B, C, D là các sản phẩm chính):
Bài 4 (2,0 điểm)
1. Chất A có công thức phân tử là C7H8. Cho A tác dụng với AgNO3 trong dung dịch amoniac dư được chất B kết tủa. Phân tử khối của B lớn hơn của A là 214. Viết các công thức cấu tạo có thể có của A.
2. Hỗn hợp khí X gồm 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 5 lít hỗn hợp X cần vừa đủ 18 lít khí oxi (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).
a) Xác định công thức phân tử của 2 anken.
b) Hiđrat hóa hoàn toàn một thể tích X với điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp ancol Y, trong đó tỉ lệ về khối lượng các ancol bậc một so với ancol bậc hai là 28:15. Xác định % khối lượng mỗi ancol trong hỗn hợp ancol Y.
Bài 5 (2,5 điểm)
1. Cho phản ứng: C2H6 (k) + 3,5O2 (k) -> 2CO2 (k) + 3H2O (l) (1)
Dựa vào 2 bảng số liệu sau:
Hãy tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng (1) theo 2 cách.
2. Haber là một trong số các nhà hoá học có đóng góp quan trọng vào phản ứng tổng hợp NH3 từ khí H2 và N2. Trong thí nghiệm 1 tại 472oC, Haber và cộng sự thu được [H2] = 0,1207M; [N2] = 0,0402M; [NH3] = 0,00272M khi hệ phản ứng đạt đến cân bằng. Trong thí nghiệm 2 tại 500oC, người ta thu được hỗn hợp cân bằng có áp suất riêng phần của H2 là 0,733 atm; của N2 là 0,527 atm và của NH3 là 1,73.10-3 atm.
Phản ứng thuận: 3H2(k) + N2(k) -> 2NH3 (k) là phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt? Tại sao?
3. Hãy tính pH của dung dịch A gồm KCN 0,120M; NH3 0,150M và KOH 0,005M. Cho biết pKa của HCN là 9,35; của NH4+ là 9,24.