Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Châu Phú, An Giang năm học 2015 - 2016
Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Châu Phú, An Giang năm học 2015 - 2016 Đề thi HSG môn Lịch sử lớp 11 có đáp án Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử lớp 11 . Đề ...
Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Châu Phú, An Giang năm học 2015 - 2016
Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử lớp 11
. Đề gồm có 7 câu hỏi tự luận với thời gian làm bài là 150 phút. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, Quảng Nam năm học 2013 - 2014
Đề thi Olympic Lịch sử lớp 11 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm 2014 - 2015
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Quỳnh Lưu 3, Nghệ An năm học 2014 - 2015
SỞ GD&ĐT AN GIANG TRƯỜNG THPT CHÂU PHÚ |
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao đề) |
Câu 1 (3,0 điểm) Trình bày cuộc khởi nghĩa của Ngô Quyền theo yêu cầu sau: Thời gian, kẻ thù, địa bàn, tóm tắt diễn biến, ý nghĩa.
Câu 2 (2,5 điểm) Lập bảng thống kê các anh hùng dân tộc trong cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, theo yêu cầu:
STT |
Anh hùng dân tộc |
Thời gian |
Chiến công nổi bật |
1 |
|
938 |
|
2 |
|
967 |
|
3 |
|
981 |
|
4 |
|
1075 - 1077 |
|
5 |
|
1258 - 1288 |
Câu 3. (5,0 điểm) Qua cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077). Em hãy:
a) Trình bày hai sự kiện tiêu biểu của cuộc kháng chiến.
b) Phân tích những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý.
Câu 4 (3,0 điểm) Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thế kỷ XIII. Tại sao nhân dân ta thời kỳ này sẵn sàng đoàn kết với triều đình để bảo vệ độc lập dân tộc?
Câu 5 (1,5 điểm) Bằng những sự kiện lịch sử tiêu biểu của cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789), em hãy phân tích vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc cách mạng này?
Câu 6: (1,0 điểm) Vai trò của các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX đối với sự phát triển của các nước tư bản Âu – Mĩ?
Câu 7: (4,0 điểm) Tại sao trong bối cảnh chung của châu Á, Nhật Bản có thể thoát khỏi nguy cơ trở thành nước thuộc địa ở cuối thế kỷ XIX đầu XX và phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa? Nguyên nhân dẫn đến thành công của Nhật Bản?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG MÔN LỊCH SỬ LỚP 11
I. Hướng dẫn chung
1. Thí sinh trả lời theo cách riêng (về bố cục và câu chữ) nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm.
2. Thí sinh vận dụng được kiến thức cơ bản từ những tài liệu ngoài SGK thì được khuyến khích cho thêm điểm, nhưng không được vượt quá điểm của từng câu và của toàn bài.
3. Sau khi cộng điểm toàn bài để điểm lẻ đến 0,25 điểm.
II. Hướng dẫn chấm chi tiết
Câu 1 (3,0 điểm)
1. Thời gian, kẻ thù, địa bàn: 1,0
- Thời gian: Năm 938
- Kẻ thù: Nam Hán
- Địa bàn: Sông Bạch Đằng
2. Tóm tắt diễn biến: Năm 938 quân Nam Hán xâm lược nước ta, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân giết chết tên phản tặc Kiều Công Tiễn (cầu viện Nam Hán) và tổ chức đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng... đập tan âm mưu xâm lược của nhà Hán. 1,0
3. Ý nghĩa: 1,0
- Bảo vệ vững chắc nền độc lập tự chủ của đất nước
- Mở ra một thời đại mới thời đại độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc
- Kết thúc vĩnh viễn hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc.
Câu 2 (2,5 điểm).
TT |
Anh hùng dân tộc |
Thời gian |
Chiến công nổi bật |
|
1 |
Ngô Quyền |
938 |
Chiến thắng Bạch Đằng 938 |
0,25 |
2 |
Đinh Bộ Lĩnh |
967 |
Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước |
0,25 |
3 |
Lê Hoàn |
981 |
Đánh thắng quân xâm lược Tống |
0,25 |
4 |
Lý Thường Kiệt |
1075 - 1077 |
Chiến thắng Như Nguyệt |
0,25 |
5 |
Trần Hưng Đạo |
1258 - 1288 |
Chiến thắng Bạch Đằng 1288 |
0,25 |
Câu 3 (5,0 điểm)
Qua cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077). Em hãy:
a) Trình bày hai sự kiện tiêu biểu.
- Năm 1075 Thái uý Lý Thường Kiêt đã kết hợp lực lượng của quân đội triều đình với lực lượng dân binh của các tù trưởng dân tộc ít người ở phía bắc, mở cuộc tập kích lên đất Tống, đánh tan các đạo quân Tống ở đây rồi rút về nước. 1,0
- Năm 1077, 30 vạn quân Tống sang xâm lược nước ta, dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt quân dân ta đã đánh tan quân xâm lược Tống trong trận quyết chiến trên bờ sông Như Nguyệt. Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi. 1,0
b) Phân tích những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt
- Chủ động tấn công, đánh bất ngờ, sử dụng chiến thuật: "Tiên phát chế nhân" 0,25
- Biết dựa vào dân, đoàn kết với các dân tộc ít người. 0,25
- Có cách phòng thủ chắc chắn, xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt. 0,25
- Kết hợp chiến tranh tâm lý (đọc bài thơ thần trong đền Trương Hống - Trương Hát) với tấn công quyết định. 0,25
- Nguyên nhân thắng lợi:
- Tinh thần yêu nước, sự đoàn kết đấu tranh của các dân tộc trong nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân và dân ta. 0,5
- Sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiệt, cách đánh giặc độc đáo, sáng tạo. 0,5
- Ý nghĩa lịch sử:
- Củng cố, bảo về độc lập tự chủ của nước Đại Việt, thể hiện ý chí đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta. 0,5
- Ghi thêm một chiến công oanh liệt trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc kháng chiến về sau. 0,5
Câu 4 (3,0 điểm)
1. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thế kỷ XIII.
- Nhân dân ta có tinh thần yêu nước và đoàn kết chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc: Thực hiện vườn không, nhà trống, tự vũ trang đánh giặc. Tổ chức dân binh, phối hợp với triều đình...hội nghị Diên Hồng... 0,5
- Nhà Trần có những biện pháp chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt cho cuộc kháng chiến: Chăm lo phát triển kinh tế...ra Hịch tướng sỹ... 0,5
- Vua Trần và Trần Quốc Tuấn chỉ huy tài giỏi với những nghệ thuật quân sự độc đáo sáng tạo: Rút lui khỏi thành Thăng Long...mở trận quyết chiến chiến lược... 0,5
2. Tại sao nhân dân ta thời kỳ này sẵn sàng đoàn kết với triều đình để bảo vệ độc lập dân tộc.
- Đấu tranh để bảo vệ quê hương đất nước là truyền thống của dân tộc, không chịu khuất phục trước bất kỳ kẻ thù nào. Khi đất nước có ngoại xâm sẵn sàng gác mối thù giai cấp để bảo vệ độc lập dân tộc. 0,5
- Triều đại nhà Trần có những chính sách tiến bộ quan tâm đến phát triển kinh tế đất nước về mọi mặt... từ đó tạo niềm tin cho nhân dân quyết tâm bảo vệ độc lập để có được cuộc sống mới. 0,5
- Khi đất nước có ngoại xâm nhà Trần biết đoàn kết vua tôi, đoàn kết tướng sỹ ... làm cơ sở để tập hợp đoàn kết nhân dân cả nước. 0,5
Câu 5 (1,5 điểm)
- Quần chúng nhân dân gồm: Nông dân, công nhân, thợ thủ công, dân nghèo thành thị... Quần chúng nhân dân là lực lượng chính trong cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Trong cuộc đấu tranh chống phong kiến, họ chịu sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, họ là động lực chủ yếu thúc đẩy cách mạng đi lên từng bước đạt tới đỉnh cao. 0,25
- Ngày 14/7/1789, quần chúng nhân dân đã vũ trang chiếm pháo đài Ba - xti, mở đầu cho cuộc cách mạng tư sản Pháp. Đại tư sản nắm chính quyền thông qua tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền..., công bố hiến pháp 1791 thiết lập nền quân chủ lập hiến... 0,25
- Khi nước Pháp lâm nguy do sự tấn công của thù trong giặc ngoài, đại tư sản lừng chừng. Ngày 10/8/1792, quần chúng nhân dân nổi dậy bắt giam Vua và Hoàng hậu phản bội, lật đổ chế độ quân chủ lập hiến và thành lập nền cộng hoà đầu tiên do tư sản công thương nắm chính quyền ... 0,25
- Ngày 31/5 và 2/6/1793, cách mạng Pháp có nguy cơ bị tiêu diệt, quần chúng nhân dân đã khởi nghĩa đưa phái Gia - cô - banh lên nắm chính quyền, lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng, đưa cuộc cách tư sản Pháp phát triển đến đỉnh cao. 0,25
- Ngày 27/7/1794 khi thù trong giặc ngoài đã được giải quyết nội bộ phái Gia - cô - banh mâu thuẫn, quần chúng nhân dân dần dần mất lòng tin và không còn ủng hộ chính quyền Gia - cô - banh nữa...cách mạng tư sản Pháp kết thúc cùng với sự sụp đổ của phái Gia - cô - banh. 0,25
- Như vậy, quần chúng nhân dân là động lực thúc đẩy cách mạng tư sản Pháp phát triển đi lên. 0,25
Câu 6: (1,0 điểm)
- Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, sự xác lập và thắng lợi của CNTB đối với chế độ phong kiến trên phạm vi toàn thế giới đã mở ra một thời đại mới cho lịch sử loài người. 0,25
- Cách mạng tư sản đã xác lập quan hệ sản xuất TBCN, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, tạo ra số lượng đồ sộ về vật chất, khẳng định ưu thế hơn hẳn của phương thức sản xuất mới. 0,25
- Cách mạng tư sản thắng lợi mở đường cho cách mạng công nghiệp... Cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến cùng mọi cản trở của xã hội cũ, hình thành một chế độ xã hội mới tạo ra nền dân chủ và các thể chế dân chủ. Từ nền dân chủ, con người đã sáng tạo ra những thành tựu vĩ đại.... 0,25
- Cách mạng tư sản đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền, đưa các nước phát triển theo con đường CNTB. Xã hội hình thành hai giai cấp cơ bản là tư sản và vô sản. 0,25
Câu 7: (4,0 điểm)
1. Hoàn cảnh lịch sử
- Giữa thế kỷ XIX, CNTB phương Tây đang phát triển mạnh, tăng cường nhòm ngó các vùng đất béo bở, trong khi đó, châu Á đang rơi vào tình trạng khủng hoảng về chính trị, lạc hậu về kinh tế... đã trở thành mục tiêu của chủ nghĩa thực dân... 0,5
- Chế độ phong kiến Nhật đang rơi vào tình trạng khủng hoảng, bế tắc, không đủ sức chống lại sự xâm nhập của phương Tây, phải ký các hiệp ước bất bình đẳng với phương Tây... Trong bối cảnh đó, sau khi lật đổ Mạc phủ (1 - 1968), Nhật hoàng Minh Trị đã tiến hành cải cách trên tất cả các lĩnh vực... 0,5
2. Nội dung cải cách Minh Trị
- Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố chấm dứt chế độ Mạc Phủ... ban hành hiến pháp thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Nhật, thống nhất đất nước về mặt địa giới hành chính... 0,5
- Về kinh tế: Cho phép tự do mua bán và duy trì chế độ sở hữu ruộng đất, thống nhất tiền tệ, thị trường, phát triển kinh tế TBCN... 0,5
- Về giáo dục: Chính phủ Minh Trị đặc biệt coi trọng lĩnh vực này, xem như là chìa khóa cho sự thành công. Thi hành chế độ giáo dục bắt buộc, tăng cường nội dung KHKT, cử người ra nước ngoài học... 0,5
- Về quân sự: Xây dựng lực lượng quân đội theo chế độ nghĩa vụ và huấn luyện theo kiểu phương Tây, phát triển ngành công nghiệp quốc phòng... Những cải cách đó đã đưa Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của CNTB thực dân phương Tây.... 0,5
3. Nguyên nhân dẫn đến thành công của Nhật Bản
- Dưới thời Mạc phủ, nhân dân Nhật Bản sống lầm than khổ cực, họ muốn thay đổi. Minh Trị Thiên Hoàng có đầu óc duy tân nắm nhiều quyền hạn... 0,5
- Chính sách cải cách phù hợp với yêu cầu phát triển xã hội, nguyện vọng của nhân dân. Đặc biệt là sự ủng hộ của tầng lớp Đaimiô và Samurai... Những chính sách cải cách Minh Trị có tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.... 0,5