14/01/2018, 18:31

15 bộ đề thi học kỳ môn Tiếng Việt lớp 5

15 bộ đề thi học kỳ môn Tiếng Việt lớp 5 Đề thi học kỳ môn Tiếng Việt lớp 5 có đáp án 15 bộ đề thi học kỳ môn Tiếng Việt lớp 5 15 bộ đề thi học kỳ môn Tiếng Việt lớp 5 được VnDoc.com sưu tầm và giới ...

15 bộ đề thi học kỳ môn Tiếng Việt lớp 5

15 bộ đề thi học kỳ môn Tiếng Việt lớp 5

15 bộ đề thi học kỳ môn Tiếng Việt lớp 5 được VnDoc.com sưu tầm và giới thiệu tới các bạn, nhằm giúp các em học sinh có tài liệu ôn tập, luyện tập nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để ôn thi một cách thuận lợi. Tài liệu này bao gồm đề thi và đáp án, giúp các bạn học sinh tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình.

12 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 có đáp án

Tuyển tập 32 đề thi học kì 1 môn Toán lớp 5

Đề thi cuối học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 trường tiểu học Kim Đồng năm 2014 -2015

Đề 1 môn Tiếng Việt lớp 5

Câu 1: (4 điểm): Cho đoạn văn sau:

"Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cùng thức dậy gáy te te."

Tìm các từ láy có trong đoạn văn trên và xếp chúng theo các loại: láy tiếng, láy âm, láy cả âm và vần.

Câu 2: (4 điểm): Hãy tìm nghĩa của từ "đánh" trong các cụm từ sau:

đánh đàn, đánh tiếng, đánh giày, đánh cờ, đánh cá, đánh chén.

Câu 3: (4 điểm): xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

a, Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên.

b, Khi mẹ về, cơm nước đã xong xuôi.

c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng.

d, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù.

Câu 4: (4 điểm): Đặt dấu phẩy vào những chỗ cần thiết trong các câu sau:

Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào sáo sậu sáo đen... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau trêu ghẹo nhau trò chuyện ríu rít... Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn.

Câu 5: (9 điểm): Trong bài "Khúc hát ru em bé lớn trên lưng mẹ" nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:

"Em cu tai ngủ trên lưng mẹ ơi!
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời..."

Em hiểu thế nào là " Những em bé lớn trên lưng mẹ"? Những cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ trên?

Đáp án đề 1 - Môn Tiếng Việt lớp 5

Câu 1:

  • Láy tiếng: te te
  • Láy âm: phành phạch, rải rác, râm ran.
  • Láy âm và vần: lành lạnh, lanh lảnh.

Câu 2:

  • đánh đàn: Dùng tay tác động vào đạo cụ và phát ra âm thanh.
  • đánh tiếng: Phát ra tiếng để cho người khác biết là có người.
  • đánh giày: chà sát lên bề mặt của đồ vật làm cho bề mặt của đồ vật sạch và đẹp ra.
  • đánh cờ: chơi có được thua trong một cuộc chơi thường có dùng đến tay.
  • đánh cá: dùng chài lưới hoặc các công cụ khác để bắt cá hoặc các loại thủy sản khác như tôm, cua ...
  • đánh chén: ăn uống.

Câu 3:

a, Dưới ánh trăng, dòng sông / sáng rực lên.
        TN                   CN            VN

b, Khi mẹ về, cơm nước / đã xong xuôi.
      TN            CN               VN

c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ⁄ ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng.
     TN          TN                       CN                VN                       VN

d, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản ⁄ chìm trong biển mây mù.
     TN           CN         CN            CN        VN 

Câu 4:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào, sáo sậu, sáo đen ... đàn đàn, lũ lũ bay đi, bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít ... Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn.

Câu 5:

"Những em bé lớn trên lưng mẹ" là những em bé được lớn lên trên lưng của người mẹ, trải qua bao nhiêu vất vả của người mẹ. (1 điểm)

Học sinh làm rõ được sự vất vả của người mẹ, lời văn có cảm xúc, trình bày mạch lạc, dùng từ chính xác, phù hợp với nội dung của đoạn thơ cho điểm (6 - 7 điểm)

Bài trình bày sạch đẹp. (1 điểm)

Lưu ý:

  • Không đúng thể loại không cho điểm.
  • Các lỗi khác căn cứ vào tình hình thực tế bài làm của học sinh để trừ điểm cho phù hợp.

Gợi ý cho phần cảm thụ: người mẹ vất vả khi phải nuôi con nhỏ, sự vất vả đó được nhân lên khi người mẹ yêu nước này tham gia phục vụ bộ đội kháng chiến. Hai câu đầu là sự vỗ về, là lời ru của người mẹ để đứa con ngủ ngoan để mẹ giã gạo nuôi bộ đội. Người mẹ làm việc hăng say và đứa con ngủ theo nhịp chày của người mẹ. Mồ hôi của người mẹ chảy đầm đìa trên vai áo đã hòa vào người con như hòa những nỗi gian nan vất vả từ người mẹ. Nhưng người con vẫn ngủ ngon lành trên lưng người mẹ như cảm thông, như chia sẻ, như chịu đựng sự vất vả lớn lao đó cùng với người mẹ.

Qua đó ta thấy người mẹ có tấm lòng thương con, yêu nước vô bờ, sẵn sàng phục vụ bộ đội, phục vụ kháng chiến dù vất vả khó khăn. Đó là tấm lòng của người mẹ Việt Nam trong mọi thời đại.

Đề 2 - Môn Tiếng Việt lớp 5

Câu 1 (4 điểm)

Cho các kết hợp 2 tiếng sau:

Xe đạp, xe máy, xe cộ, máy bay, đạp xe, xe kéo, kéo xe, khoai nướng, khoai luộc, luộc khoai, múa hát, tập hát, bánh rán, rán bánh, bánh kẹo.

Hãy: a) Xác định những kết hợp nào trong các kết hợp trên là từ ghép.

b) Phân loại các từ ghép đó.

Câu 2 (4 điểm)

Trong bài "Sầu riêng" của Mai Văn Tạo (TV4 - tập 2) có câu:

"Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn."

Hãy: a) Tìm các tính từ có trong câu văn.

Nhận xét về từ loại của các từ "cái béo"; "mùi thơm".

Câu 3 (4 điểm)

Cho các từ: Trung thực, đôn hậu, vạm vỡ, tầm thước, trung thành, mảnh mai, béo, phản bội, hiền, thấp, gầy, khoẻ, cứng rắn, giả dối, cao, yếu.

Dựa vào nghĩa của từ hãy xếp các từ trên thành 2 nhóm và đặt tên.

Xếp thành các cặp từ trái nghĩa trong mỗi nhóm

Câu 4 (4 điểm)

Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau:

Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc.

Ánh trăng trong chảy khắp nhành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá.

Câu 5 (9 điểm)

Trong bài "Hạt gạo làng ta" (TV5 – Tập I), nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:

"Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy."

Đoạn thơ trên giúp em hiểu được ý nghĩa gì của hạt gạo? Hãy nêu rõ tác dụng của điệp từ và hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ trên.

Đáp án đề 2 - Tiếng Việt lớp 5

Câu 1:

(2đ) Mỗi từ tìm đúng cho 0,2 đ

Các kết hợp là từ ghép: Xe đạp, xe cộ, xe kéo, khoai luộc, bánh rán

Xe máy, máy bay, khoai nướng, múa hát, bánh kẹo.

(2đ) Phân loại đúng mỗi từ cho 0,2đ

  • Từ ghép phân loại: xe đạp, xe máy, xe kéo, máy bay, khoai nướng, khoai luộc, bánh rán.
  • Từ ghép tổng hợp: Xe cộ, múa hát, bánh kẹo.

Câu 2:

(2đ) Các tính từ có trong câu văn là: béo, thơm, ngọt, già.

(2đ) Các từ "cái béo"; "mùi thơm" thuộc từ loại Danh từ.

Câu 3: Dựa vào nghĩa của từ ta xếp được:

Nhóm 1: Từ chỉ hình dáng, thể chất của con người:

Vạm vỡ, tầm thước, mảnh mai, béo, thấp, gầy, khoẻ, cao, yếu.(1đ)

Nhóm 2: Từ chỉ phẩm chất, tính tình của con người:

Trung thực, đôn hậu, trung thành, phản bội, hiền, cứng rắn, giả dối. (1đ)

Câu 4: Xác định đúng mỗi câu cho 2 điểm

a) Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc

      TN                                 CN          VN1            VN2

b) Ánh trắng trong   chảy khắp nhành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa.

     CN                           VN1                                  VN2

Câu 5:

Hs nêu được ý nghĩa của hạt gạo: Làm ra hạt gạo trải qua bao thử thách của thiên nhiên, tình yêu của con người. (3đ)

Nêu được điệp từ "có" tác dụng: nhấn mạnh khó khăn của thiên nhiên. (2đ)

Nêu được hình ảnh đối lập cua ngoi lên bờ >< mẹ em xuống cấy và tác dụng của hình ảnh đối lập. (4đ)

0