Đề thi học kì I môn Hóa lớp 10 nâng cao dành cho các lớp A (Đề 02) - THPT Chu Văn An (2012 - 2013)
Đề thi học kì I môn Hóa lớp 10 nâng cao dành cho các lớp A (Đề 02) - THPT Chu Văn An (2012 - 2013) Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Hóa học Đề thi học kì I môn Hóa lớp 10 nâng cao dành cho các lớp A Đề kiểm ...
Đề thi học kì I môn Hóa lớp 10 nâng cao dành cho các lớp A (Đề 02) - THPT Chu Văn An (2012 - 2013)
Đề thi học kì I môn Hóa lớp 10 nâng cao dành cho các lớp A
Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học lớp 10 nâng cao dành cho các lớp khối A năm học 2012 - 2013 trường THPT Chu Văn An, Hà Nội có hướng dẫn làm bài đi kèm, giúp các bạn học sinh lớp 10 ôn tập kiến thức môn Hóa học hiệu quả, chuẩn bị sẵn sàng cho bài thi học kì sắp tới. Mời các bạn tham khảo.
17 bộ đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10
Đề thi học kì I môn Hóa lớp 10 nâng cao dành cho các lớp A (Đề 01) - THPT Chu Văn An (2012 - 2013)
Đề thi học kì I môn Hóa lớp 10 cơ bản dành cho các lớp D (Đề 01) - THPT Chu Văn An (2012 - 2013)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN (Đề thi số 02) |
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012- 2013 Môn: Hoá học lớp 10 Nâng cao Dành cho các lớp A, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin Buổi thi: Sáng ngày 22/12/2012 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) |
Câu 1: (1 điểm)
Biết ion X- và ion M2+ có cấu hình electron lần lượt là: 1s22s22p6, [Ar]3d104s24p6. Viết cấu hình electron của nguyên tử X, M.
Câu 2: (0,75 điểm)
Viết cấu hình electron nguyên tử dưới dạng ô lượng tử của các nguyên tố mà nguyên tử ở trạng thái cơ bản có 3 electron độc thân thỏa mãn 13 < Z < 28.
Câu 3: (1,0 điểm)
Hợp chất MY3 chứa 18,73% M về khối lượng. Trong nguyên tử M, số nơtron nhiều hơn số proton là 4 hạt. Trong nguyên tử Y, tỷ lệ giữa số proton và nơtron tương ứng là 35 : 46. Tổng số proton trong phân tử MY3 là 131. Xác định số khối của M và Y.
Câu 4: (1,0 điểm)
a. Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau: NH3, C2H4.
b. Nguyên tử N và C trong các phân tử trên ở trạng thái lai hóa nào?
(Biết ZH = 1, ZC = 6; ZN= 7).
Câu 5: (1,0 điểm)
Nguyên tố R thuộc nhóm VIIA. Tỉ lệ khối lượng mol giữa hợp chất khí với hiđro và oxit cao nhất của R là 73 : 366. Xác định nguyên tử khối của R.
Câu 6: ( 2,0 điểm)
Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử theo các sơ đồ dưới đây và cho biết chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa, quá trình khử của mỗi phản ứng:
a. Fe(OH)2 + H2SO4 → Fe2( SO4)3 + SO2 + H2O
b. K2SO3 + Na2Cr2O7 + NaHSO4 → K2SO4 + Na2SO4 + Cr2(SO4)3 + H2O
Câu 7: (1,5 điểm)
Cho 23,3 gam hỗn hợp bột gồm Mg và BaCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 9,8%. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí Y (đktc).
a. Tính khối lượng BaCO3 trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính nồng độ C% của chất tan trong dung dịch X.
Câu 8: (0,75 điểm)
Khối lượng riêng của canxi kim loại là 1,55 g/cm3. Giả thiết rằng, trong tinh thể canxi các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Tính bán kính nguyên tử canxi. Biết nguyên tử khối của Ca = 40,08.
Câu 9: (1,0 điểm)
Sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử các nguyên tố sau: A (Z = 7), X (Z = 11), Y (Z = 14), M (Z = 19). Giải thích sự sắp xếp đó.
(Cho biết nguyên tử khối của: H = 1, C = 12, O = 16, Mg = 24, S = 32, Ba = 137, Cl = 35,5).