Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Hồ Chí Minh năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Hồ Chí Minh năm học 2016 - 2017 Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh lớp 10 có đáp án Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Sinh có đáp án đi kèm. Tài ...
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Hồ Chí Minh năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Sinh
có đáp án đi kèm. Tài liệu này sẽ giúp các bạn làm quen với nhiều dạng đề thi, từ đó ôn tập và củng cố kiến thức hiệu quả, sẵn sàng cho bài kiểm tra cuối kì II. Chúc các bạn học tốt.
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 trường THPT Thuận Thành số 3, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017
SỞ GD&ĐT TPHCM
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
ĐỀ THI HỌC KỲ II
Môn: SINH HỌC – KHỐI 10
Ngày thi: 27/04/ 2017
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Nêu khái niệm vi sinh vật. (1 điểm)
Câu 2: Trình bày kết quả của quá trình nguyên phân. (1 điểm)
Câu 3: Nêu ý nghĩa của quá trình giảm phân. (1 điểm)
Câu 4: Phân biệt môi trường nuôi cấy liên tục và môi trường nuôi cấy không liên tục. (2 điểm)
Câu 5: Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì giữa của nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy? (1 điểm)
Câu 6: Trong nuôi cấy không liên tục nên dừng lại ở pha nào để thu được số lượng vi sinh vật tối đa? Vì sao? (1 điểm)
Câu 7: Sau một giờ, quần thể Ecoli có 512 tế bào. Hỏi số tế bào ban đầu của quần thể Ecoli là bao nhiêu? Biết rằng cứ 20 phút Ecoli phân chia một lần. (1 điểm)
Câu 8. Có 5 tế bào sinh dưỡng, mỗi tế bào nguyên phân 4 lần liên tiếp. Hỏi số tế bào con được tạo thành là bao nhiêu? (1 điểm)
Câu 9: Chú thích Đ cho câu có nội dung đúng và S cho câu có nội dung sai. (1 điểm):
STT |
Nhận định |
Đ/S |
1 |
Sinh vật dị dưỡng có khả năng oxi hoá các hợp chất vô cơ đơn giản để thu năng lượng và dùng CO2 làm nguồn cacbon. |
|
2 |
Cấu tạo của virut trần gồm có lõi axít nuclêic (chỉ chứa ADN hoặc ARN) và vỏ ngoài (là lớp photpholipit kép và prôtêin). |
|
3 |
Chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn: Kì trung gian (giữa 2 lần phân bào) và quá trình nguyên phân. |
|
4 |
Trong tự nhiên virut có thể tồn tại độc lập mà không cần nằm trong tế bào. |
------------- Hết ------------
Đáp án đề thi học kì 2 lớp 10 môn Sinh
Câu 1: Nêu khái niệm vi sinh vật.
Là tập hợp các sinh vật thuộc nhiều giới, có chung đặc điểm:
- Kích thước hiển vi. (0,25đ)
- Hấp thụ và chuyển hoá chất dinh dưỡng nhanh (0,25đ)
- Sinh trưởng và sinh sản nhanh (0,25đ)
- Phân bố rộng và có khả năng thích ứng cao với môi trường sống. (0,25đ)
Câu 2: Trình bày kết quả của quá trình nguyên phân.
Từ 1 tế bào mẹ ban đầu (2n) sau 1 lần nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giữ nguyên
Mỗi ý 0,25đ
Câu 3: Nêu ý nghĩa của quá trình giảm phân.
- Là cơ chế phát sinh giao tử ở loài sinh sản hữu tính. (0,25đ)
- Nhờ sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh mà bộ NST đặc trưng của loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ. (0,25đ)
- Hiện tượng các NST kép trao đổi chéo ở kì đầu 1 là cơ sở tạo nên sự đa dạng các loại giao tử → tạo nhiều biến dị tổ hợp → làm nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống (0,5đ)
Câu 4:
Phân biệt môi trường nuôi cấy liên tục và môi trường nuôi cấy không liên tục.
Điểm phân biệt |
Môi trường nuôi cấy không liên tục |
Môi trường nuôi cấy liên tục |
Khái niệm |
- không được bổ sung chất dinh dưỡng mới - không được lấy đi các sản phẩm chuyển hoá |
- được bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng - lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương |
Đặc điểm |
Quần thể VSV sinh trưởng theo 4 pha: Tiềm phát, Luỹ thừa, Cân bằng, Suy vong |
Quần thể VSV sinh trưởng ở pha lũy thừa trong thời gian dài, mật độ VSV tương đối ổn định. |
Ứng dụng |
Nghiên cứu sự sinh trưởng của quần thể VSV |
Sản xuất sinh khối, sản xuất các hoạt tính sinh học |
Câu 5: Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì giữa của nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy?
Các NST không thể di chuyển về 2 cực của tế bào và tạo ra các tế bào tứ bội
Hoặc:
Nếu thoi phân bào bị phân hủy mà các NST đã được nhân đôi thì các nhiễm sắc tử sẽ không thể di chuyển về các tế bào con và tạo ra các tế bào tứ bội.
Câu 6: Trong nuôi cấy không liên tục nên dừng lại ở pha nào để thu được số lượng vi sinh vật tối đa? Vì sao
Pha cân bằng. (0,5đ)
Vì số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi. (0,5đ)
Câu 7: Sau một giờ, quần thể E.coli có 512 tế bào. Hỏi số tế bào ban đầu của quần thể Ecoli là bao nhiêu? Biết rằng cứ 20 phút Ecoli phân chia một lần
n = t/g = 60/ 20 = 3 (0,5đ)
Nt = No. 2n→ No = Nt / 2n = 512/23 = 64 tế bào. (0,5đ)
Câu 8. Có 5 tế bào sinh dưỡng, mỗi tế bào nguyên phân 4 lần liên tiếp. Hỏi số tế bào con được tạo thành là bao nhiêu?
5. 24 = 80 (tế bào)
Câu 9:
STT |
Nhận định |
Đ/S |
1 |
Sinh vật dị dưỡng có khả năng oxi hoá các hợp chất vô cơ đơn giản để thu năng lượng và dùng CO2 làm nguồn cacbon. |
s |
2 |
Cấu tạo của virut trần gồm có lõi axít nuclêic (chỉ chứa ADN hoặc ARN) và vỏ ngoài (là lớp photpholipit kép và prôtêin). |
s |
3 |
Chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn: Kì trung gian (giữa 2 lần phân bào) và quá trình nguyên phân. |
d |
4 |
Trong tự nhiên virut có thể tồn tại độc lập mà không cần nằm trong tế bào. |
s |