Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai năm học 2016 - 2017 Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh lớp 10 có đáp án Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Sinh học Nhanh tay tải ...
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Sinh học
Nhanh tay tải ngay: . Việc tham khảo và làm thử đề thi sẽ giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã được học, nâng cao kỹ năng giải đề, chuẩn bị tốt trước khi bước vào kì thi học kì 2.
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 trường THPT Bình Tân, TP HCM năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017
Mời làm: - Đề 1 Online
SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: SINH HỌC - KHỐI 10 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Ngày kiểm tra: 05/05/2017 |
Câu 1: Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh vì:
A. pH không phù hợp để vi sinh vật sinh trưởng.
B. Độ ẩm không phù hợp để vi sinh vật sinh trưởng.
C. Không đủ chất dinh dưỡng để vi sinh vật sinh trưởng.
D. Nhiệt độ không phù hợp để vi sinh vật sinh trưởng.
Câu 2: Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4 – 1,5; KH2PO4 – 1,0; MgSO4 – 0,2; CaCl2 – 0,1; NaCl – 5,0.
Cho các phát biểu sau:
1. Môi trường trên là môi trường bán tổng hợp.
2. Vi sinh vật phát triển trên môi trường này có kiểu dinh dưỡng là quang dị dưỡng.
3. Nguồn cacbon của vi sinh vật này là CO2.
4. Nguồn năng lượng của vi sinh vật này là từ các chất vô cơ.
5. Nguồn nitơ của vi sinh vật này là prôtêin. Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. Không có phát biểu nào đúng B. 1
C. 2 D. 3
Câu 3: Cho các loại môi trường sau:
Môi trường 1 gồm: nước, muối khoáng, glucozo (gọi là môi trường cơ sở - MTCS).
Môi trường 2 gồm: MTCS, axit folic (vitamin B9)
Môi trường 3 gồm: MTCS, pheninalanin (một loại axit amin)
Môi trường 4 gồm: MTCS, axit folic và pheninalanin.
Có thể nuôi chủng vi khuẩn Lactobacillus arabinosus nguyên dưỡng với axit folic nhưng khuyết dưỡng với pheninalanin trên môi trường nào?
A. Môi trường 3 và 4
B. Môi trường 1 và 2
C. Môi trường 2 và 4
D. Chỉ nuôi được trên môi trường 4.
Câu 4: Capsôme là:
A. Đơn vị cấu tạo nên lõi axit nuclêic.
B. Đơn vị cấu tạo nên nuclêôcapsit
C. Đơn vị cấu tạo nên vỏ ngoài
D. Đơn vị cấu tạo nên capsit.
Câu 5: Nhóm vi sinh vật nào sau đây dễ gây bệnh cho người nhất?
A. Vi sinh vật ưa nhiệt
B. Vi sinh vật ưa siêu nhiệt.
C. Vi sinh vật ưa ấm
D. Vi sinh vật ưa lạnh
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Thức ăn có thể giữ khá lâu trong tủ lạnh vì nhiệt độ thấp trong tủ lạnh kìm hãm sinh trưởng của vi sinh vật.
B. Thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm vi khuẩn.
C. Bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật.
D. Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật.
Câu 7: Phagơ là tên chung để chỉ virut ký sinh ở:
A. Tế bào động vật B. Tế bào thực vật
C. Tế bào vi sinh vật D. Tế bào côn trùng.
Câu 8: Tách lõi ARN ra khỏi vỏ của hai chủng virut khảm thuốc lá A và B. Lấy ARN của chủng B trộn với prôtein của chủng A để tạo thành virut lai. Nhiễm virut lai này vào cây thì cây bị bệnh. Virut gây bệnh thuộc:
A. Chủng A B. Cả hai chủng A và B.
C. Chủng lai D. Chủng B
Câu 9: Khi xâm nhập vào cơ thể, HIV tấn công loại tế bào nào?
A. Tế bào gan
B. Tất cả các tế bào thuộc hệ thống miễn dịch
C. Hồng cầu
D. Bạch cầu limpho T4
Câu 10: Cho các đặc điểm sau về miễn dịch:
1. Mang tính bẩm sinh
2. Xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập.
3. Sản xuất ra kháng thể
4. Có sự tham gia của các tế bào T độc.
5. Không cần có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên.
Có bao nhiêu đặc điểm thuộc "miễn dịch thể dịch"?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 11: Để bảo quản thực phẩm người ta hay ướp muối hoặc đường vào thực phẩm. Vi sinh vật không thể sinh trưởng được trên các môi trường này vì:
A. Chịu tác động của chất kháng sinh
B. Độ ẩm không phù hợp
C. Thiếu dinh dưỡng
D. Chênh lệch áp suất thẩm thấu.
Câu 12: Một quần thể vi khuẩn E.coli sau 3 giờ nuôi cấy có bao nhiêu tế bào? Biết rằng cứ sau 20 phút số tế bào trong quần thể lại tăng gấp đôi và số tế bào ban đầu là 1000 tế bào.
A. 512000 tế bào B. 9000 tế bào
C. 18000 tế bào D. 81000 tế bào.
Câu 13: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở virut?
A. Chỉ chứa DNA hoặc RNA
B. Chứa cả DNA và RNA
C. Chứa riboxom
D. Sinh sản độc lập
Câu 14: Trong các bệnh truyền nhiễm sau đây, bệnh nào không thuộc bệnh đường sinh dục?
A. HIV B. Viêm gan B C. Quai bị D. Hecpet
Câu 15: Biện pháp nào sau đây không được sử dụng trong phòng chống bệnh do virut?
A. Sử dụng vacxin phòng bệnh
B. Kiểm soát vật trung gian truyền bệnh
C. Sử dụng kháng sinh chữa bệnh
D. Giữ gìn vệ sinh cá nhân
Câu 16: Nuôi cấy một vi khuẩn phát triển trong môi trường gồm các chất hữu cơ và năng lượng ánh sáng. Vi khuẩn này thuộc nhóm:
A. Hóa dị dưỡng. B. Quang dị dưỡng
C. Quang tự dưỡng D. Hóa tự dưỡng
Câu 17: Trong các chất sau, chất nào không phải là chất diệt khuẩn?
A. Phoocmandehit. B. Phenol
C. Penixilin D. Xà phòng
Câu 18: Virut nào sau đây có cấu trúc hỗn hợp:
A. Virut khảm thuốc lá B. Virut bại liệt
C. Virut cúm D. Phagơ
Câu 19: Trong nuôi cấy không liên tục, giai đoạn nào vi khuẩn thích nghi với môi trường, hình thành enzim cảm ứng để phân giải cơ chất?
A. Pha lũy thừa B. Pha tiềm phát
C. Pha cân bằng D. Pha suy vong
Câu 20: Cho 3 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm chứa các chất sau:
- Ống 1 chứa nước + saccarozo 10%.
- Ống 2 chứa nước + saccarozo 10% + 2g bột nấm men.
- Ống 3 chứa nước + 2g bột nấm men.
Lắc đều, đậy kín, để 3 – 4 giờ.
Ống nghiệm nào xảy ra hiện tượng lên men rượu?
A. Ống 1 B. Ống 2 C. Ống 3 D. Không có ống nào.
Câu 21: Khi nói vi khuẩn E.coli triptophan âm có nghĩa là vi khuẩn E.coli đó:
A. Nguyên dưỡng với nhân tố sinh trưởng là triptophan.
B. Khuyết dưỡng với nhân tố sinh trưởng là triptôphan.
C. Có thể sinh trưởng được trên môi trường không chứa triptophan.
D. Không thể sinh trưởng được trên môi trường có chứa triptophan.
Câu 22: Trong các công đoạn làm nước mắm sau, công đoạn nào khiến việc làm nước mắm thất bại?
A. Rửa sạch ruột cá
B. Đưa cá đã ướp muối vào hũ và đậy kín.
C. Thu gom cá
D. Ướp muối vào cá
Câu 23: Trong các chất hóa học sau, chất nào có khả năng diệt khuẩn có tính chọn lọc?
A. Chất kháng sinh B. Phoocmandehit
C. Cồn 70º D. Cloramin
Câu 24: Đâu là nhược điểm của thuốc trừ sâu từ virut?
A. Tính đặc hiệu cao
B. Không gây độc cho người hay các sinh vật có ích khác.
C. Tác động chậm, phổ tác động hẹp.
D. Dễ bảo quản, giữ được lâu.
Câu 25: Bệnh sốt nào sau đây không phải do virut gây ra?
A. Sốt Zika B. Sốt xuất huyết
C. Sốt rét D. Sốt viêm não Nhật Bản
Câu 26: Cho các đặc điểm sau về virut kí sinh ở thực vật:
1. Chủ yếu xâm nhập vào tế bào nhờ gai glicoprotein của virut đặc hiệu với thụ thể trên bề mặt tế bào thực vật.
2. Phần lớn gây nhiễm nhờ côn trùng hoặc qua các vết xây xát trên cây.
3. Sau khi nhân lên trong tế bào, virut lan qua các tế bào khác nhờ cầu sinh chất nối giữa các tế bào.
4. Có thể sử dụng kháng sinh để chống virut thực vật.
5. Biện pháp phòng ngừa tốt nhất là chọn giống sạch, vệ sinh đồng ruộng và diệt vật trung gian truyền bệnh.
Có bao nhiêu phương án đúng:
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Câu 27: Virut phá vỡ tế bào để chui ra ngoài ở pha nào?
A. Sinh tổng hợp B. Phóng thích.
C. Lắp ráp D. Xâm nhập
Câu 28: Giai đoạn nào thời gian lâu nhất trong các giai đoạn phát triển bệnh của người bị nhiễm HIV/AIDS?
A. Giai đoạn không triệu chứng
B. Giai đoạn "cửa sổ"
C. Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS
D. Giai đoạn sơ nhiễm
Câu 29: Một chất lạ khi xâm nhập vào cơ thể kích thích cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch được gọi là:
A. Kháng nguyên B. Kháng thể
C. Hoocmon D. Kháng sinh
Câu 30: Bệnh (hay hội chứng) nào sau đây không được coi là bệnh truyền nhiễm?
A. AIDS B. Dại C. Tay, chân, miệng D. Đao
Câu 31: Các giai đoạn nhân lên của virut ở chu trình tan diễn ra theo thứ tự như sau:
A. Hấp phụ → Xâm nhập → Sinh tổng hợp → Lắp ráp → Phóng thích.
B. Hấp phụ → Xâm nhập → Lắp ráp → Sinh tổng hợp → Phóng thích.
C. Xâm nhập → Hấp phụ → Sinh tổng hợp → Lắp ráp → Phóng thích.
D. Xâm nhập → Hấp phụ → Lắp ráp → Sinh tổng hợp → Phóng thích.
Câu 32: Phân tích axit nuclêic của một virut thấy tỉ lệ các loại nuclêotit như sau: A = 15%, X = 30%, U = 15%. Axit nucleic này là:
A. DNA mạch đơn B. DNA mạch kép
C. RNA mạch kép. D. RNA mạch đơn
Câu 33: Virut trần là virut không có:
A. Capsôme B. Vỏ ngoài C. Vỏ capsit D. Axit nuclêic
Câu 34: Người bị nhiễm HIV/AIDS bị chết do nguyên nhân trực tiếp là gì?
A. Hệ thống miễn dịch bị suy giảm
B. Mắc các bệnh cơ hội.
C. HIV lây lan phá hủy toàn bộ các tế bào
D. Thiếu máu.
Câu 35: HIV không lây truyền qua con đường nào sau đây?
A. Qua đường tình dục
B. Qua đường máu
C. Mẹ truyền cho con qua sữa mẹ.
D. Qua đường tiêu hóa
Câu 36: Phagơ xâm nhập vào tế bào vi khuẩn bằng cách:
A. Tiết lizôzim phá hủy thành tế bào để nuclêôcapsit xâm nhập vào tế bào chất, sau đó "cởi vỏ" giải phóng axit nuclêic.
B. Tiết lizôzim phá hủy một phần màng sinh chất để bơm axit nuclêic vào tế bào chất, vỏ nằm bên ngoài.
C. Tiết lizôzim phá hủy thành tế bào để bơm axit nuclêic vào tế bào chất, vỏ nằm bên ngoài.
D. Tiết lizôzim phá hủy một phần màng sinh chất để nuclêôcapsit xâm nhập vào tế bào chất, sau đó "cởi vỏ" giải phóng axit nuclêic.
Câu 37: Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Bình đựng nước thịt để lâu có mùi thối do sự phân giải prôtein tạo các khí NH3, H2S...
B. Bình đựng nước đường để lâu có mùi chua do có sự tạo axit hữu cơ nhờ vi sinh vật.
C. Làm tương và nước mắm đều là ứng dụng của quá trình phân giải polisaccarit.
D. Nhờ proteaza của vi sinh vật mà prôtein được phân giải thành các axit amin.
Câu 38: Phương thức lan truyền vi sinh vật nào được coi là "truyền dọc":
A. Qua đường hô hấp B. Qua côn trùng đốt
C. Qua sữa mẹ D. Qua đường tiêu hóa
Câu 39: Cho các đặc điểm sau:
1. Chưa có cấu tạo tế bào
2. Kích thước siêu nhỏ (đo bằng nm)
3. Chứa cả DNA và RNA
4. Sinh sản độc lập
5. Ký sinh nội bào bắt buộc
6. Chỉ chứa DNA hoặc RNA
Có bao nhiêu đặc điểm không đúng về virut?
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 40: Trong cơ thể động vật, các tế bào bạch cầu có thể tiêu diệt vi khuẩn theo cơ chế thực bào. Hiện tượng này thuộc kiểu:
A. Miễn dịch không đặc hiệu
B. Miễn dịch đặc hiệu
C. Miễn dịch thể dịch
D. Miễn dịch tế bào.
Đáp án đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10
1. A 2. B 3. A 4. D 5. C 6. D 7. C 8. D 9. D 10. B |
11. D 12. A 13. A 14. C 15. C 16. B 17. D 18. D 19. B 20. B |
21. B 22. A 23. A 24. C 25. C 26. B 27. B 28. A 29. A 30. D |
31. A 32. D 33. B 34. B 35. D 36. C 37. C 38. C 39. C 40. A |