Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 12 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 12 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên năm học 2015 - 2016 Đề thi KH2 môn Sử lớp 12 có đáp án Đề kiểm tra học kỳ 2 môn Sử lớp 12 gồm 3 câu hỏi tự luận có đáp án đi ...
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 12 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên năm học 2015 - 2016
Đề kiểm tra học kỳ 2 môn Sử lớp 12
gồm 3 câu hỏi tự luận có đáp án đi kèm. Đây là đề thi cuối năm môn Sử dành cho các bạn học sinh lớp 12, giúp các bạn củng cố và ôn tập kiến thức cuối năm lớp 12. Mời các bạn thử sức!
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2016 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
Đề thi học kỳ 2 môn Tiếng Anh lớp 12 năm 2016 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
Trắc nghiệm:
SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015 – 2016 Môn: Lịch sử - Lớp 12 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) |
Câu 1: (4,0 điểm)
Trình bày những thắng lợi chủ yếu của quân và dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ.
Câu 2: (2,0 điểm)
Vì sao Mĩ phải kí Hiệp định Pari năm 1973? Hiệp định Pari có ý nghĩa gì đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam?
Câu 3: (4,0 điểm)
Căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể nào Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Tây Nguyên trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam Xuân 1975? Tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch đó.
Đáp án đề thi cuối năm môn Sử lớp 12
Câu 1
Trình bày những thắng lợi chủ yếu của quân và dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ.
- Mặt trận chống bình định: (1,5đ)
- Diễn ra giằng co, quyết liệt giữa việc lập và phá "ấp chiến lược"...
- Kết quả: cuối năm 1962, trên nửa tổng số ấp với gần 70% nông dân vẫn do cách mạng kiểm soát; cuối 1964, địch chỉ kiểm soát được 3.300 ấp; đến giữa năm 1965, chỉ còn kiểm soát được 2.200 ấp.
→ "xương sống" của "Chiến tranh đặc biệt" bị bẻ gãy, vùng giải phóng ngày càng mở rộng.
- Mặt trận chính trị: (1,0đ)
- Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân diễn ra sôi nổi ở khắp các đô thị, tiêu biểu là "đội quân tóc dài", các tăng ni phật tử... đã góp phần đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm
- Ngày 1/11/1963, Mĩ giật dây tay sai lật đổ Diệm - Nhu → chính quyền Sài Gòn lâm vào khủng hoảng triền miên.
- Mặt trận quân sự: (1,5đ)
- 2/1/1963, quân giải phóng miền Nam giành chiến thắng vang dội tại trận Ấp Bắc (Mĩ Tho)
- Đông - xuân 1964 - 1965, quân giải phóng miền Nam mở chiến dịch Đông Nam Bộ, giành chiến thắng lớn tại Bình Gĩa (Bà Rịa)
- Xuân-hè 1965, quân giải phóng miền Nam mở các chiến dịch An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài
→ Quân đội Sài Gòn- công cụ chủ yếu của "Chiến tranh đặc biệt" có nguy cơ tan rã. "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ phá sản.
Câu 2
Vì sao Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri năm 1973? Hiệp định Pari có ý nghĩa gì đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam?
* Vì sao Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri năm 1973? (1,0đ)
Từ năm 1954, Mĩ đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở Việt Nam với việc đề ra nhiều chiến lược chiến tranh. Do liên tiếp thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam, Bắc, đặc biệt là chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và "Đông Dương hóa chiến tranh", ngày 27/1/1973, Mĩ phải kí Hiệp định Pari cam kết chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.
* Ý nghĩa của Hiệp định Pari đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam: (1,0đ)
- Với Hiệp định Pari năm 1973, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, rút hết quân về nước.
- Mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước: tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho "ngụy nhào" giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Câu 3
Căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể nào Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Tây Nguyên trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam Xuân 1975? Tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch đó.
* Điều kiện lịch sử: (1,5đ)
- Cuối năm 1974 – đầu năm 1975, so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng
- Đặc biệt sau khi ta giành chiến thắng đường 14 Phước Long (6/1/1975) cho thấy khả năng Mĩ quay trở lại miền Nam là khó có thể, quân ngụy phản ứng yếu ớt và bắt đầu sai lầm trong phán đoán hướng tiến công chiến lược của ta, sơ hở trong việc phòng thủ Tây Nguyên
- Hội nghị bàn kế hoạch giải phóng miền Nam của Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã quyết định chọn Tây Nguyên là chiến dịch mở màn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam năm 1975
* Diễn biến: (1,0đ)
- 4/3/1975, ta đánh nghi binh Playku, Kon Tum
- 10/3/1975, ta tấn công trận then chốt tại Buôn Ma Thuật. Sau 2 ngày ta chiếm được Buôn Ma Thuật
- Ngày 12/3, địch phản công tái chiếm BMT không thành, đã rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên
- Ta truy kích tiêu diệt địch, đến ngày 24/3/1975 chiến dịch Tây Nguyên kết thúc
* Kết quả: (0,5đ)
Ta giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên với 60 vạn dân
* Ý nghĩa (1,0đ)
Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam