Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 11 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm 2015
Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 11 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm 2015 Đề kiểm tra và đáp án chi tiết môn Hóa lớp 11 học kỳ 2 Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 11 có đáp án gồm 6 câu hỏi trắc nghiệm và ...
Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 11 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm 2015
Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 11 có đáp án
gồm 6 câu hỏi trắc nghiệm và 3 câu hỏi tự luận cùng đáp án chi tiết đi kèm, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức môn Hóa hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 11 Nâng cao trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, Kiên Giang năm 2015
Lý thuyết và bài tập Hóa học đại cương
58 công thức giải nhanh hóa học
Trường THPT Đa Phúc Năm học: 2014 - 2015 Mã đề: 113 |
KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Hóa học - Lớp 11 Thời gian: 45 phút (Lưu ý: HS phải ghi mã đề thi vào bài làm) |
I/ Trắc nghiệm. (3,0 điểm)
Câu 1. Cho các chất sau: etanol (1), propan-1-ol (2), axit etanoic (3), đietylete (4). Thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần là:
A. (1)<(2)<(3)<(4) B. (4)<(2)<(3)<(1)
C. (4)<(1)<(2)<(3) D. (1)<(2)<(4)<(3)
Câu 2. Điều chế khí axetilen trong phòng thí nghiệm, người ta dùng phương pháp nào sau đây:
A. Thủy phân canxi cacbua B. Nhiệt phân metan ở 15000C
C. Cộng hợp hiđro vào anken D. Nung natri axetat với vôi tôi xút
Câu 3. Số đồng phân axit của C5H10O2 là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 4. Cho các chất sau: butađien, toluen, axetilen, phenol, etilen, propan, stiren. Số chất tác dụng được với dung dịch brom là:
A. 5 B. 4 C. 3 D. 6
Câu 5. Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với H2 là 7,5. Dẫn X qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với H2 là 10. Hiệu suất phản ứng hidro hóa là:
A. 20% B. 25% C. 40% D. 50%
Câu 6. Cho m gam hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được một hỗn hợp rắn Z và một hỗn hợp hơi Y (có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75). Cho toàn bộ Y phản ứng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, sinh ra 64,8 gam Ag. Giá trị của m là:
A. 9,2 B. 7,4 C. 7,8 D. 8,8
II/ Tự luận. (7,0 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Viết các phương trình hoá học dưới dạng CTCT thu gọn của các phản ứng sau:
(ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)
a) Phản ứng của axit focmic với Al.
b) Phản ứng đime hóa axetilen.
c) Phản ứng chứng minh ảnh hưởng của nhóm –OH đến gốc –C6H5 trong phân tử phenol.
d) Phản ứng oxi hóa propan-1-ol bằng CuO.
Câu 2: (2,0 điểm)
Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các chất lỏng mất nhãn sau:
Etanol, propanal, stiren, axit etanoic. (Viết phương trình hóa học xảy ra nếu có)
Câu 3: (3,0 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 21,2 gam hỗn hợp A gồm 2 axit đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thì thu được 13,44 lít khí CO2 ở đktc và 10,8 gam H2O.
a) Xác định CTPT, viết CTCT và gọi tên 2 axit trên. (1,5đ)
b) Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi axit trong hỗn hợp. (1đ)
c) Lấy 5,3g hỗn hợp A tác dụng với 5,75g C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hóa đều đạt 80%). Tính m? (0,5đ)
Đáp án đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 11
I. Trắc nghiệm (3đ): Mỗi câu đúng 0,5đ x 6 = 3đ
1. C 2. A 3. B 4. A 5. D 6. C
II. Tự luận (7đ)
Câu 1. (2đ). Viết đúng sản phẩm và cân bằng được 0,5đ x 4pt = 2đ
(viết đúng sản phẩm nhưng không cân bằng, thiếu điều kiện được 0,25đ)
Câu 2. (2đ)
Lấy mẫu thử: Lấy mỗi chất một ít ra các ống nghiệm tương ứng có đánh số từ 1 đến 4 : 0,25đ
Phân biệt được các chất: 1đ; pthh viết đúng: 0,75đ
Axit etanoic | Etanol | Propanal | Stiren | |
Quỳ tím | Đỏ | - | - | - |
Dd AgNO3/NH3,t0 | x | - | ↓ trắng | - |
Dd Br2 | x | - còn lại | x | Mất màu dd Br2 |
PTHH: CH3-CH2CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O →to CH3-CH2COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
C6H5CH=CH2 + Br2 → C6H5CHBr-CH2Br
Câu 3. (3đ)
a/ nCO2 = 0,6 mol ; nH2O = 0,6 mol => nCO2 = nH2O => axit no, đơn chức, mạch hở
Đặt CTPTC là CnH2nO2
Pt đốt cháy: CnH2nO2 + (3n/2 -1)O2 →to nCO2 + nH2O
0,6/n 0,6
=> 21,2 = 0,6/n(14n + 32) => n = 1,5. Vì 2 chất là đồng đẳng liên tiếp
=> CTPT là: CH2O2 và C2H4O2
CTCT: HCOOH: axit fomic
CH3COOH: axit axetic
b/ AD sơ đồ đường chéo => số mol 2 chất bằng nhau và bằng 0,2
(hoặc viết 2 pt đốt cháy, giải hệ pt => số mol)
%m HCOOH = 0,2.46.100/21,2 = 43,4%; %m CH3COOH = 56,6%
tổng số mol 2 axit = 0,1 mol; số mol C2H5OH = 0,125 => tính theo axit
Bảo toàn khối lượng => m este = (5,3 + 0,1.46 – 0,1.18).80/100 = 6,48g