01/05/2018, 21:52

Đề thi học kì 2 lớp 11 năm 2015 môn Lý - THPT Nam Trực

Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Lý năm 2015- THPT Nam Trực tỉnh Nam Định tổ chức thi cho học sinh khối 11. Đề thi hay và bám sát kiến thức. Các em chú ý theo dõi bên dưới: ...

Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Lý năm 2015- THPT Nam Trực tỉnh Nam Định tổ chức thi cho học sinh khối 11. Đề thi hay và bám sát kiến thức. Các em chú ý theo dõi bên dưới:

Xem thêm:

      SỞ GD-ĐT NAM ĐỊNH                                        KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
TRƯỜNG THPT NAM TRỰC                                       Năm học 2014 – 2015

                                                                                                 MÔN THI: VẬT LÝ 11

         (Đề gồm 02 trang)                              (Thời gian làm bài 60 phút-không kể thời gian giao đề)

 Họ và tên:........................................................SBD......................................

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)

Câu 1: Một khung dây ABCD được đặt đồng phẳng với một dòng điện thẳng dài vô hạn như hình vẽ

  

 Tịnh tiến khung dây theo các cách sau

I.  Đi lên , khoảng cách giữa tâm khung dây và dòng điện thẳng không đổi .

II. Đi xuống , khoảng cách giữa tâm khung dây và dòng điện thẳng không đổi .

III.Đi ra xa dòng điện .                 

IV.Đi về gần dòng điện .

Trường hợp nào xuất hiện dòng điện cảm ứng trong khung ABCD

A. IV và I                      B. II và III                     C. III và IV                   D. I và II

Câu 2: Hai dây dẫn thẳng dài song song mang hai dòng điện ngược chiều là I1, I2. Cảm ứng từ tại điểm cách đều hai dây dẫn và nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn là

A. B = 0.                        B.(sqrt{B_{1}^{2}+B_{2}^{2}}) .           C. B = |B1 - B2|.             D. B = B1+B2.

Câu 3: Một mạch điện kín có dòng điện biến thiên chạy qua. Trong các yếu tố sau :

I.  Cấu tạo của mạch điện.             

II. Tốc độ biến thiên của dòng điện qua mạch

III.Cường độ của dòng điện qua mạch

Suất điện động tự cảm xuất hiện trong mạch phụ thuộc các yếu tố nào ?

A. I và III                      B. I và II                        C. II và III                     D. Cả ba yếu tố

Câu 4: Khi hai dây dẫn thẳng, đặt gần nhau, song song với nhau và có hai dòng điện cùng chiều chạy qua thì

A. Chúng hút nhau.                                              B. Chúng đẩy nhau.

C. Có lúc hút, có lúc đẩy.                                     D. Không có tương tác với nhau.

Câu 5: Một đoạn dây thẳng có dòng điện được đặt trong một từ trường đều có cảm ứng từ . Để lực từ tác dụng lên dây đạt giá trị cực đại thì góc a giữa dây dẫn và  phải bằng:

A. a = 00.                       B. a = 900.                     C. a = 600.                     D. a = 1800.

Câu 6: Có ba nam châm giống nhau được thả rơi thẳng đứng từ cùng một độ cao so với mặt đất.

Thanh thứ nhất rơi tự do; thời gian rơi t1.

Thanh thứ hai rơi qua một ống dây dẫn để hở; thời gian rơi t2

Thanh thứ ba rơi qua một ống dây dẫn kín; thời gian rơi t3.

Biết trong khi rơi thanh nam châm không chạm vào ống dây. Chọn đáp án đúng:

A. t1 < t2< t3                   B. t3 = t2 < t1                  C. t1 = t2 = t3 .                D. t1 = t2 < t3

Câu 7: Từ trường tại điểm M do dòng điện thứ nhất gây ra có vectơ cảm ứng từ , do dòng điện thứ hai gây ra có vectơ cảm ứng từ , hai vectơ và có hướng vuông góc với nhau. Góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ tổng hợp  với vectơ  được tính theo công thức là

Câu 8: Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện I chạy qua. Hai điểm M và N nằm trong cùng một mặt phẳng vuông góc với dây dẫn và đối xứng với nhau qua dây. Kết luận nào sau đây là không đúng?

A. M và N đều nằm trên một đường sức từ.        B. Cảm ứng từ tại M và N có chiều ngược nhau.

C. Vectơ cảm ứng từ tại M và N bằng nhau.       D. Cảm ứng từ tại M và N có độ lớn bằng nhau.

Câu 9: Khi một electron bay vào vùng từ trường đều theo phương vuông góc với các đường sức từ (bỏ qua tác dụng của trọng lực).  Đáp án nào sau đây không chính xác:

A. Quỹ đạo của electron là một đường tròn.        B. Lực Lorenxơ không thực hiện công.

C. Tốc độ của electron không đổi.                       D. Năng lượng của electron tăng dần.

Câu 10: Công thức nào sau đây được dùng để tính độ tự cảm của một ống dây rỗng gồm N vòng, diện tích S, có chiều dài l.

Câu 11: Một vòng dây kín, phẳng, đặt trong từ trường đều. Trong các yếu tố sau :

I.   Diện tích  S của vòng dây                   

II.  Cảm ứng  từ của từ trường

III. Khối lượng của vòng dây                   

IV. Góc hợp bởi mặt phẳng của vòng dây và đường cảm ứng từ

Từ thông qua diện tích S của vòng dây phụ thuộc các yếu tố nào ?

A. I, II và IV                 B. I và II                        C. I và III                      D. I, II và III

Câu 12: Ai là người đầu tiên phát hiện ra hiện tượng cảm ứng điện từ:

A. Alber Einstein.          B. Michael Farađay.       C. Len-xơ.                     D. Joseph Henri.

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 11 năm 2015 môn Lý năm 2015- THPT Nam Trực

zaidap.com

0