14/01/2018, 14:52

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 12 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 12 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2015 - 2016 Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý lớp 12 có đáp án Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 12 là đề kiểm tra học kì I lớp ...

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 12 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 12

 là đề kiểm tra học kì I lớp 12 môn Vật lý, chương trình cơ bản. Đề thi gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm, có đáp án kèm theo, giúp các bạn tự luyện tập và kiểm tra lại kiến thức, phục vụ cho thi học kì 1, ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật lý.

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 12 trường THPT Hà Huy Tập, Khánh Hòa năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2015 - 2016

SỞ GD & ĐT CÀ MAU
TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Vật lý 12
Mã đề: 101

Câu 1. Chọn phát biểu sai khi nói về dao động điều hoà:

A. Vận tốc luôn trễ pha π/2 so với gia tốc.             B. Gia tốc sớm pha π so với li độ.

C. Vận tốc và gia tốc luôn ngược pha nhau.           D. Vận tốc luôn sớm pha π/2 so với li độ.

Câu 2. Chọn phát biểu đúng. Năng lượng dao động của một vật dao động điều hoà

A. biến thiên điều hòa theo thời gian với chu kì T.

B. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì T/2.

C. bằng động năng của vật khi qua vị trí cân bằng.

D. bằng thế năng của vật khi qua vị trí cân bằng.

Câu 3. Một vật dao động điều hoà với chu kì 2s. Vật qua vị trí cân bằng với vận tốc 31,4cm/s. Khi t = 0 vật qua li độ 5cm theo chiều âm quĩ đạo. Lấy π2 ≈ 10. Phương trình dao động điều hoà của con lắc là

A. x = 10cos(πt + π/3)(cm).                      B. x = 10cos(2πt + π/3)(cm).

C. x = 10cos(πt - π/6)(cm).                       D. x = 5cos(πt - 5π/6)(cm).

Câu 4. Con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kỳ 0,2s, thế năng của con lắc sẽ biến thiên với tần số

A. 10 Hz.                       B. 20 Hz.                    C. 2,5 Hz.                         D. 5 Hz.

Câu 5. Cho một con lắc lò xo dao động điều hoà với phương trình x = 10cos(20t - π/ 3) (cm). Biết vật nặng có khối lượng 100g. Động năng của vật nặng tại li độ 8cm bằng

A. 2,6J.                          B. 0,072J.                   C. 7,2J.                            D. 0,72J.

Câu 6. Chiều dài của con lắc lò xo treo thẳng đứng khi vật ở vị trí cân bằng là 30cm, khi lò xo có chiều dài 40cm thì vật nặng ở vị trí thấp nhất. Biên độ dao động của vật là

A. 2,5cm.                        B. 5cm.                      C. 10cm.                           D. 35cm.

Câu 7. Một con lắc lò xo dao động điều hoà với biên độ 0,1m chu kì dao động 0,5s. Khối lượng quả nặng 0,25kg. Lực phục hồi cực đại tác dụng lên vật có giá trị

A. 0,4N.                          B. 4N.                         C. 10N.                             D. 40N.

Câu 8. Hiện tượng cộng hưởng cơ học xảy ra khi nào?

A. tần số dao động cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ.

B. tần số của lực cưỡng bức bé hơn tần số riêng của hệ.

C. tần số của lực cưỡng bức lớn hơn tần số riêng của hệ.

D. tần số của lực cưỡng bức bằng tần số của dao động cưỡng bức.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây về dao động cưỡng bức là đúng?

A. Tần số của dao động cưỡng bức là tần số riêng của hệ.

B. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của ngoại lực tuần hoàn.

C. Tần số của dao động cưỡng bức là tần số của ngoại lực tuần hoàn.

D. Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào tần số của ngoại lực tuần hoàn.

Câu 10. Một vật thực hiện đồng thời hai dao động thành phần: x1 = 10cos(πt + π/ 6) cm và x2 = 5cos(πt + π/ 6)cm. Phương trình của dao động tổng hợp là

A. x = 15cos(πt + π/ 6) cm.                    B. x = 5cos(πt + π/ 6) cm.

C. x = 10cos(πt + π/ 6) cm.                    D. x = 15cos(πt)cm.

Câu 11. Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có biên độ lần lượt là 6cm và 8cm. Biên độ của dao động tổng hợp là 10cm khi độ lệch pha của hai dao động Δφ bằng

A. 2kπ.                          B. (2k – 1)π.                     C. (k – 1)π.                      D. (2k + 1)π/2.

Câu 12. Chọn câu trả lời đúng. Hai sóng nào sau đây không giao thoa được với nhau

A. Hai sóng có cùng tần số, cùng biên độ.

B. Hai sóng có cùng tần số và cùng pha.

C. Hai sóng có cùng tần số, cùng biên độ và hiệu pha không đổi theo thời gian.

D. Hai sóng có cùng tần số, cùng năng lượng và hiệu pha không đổi theo thời gian.

Câu 13. Trong hiện tượng giao thoa sóng của hai nguồn kết hợp. Hai điểm liên tiếp nằm trên đoạn thẳng nối hai nguồn trong môi trường truyền sóng là một cực tiểu giao thoa và một cực đại giao thoa thì cách nhau một khoảng là

A. λ/4.                          B. λ/2.                          C. λ.                          D. 2λ.

Câu 14. Hai nguồn sóng kết hợp A, B cách nhau 20cm có chu kì dao động là 0,1s và dao động cùng pha nhau. Tốc độ truyền sóng trong môi trường là 40cm/s. Số cực tiểu giao thoa nằm trong khoảng giữa AB là

A. 6.                             B. 10.                           C. 9.                           D. 7

Câu 15. Một sợi dây đàn hồi AB dài 1,2m đầu A cố định, đầu B tự do, dao động với tần số 85Hz. Quan sát sóng dừng trên dây người ta thấy có 9 bụng. Tốc độ truyền sóng trên dây là

A. 12cm/s.                      B. 24m/s.                     C. 24cm/s.                   D. 12m/s.

Câu 16. Cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là 10-5 W/m2. Biết cường độ âm chuẩn là I0 = 10-12 W/m2. Mức cường độ âm tại điểm đó bằng

A. 50dB.                        B. 60dB.                        C. 70dB.                       D. 80dB.

Câu 17. Độ to của âm thanh được đặc trưng bằng

A. đồ thị dao động.                           B. biên độ dao động âm.

C. mức cường độ âm.                      D. áp suất âm thanh.

Câu 18. Hai âm có cùng độ cao, chúng có đặc điểm nào trong các đặc điểm sau?

A. cùng biên độ.                                   B. cùng bước sóng trong một môi trường.

C. cùng tần số và bước sóng.               D. cùng tần số.

Câu 19. Chọn kết luận đúng. Trong mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp. Nếu tăng tần số của hiệu điện thế xoay chiều đặt vào hai đầu mạch thì

A. điện trở tăng.                        B. dung kháng tăng.

C. cảm kháng giảm.                  D. dung kháng giảm và cảm kháng tăng.

Câu 20. Một cuộn dây có độ tự cảm 2/15π (H) và điện trở thuần 12Ω được đặt vào một hiệu điện thế xoay chiều 100V và tần số 60Hz. Cường độ dòng điện chạy trong cuộn dây và nhiệt lượng toả ra trong một phút là

A. 3A và 15kJ.               B. 4A và 12kJ.             C. 5A và 18kJ.               D. 6A và 24kJ.

Câu 21. Điện áp u = 200√2 cos(100πt) (V) đặt vào hai đầu một cuộn thuần cảm thì tạo ra dòng điện có cường độ hiệu dụng 2A. Cảm kháng có giá trị là

A. 100Ω.                       B. 200Ω.                      C. 100√2Ω.                    D. 200√2Ω.

Câu 22. Một mạch điện gồm R = 10Ω, cuộn dây thuần cảm có L = 0,1/π H và tụ điện có điện dung C = 10-3/2π F mắc nối tiếp. Dòng điện xoay chiều trong mạch có biểu thức: i = 2cos(100πt)(A). Điện áp ở hai đầu đoạn mạch có biểu thức là

A. u = 20cos(100πt - π/4)(V).                     B. u = 20cos(100πt + π/4)(V).

C. u = 20cos(100πt)(V).                             D. u = 20√5cos(100πt – 0,4)(V).

Câu 23. Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp. Cuộn dây thuần cảm kháng. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch A và B là U = 200V, UL = 8UR/3 = 2UC. Điện áp giữa hai đầu điện trở R là

A. 100V.                         B. 120V.                       C. 150V.                      D. 180V.

Câu 24. Điện áp hai đầu đoạn mạch điện xoay chiều u = 100√2cos(100πt - π/6)(V) và cường độ dòng trong mạch i = 4√2sin(100πt) (A). Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là

A. 200W.                        B. 400W.                      C. 600W.                       D. 800W.

Câu 25. Một dòng điện xoay chiều có biểu thức i = 5cos100πt(A) chạy qua điện trở thuần bằng 10Ω. Công suất toả nhiệt trên điện trở đó là

A. 125W.                         B. 160W.                     C. 250W.                       D. 500W.

Câu 26. Cho mạch điện RLC nối tiếp. Cho R = 100Ω; C = 100/π (μF); cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi được. đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp u = 200cos100πt(V). Để công suất tiêu thụ trong mạch là 100W thì độ tự cảm bằng

A. L = 1/π (H).                B. L = 1/2π (H).            C. L = 2/π (H).               D. L = 4/π (H).

Câu 27. Cuộn sơ cấp của một máy biến áp có 1000 vòng dây, mắc vào hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U1 = 200V, thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở có giá trị hiệu dụng U2 = 10V. Bỏ qua mọi hao phí điện năng. Số vòng dây của cuộn thứ cấp có giá trị bằng

A. 500 vòng.                 B. 25 vòng.                  C. 100 vòng.                 D. 50 vòng.

Câu 28. Một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây của cuộn sơ cấp là 1000 vòng, của cuộn thứ cấp là 100 vòng. Điện áp và cường độ hiệu dụng ở mạch thứ cấp là 24V và 10A. Điện áp và cường độ hiệu dụng ở mạch sơ cấp là

A. 2,4V; 1A.                 B. 2,4V; 100A.              C. 240V; 1A.                 D. 240V; 100A.

Câu 29. Gọi R là điện trở của dây dẫn, U là điện áp giữa hai đầu của dây dẫn. Để giảm điện năng hao phí trên đường dây, trong thực tế người ta thường làm gì?

A. Giảm điện trở của dây.                        B. Tăng điện trở của dây.

C. Giảm điện áp.                                     D. Tăng điện áp.

Câu 30. Trong việc truyền tải điện năng đi xa, để giảm công suất tiêu hao trên đường dây n lần thì cần phải

A. giảm điện áp xuống n lần.                   B. giảm điện áp xuống n2 lần.

C. tăng điện áp lên n lần.                        D. tăng điện áp lên √n lần.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 12

Đáp án mã đề 101

1C; 2C; 3A; 4A; 5B; 6C; 7B; 8A; 9C; 10A; 11D; 12A; 13A; 14B; 15B;

16C; 17C; 18D; 19D; 20C; 21A; 22A; 23B; 24A; 25A; 26C; 27D; 28C; 29D; 30D.

0