Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2015 trường THCS Tam Cường
Đáp án đề thi học kì 1 môn Văn lớp 9 - THCS Tam Cường năm 2015 - 2016, các em tham khảo dưới đây: ...
Đáp án đề thi học kì 1 môn Văn lớp 9 - THCS Tam Cường năm 2015 - 2016, các em tham khảo dưới đây:
Xem thêm:
UBND HUYỆN VĨNH BẢO |
ĐỀ ĐỀ XUẤT KIỂM TRA HỌC KỲ I |
TRƯỜNG THCS TAM CƯỜNG |
NĂM HỌC 2015 – 2016 |
MÔN TOÁN 6 |
|
(Đề có 02 trang) |
Thời gian làm bài 90 phút
|
I/ Phần đọc - hiểu: ( 4 điểm )
Đọc đoạn văn bản dưới đây, khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
“Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, lên lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm, chơi sụi với nhau.
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!...”
(Làng, Kim Lân)
Câu 1. Đoạn trích được kể theo ngôi kể nào?
A. Ngôi thứ nhất số nhiều. C. Ngôi thứ ba.
B. Ngôi thứ nhất số ít. D. Ngôi thứ nhất.
Câu 2.Từ nào là từ Hán Việt?
A. nhục nhã B.ngờ ngợ C.tinh thần D.trẻ con
Câu 3. Nội dung chính của đoạn trích?
A. Tâm trạng đau đớn, tủi hổ của ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc.
B. Tâm trạng đau đớn, tủi hổ của ông Hai khi nghe tin người ta đuổi người làng Dầu.
C. Tâm trạng đau đớn, tủi hổ của ông Hai khi phải rời làng Dầu đến nơi tản cư.
D. Tâm trạng đau đớn của ông Hai khi ra khỏi phòng thông tin.
Câu 4.Văn bản nào cùng thể loại với tác phẩm “Làng”?
A. Đồng chí C. Lặng lã Sa Pa
B. Mùa xuân của tôi D. Phong cách Hồ Chí Minh
Câu 5. Cho hai câu thơ:
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có mọt trái tim”
Cho biết hai câu thơ trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai? Phát hiện biện pháp nghệ thuật có trong hai câu thơ trên?
Viết một đoạn văn ( 5- 7 câu) nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy. Từ nội dung hai câu thơ trên em có suy nghĩ gì về người lính trong giai đoạn hiện nay ?
II. Phần tạo lập văn bản
Câu 6 : Đóng vai nhân vật bé Thu, kể lại truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, từ khi ông Sáu về thăm nhà. (Cần có sự kết hợp miêu tả nội tâm và nghị luận)
Đáp án đề thi học kì 1 môn Văn lớp 9 - THCS Tam Cường năm 2015
Câu 1(0,25 điểm)
- Mức tối đa: Phương án C
- Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 2(0,25 điểm)
- Mức tối đa: Phương án C
- Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 3(0,25 điểm)
- Mức tối đa: Phương án A
- Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 4(0,25 điểm)
- Mức tối đa: Phương án C
- Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 5 ( 3,0đ)
a.
* Mức tối đa: (0,5đ)
Nêu đúng tên tác phẩm : Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( 0,25)
Nêu đúng tên tác giả : Phạm Tiến Duật (0,25)
*Mức chưa tối đa( 0,25điểm)
Trả lời được một trong hai ý trên
- Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
b. Ý 1
* Mức tối đa: (0,5đ)
Phát hiện và chỉ rõ biện pháp nghệ thuật:
Hoán dụ : hình ảnh” trái tim”
*Mức chưa tối đa( 0,25điểm)
Trả lời được một trong hai ý trên
- Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Ý 2.
- Hình thức:(0,25)
Đúng hình thức đoạn văn, đủ số câu quy định,
Diễn đạt lưu loát, trình bày rõ ràng
- Nội dung:
* Mức tối đa: (1,25đ) Nêu được tác dụng của biện pháp tu từ
- Hoán dụ : hình ảnh” trái tim” chỉ những người lính lái xe Trường Sơn
- Ý chí quyết tâm chiến đấu chiến thắng kẻ thù và cháy bỏng khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Hình ảnh trai tim trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của người lính Việt Nam , của chủ nghĩa anh hùng cách mang.
*Mức chưa tối đa( 0,75điểm)
Trả lời được hai trong ba ý trên
- Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Ý 3. ( 0,5đ)
Tùy theo mức độ của người viết để giáo viên cho điểm cho phù hợp
Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề.
Câu 6: (6,0 điểm)
* Tiêu chí về nội dung các phần bài viết (4,5 điểm)
1.Mở bài (0,5 điểm)
- Mức tối đa: HS biết giới thiệu về nhân vật tôi và cuộc gặp gỡ với cha một cách hấp dẫn/ấn tượng/có sự sáng tạo
- Mức chưa tối đa (0,25): HS biết giới thiệu chung vÒ nhân vật tôi và cuộc gặp gỡ với cha phù hợp nhưng chưa hay/ còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ
- Không đạt: Lạc đề/ mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về các kiến thức đưa ra /hoặc không có mở bài
2.Thân bài (3,5 điểm)
- Mức tối đa:
+ Hôm ấy tôi đang chơi trước nhà thì có người đàn ông lạ (mặt có vết sẹo trông dễ sợ) ch¹y đến xưng “ba” và định bế tôi. Lúc đầu tôi ngạc nhiên, sau đó là hoảng hốt, bỏ chạy, cầu cứu (chú ý độc thoại nội tâm).
+ Trong ba ngày tiếp theo tôi rất khó chịu vì người đàn ông lạ này ở nhà tôi, bực nhất là việc má tôi buộc tôi phải gọi người ấy bằng ba (kể lại các tình tiết thể hiện hành động phản ứng: gọi trổng, hất trứng cá, bỏ về ngoại …. đúng theo cốt chuyện - chú ý độc thoại nội tâm).
+ Tối ấy tôi được bà ngoại giảng giải mới hiểu được người ấy chính là ba tôi (kể lại các chi tiết khi trò chuyện với bà đúng theo cốt chuyện). Lúc này tôi rất thương ba, tôi hối hận vì đối xử tệ với ba, tôi không ngủ được, mong trời mau sáng để về gặp ba (chú ý HS cần thể hiện được nội tâm bé Thu, đại loại như thế).
+ Sáng hôm sau, tôi về nhà rất sớm, ba má tôi bận rộn chuẩn bị đồ đạc và tiếp bà con, hàng xóm… Tôi không có cơ hội làm lành với ba, đành nép vào một góc quan sát và chờ đợi (thể hiện nội tâm). Đến khi bắt gặp ánh mắt của ba tìm tôi (có miêu tả ánh mắt và cảm nhận), tôi đã không kìm nén được, tôi gọi b..a.. và chạy ùa tới (kể theo cốt chuyện các biểu hiện thể hiện tình cảm sâu sắc, cảm động) …
+ Biết ba chuẩn bị lên đường, tôi đã tìm mọi cách giữ ba lại.
+ Khi biết ba tôi không thể ở nhà được, tôi chấp nhận để ba đi và yêu cầu ba khi về mua cho tôi chiếc lược.
- Mức chưa tối đa (1,5 điểm): Chỉ đảm bảo được một số nội dung trong số các nội dung trên
- Không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề
3.Kết bài (0,5 điểm)
- Mức tối đa: + Khép lại câu chuyện (HS có thể khép lại câu chuyện bằng những tình tiết khác nhau, miễn sao tự nhiên, hợp lý; ưu tiên những kết bài sáng tạo, ấn tượng).
- Mức chưa tối đa (0,25 điểm)+ Khép lại câu chuyện nhưng chưa sáng tạo,ấn tượng.
- Không đạt: Kết bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về các kiến thức đưa ra hoặc không có kết bài
* Tiêu chí hình thức (1 điểm)
- Mức tối đa: HS viết một bài văn với đủ ba phần, các ý trong thân bài sắp xếp hợp lí, chữ viết rõ ràng, có thể mắc một số ít lỗi chính tả.
- Không đạt: HS chưa hoàn thiện bố cục bài viết ( ví dụ thiếu kết bài) hoặc các ý trong phần thân bài chưa chia tách hợp lí hoặc chữ viết xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả.
* Sáng tạo: Thưởng điểm cho bài viết sáng tạo . có ý tưởng hay, độc đáo, phù hợp (0,5đ)
zaidap.com