Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu Học B Vĩnh Hội Đông, An Giang năm 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu Học B Vĩnh Hội Đông, An Giang năm 2016 - 2017 Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 có đáp án Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 Đề thi học kì 1 ...
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu Học B Vĩnh Hội Đông, An Giang năm 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 trường tiểu học B Vĩnh Hội Đông, An Giang năm học 2016 - 2017 có đáp án kèm theo giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 1 đạt kết quả cao. Sau đây mời các thầy cô cùng các em tham khảo chi tiết đề thi.
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 trường tiểu học Nguyễn Huệ năm 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 trường tiểu học Sơn Đông, Đăk Lăk năm 2015 - 2016
Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 5 trường tiểu học số 2 Ân Đức, Bình Định năm 2015 - 2016
Trường Tiểu Học B Vĩnh Hội Đông |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI |
Họ và tên: ……………………………. |
MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 5 |
Học sinh lớp: ………………………… |
Năm học 2016 – 2017 |
|
(Thời gian làm bài: 40 phút) |
I. PHẦN ĐỌC
A. Đọc to
Đọc thành tiếng một đoạn trong các bài sau:
Thư gửi các học sinh (Trang 4,5)
Nghìn năm văn hiến (Trang 15)
Lòng dân (Trang 24, 25)
Một chuyên gia máy xúc (Trang 45)
Những người bạn tốt (Trang 64, 65)
Cái gì quý nhất (Trang 85, 86)
B. Em hãy đọc thầm bài văn dưới đây từ 5 – 10 phút và trả lời các câu hỏi.
Cảnh đông con
Mẹ con bác Lê ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa. Thế là cả nhà chịu đói. Mấy đứa nhỏ nhất khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho nó.
Hai thằng con lớn thì từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc hay đi mót những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng. Thật là sung sướng, nếu chúng đem về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng bác Lê đẩy con ra lấy bó lúa để dưới chân vò nát, vét hột thóc, giã lấy gạo. Rồi một bữa cơm lúc buổi tối giá rét, mẹ con xúm quanh nồi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh.
THẠCH LAM – Trích (Nhà mẹ Lê)
Hãy khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Chi tiết nói lên cảnh cơ cực, nghèo đói của gia đình bác Lê là:
a. Ăn đói, mặc rách. b. Nhà cửa lụp xụp.
c. Từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc. d. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 2: Nguồn sống của gia đình bác Lê thu nhập từ:
a. Ruộng của nhà bác Lê. b. Đi làm mướn.
c. Đồng lương của bác Lê. d. Đi xin ăn.
Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến gia đình Bác Lê nghèo đói:
a. Bác Lê lười lao động.
b.Các con bác Lê bị tàn tật, ốm đau.
c. Bị thiên tai, mất mùa.
d. Gia đình không có ruộng, đông con.
Câu 4: Vào mùa trở rét thì gia đình bác Lê ngủ trên:
a. Chiếc giường cũ nát b. Chiếc nệm mới.
c. Ổ rơm d. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 5: Chủ ngữ trong câu: "Mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn." là:
a. Mùa nực b. Mùa rét
c. Bác ta d. Bác ta phải trở dậy
Câu 6: Trong câu "Bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa" quan hệ từ là:
a. Vì b. Gì
c. Làm d. Không
Câu 7: Từ trái nghĩa với cực khổ là:
a. Sung sướng b. Siêng năng.
c. Lười biếng. d. Cực khổ
Câu 8. Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?
b. Những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy.
c. Một làn gió rì rào chạy qua.
d. Chú nhái bén nhảy phóc lên lái thuyền lá sòi.
e. Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim.
Câu 9. Tìm quan hệ từ (và, mà, nhưng, thì) thích hợp và điền vào chỗ chấm trong câu sau: "Học quả là khó khăn ........... gian khổ".
Câu 10. Em hãy đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ (tuy, nhưng):
.................................................................................................................................
II. Phần viết
1. Chính tả:
- Hs nghe viết bài "Một chuyên gia máy xúc", Sách Tiếng Việt 5 Tập 1 Trang 45.
- Gv đọc cho học sinh viết đoạn sau:
Một chuyên gia máy xúc
Qua khung cửa kính buồng máy, tôi nhìn thấy một người ngoại quốc cao lớn, mài tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng. Tôi đã từng gặp nhiều người ngoại quốc đến tham quan công trường. Nhưng người ngoại quốc này có một vẻ gì nổi bật lên khác hẳn các khách tham quan khác. Bộ áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khỏe, khuôn mặt to chất phác..., tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị thân mật.
Theo Hồng Thủy
2. Tập làm văn:
Đề bài: Tả một người thân (ông, bà, cha ,mẹ, anh...) của em.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
I. PHẦN ĐỌC:
1. Đọc thầm:
- Khoanh đúng mỗi câu 0,5 đ.
CÂU |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
ĐÁP ÁN |
d |
b |
d |
c |
c |
a |
a |
b |
Câu 9. Tìm quan hệ từ (và, mà, nhưng, thì) thích hợp và điền vào chỗ chấm trong câu sau: "Học quả là khó khăn và gian khổ"
- Học sinh chọn đúng từ điền vào chỗ chấm đạt 0,5 điểm.
Câu 10. Em hãy đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ (tuy, nhưng):
- Học sinh đặt câu đúng theo yêu cầu đạt 0,5 điểm.
Ví dụ: Tuy nhà nghèo nhưng bạn Lan vẫn học giỏi.
2. Đọc thành tiếng:
Bài đọc thành tiếng: (5 điểm)
- Học sinh đọc trôi chảy, lưu loát, trả lời đúng câu hỏi, đảm bảo tốc độ đọc được (4 điểm).
+ Tuỳ theo mức độ sai của học sinh mà giáo viên cho các mức điểm khác nhau như: 4; 3.5 - 3; 2.5 - 2; 1.5 - 1.
- Đọc thuộc lòng một bài thơ. (1đ)
II. PHẦN VIẾT:
1. Chính tả: (5 điểm) (20 phút)
a) Gv đọc cho học sinh viết bài "Một chuyên gia máy xúc" giấy 5 dòng li.
b) Đánh giá cho điểm
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức, chữ viết tương đối đều nét, sạch sẽ (5 điểm)
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, sai chữ thường, chữ hoa..) cứ mỗi lỗi trừ 0,5 điểm.
- Chữ viết không rõ ràng, trình bày chưa đẹp, dơ bẩn trừ 1 điểm cho toàn bài viết.
2. Tập làm văn (5 điểm)
- Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm.
+ Đúng cấu tạo bài văn tả người (1đ)
Mở bài: (1 điểm)
+ Giới thiệu được người cần tả đó là ai, có quan hệ với em như thế nào?
Thân bài: (2 điểm)
- Tả được ngoại hình: (1 điểm)
+ Vóc dáng, tuổi, nêu được đặc điểm nổi bật của người định tả như mắt, mũi, miệng, nước da, mái tóc,...
- Tả hoạt động: (1 điểm)
+ Nêu được tính tình của người được tả: cách ăn mặc, cách đối xử với mọi người xung quanh và những người thân trong gia đình.
+ Dáng đi, giọng nói của người tả.
- Kết bài: (1 điểm)
+ Nêu được cảm nghĩ của mình về người định tả.