Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2016 - 2017 Đề kiểm tra học kì I lớp 11 môn Hóa học có đáp án Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11 là đề kiểm tra môn Hóa lớp 11 ...
Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11
là đề kiểm tra môn Hóa lớp 11 có đáp án đi kèm. Đây sẽ là tài liệu ôn tập môn Hóa lớp 11 hữu ích dành cho các bạn, giúp các bạn củng cố kiến thức, ôn thi học kì I hiệu quả.
Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm học 2014 - 2015 trường THPT Quỳnh Lưu 2, Nghệ An
Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm học 2014 - 2015 trường THPT Châu Thành 1, Đồng Tháp
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I |
Năm học: 2016-2017 |
Môn: Hóa học - Lớp 11 |
---------š&›---------- |
Thời gian: 45 phút |
I. Trắc nghiệm: (5,0 điểm)
Câu 1: Chất điện li là
A. Chất tan trong nước B. Chất dẫn điện
C. Chất khi tan trong nước phân li thành các ion D. Chất không tan trong nước
Câu 2: Dãy nào sau đây gồm các chất điện li mạnh?
A. NaCl, KOH, Ba(NO3)2, HF B. Na2CO3, H2S, KOH, K2SO4
C. KNO3, NaOH, HCl, BaCl2 D. KOH, CH3COOH, NaCl, Ba(NO3)2
Câu 3: Phương trình điện li nào sau đây viết đúng?
A. H2S→2H++ S2- B. MgSO4→Mg++SO42-
C. Ba(OH)2→Ba2++OH2- D. Al2(SO4)3→2Al3++3SO42-
Câu 4: Dung dịch X chứa a mol Na+, b mol Mg2+, c mol SO42-, d mol Cl-. Biểu thức liên hệ đúng là
A. a + 2b = 2c + d B. a + 2b + 2c + d = 0
C. a + b = c + d D. 2a + b = c + 2d
Câu 5: Chỉ ra câu trả lời sai về pH
A. pH = - lg[H+] B. [H+] = 10a thì pH = a
C. pH + pOH = 14 D. [H+].[OH-] = 10-14
Câu 6: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. NaCl và AgNO3 B. NaHCO3 và NaOH
C. Na2SO4 và KOH D. CuSO4 và NaOH
Câu 7: Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 → (2) CuSO4 + Ba(NO3)2 → (3) Na2SO4 + BaCl2 →
(4) H2SO4 + BaSO3 → (5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 →
Các phản ứng có cùng phương trình ion rút gọn là:
A. (1), (3), (5), (6). B. (1), (2), (3), (6). C. (2), (3), (4), (6). D. (3), (4), (5), (6)
Câu 8: Có các nhận định sau: (1) Tính chất hóa học chủ yếu của nitơ là tính khử; (2) Nitơ vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử; (3) Ở t0 cao, nitơ oxi hóa được một số kim loại hoạt động; (4) Nitơ không tác dụng trực tiếp được với hiđro; (5) Nitơ khử được oxi ở 30000C; (6) Tính chất hóa học chủ yếu của nitơ là tính oxi hóa
Nhóm gồm các nhận định đúng về tính chất hóa học của Nitơ là:
A. 1, 2, 3, 5 B. 2, 3, 5, 6 C. 1, 2, 3, 4, 5 D. 2, 3, 4, 5, 6
Câu 9: Phản ứng nào dưới đây cho thấy amoniac có tính khử?
A. NH3 + H2O → NH4+ + OH- B. 2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
C. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl D. Fe2+ + 2NH3 + 2H2O → Fe(OH)2 + 2NH4+
Câu 10: Người ta sản xuất khí nitơ trong công nghiệp bằng cách nào sau đây?
A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
B. Nhiệt phân dung dịch NH4NO2 bão hoà.
C. Dùng photpho để đốt cháy hết oxi không khí.
D. Cho không khí đi qua bột đồng nung nóng.
Câu 11: Có bốn lọ đựng bốn dung dịch mất nhãn là: AlCl3, NaNO3, K2CO3, NH4NO3. Nếu chỉ được dùng một hóa chất làm thuốc thử thì có thể chọn chất nào trong các chất sau?
A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch H2SO4
C. Dung dịch Ba(OH)2 D. Dung dịch AgNO3
Câu 12: CO2 tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. H2O, NaOH, CaO, Mg B. H2O, HCl, BaO, KOH
C. NaOH, CaO, Ba(OH)2, Cu D. H2O, CaO, SO2, KOH
Câu 13: Hòa tan 2,08g BaCl2 vào nước được 500ml dung dịch. Nồng độ mol/l của ion Ba2+ và ion Cl- trong dung dịch lần lượt là:
A. 0,02M và 0,01M B. 0,02M và 0,04M C. 0,01M và 0,02M D. 0,04M và 0,02M
Câu 14: Dung dịch H2SO4 0,05M có pH là
A. 5 B. 2 C. 1 D. 0,5
Câu 15: Trộn 200ml dd H2SO4 0,05M với 300ml dd NaOH 0,06M thu được 500ml dd có pH là
A. 4. B. 2,4. C. 3. D. 5.
Câu 16: Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là:
A. 50%. B. 40%. C. 36%. D. 25%.
Câu 17: Nhiệt phân hoàn toàn m gam muối Cu(NO3)2 thu được chất rắn có khối lượng bằng (m - 1,08) gam. Giá trị của m là:
A. 1,88. B. 1,89. C. 1,80. D. 1,08.
Câu 18: Sục 1,12 lít khí CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 78,8g B. 98,5g C. 5,91g D. 19,7g
Câu 19: Hoà tan hết m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Cho 110 ml dung dịch KOH 2M vào X, thu được a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì cũng thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 20,125. B. 12,375. C. 22,540. D. 17,710.
Câu 20: Thể tích khí CO (ở đktc) cần dùng để khử hoàn toàn 16 gam bột Fe2O3 thành Fe là
A. 3,36 lít. B. 2,24 lít. C. 7,84 lít. D. 6,72 lít.
II. Tự luận: (5 điểm)
Bài 1: (2,5 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau dưới dạng phương trình phân tử:
a) AlCl3 + NH3 + H2O → .........................................................
b) Mg + HNO3 → N+1 .....................................................................
c) NH4Cl + Ba(OH)2 →.....................................................................
d) H3PO4 + KOH → (tỉ lệ mol 1:2) ......................................................
Viết phương trình ion rút gọn của phản ứng a, b
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Bài 2: (2,5 điểm) Cho 13,95 gam hỗn hợp hai kim loại Zn và Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 0,5M (vừa đủ), thu được 3,92 lít khí NO (đktc) duy nhất.
a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu? (1,5 điểm)
b) Tính thể tích dung dịch HNO3 đã dùng? (0,5 điểm)
c) Cho 5,8 gam FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 được hỗn hợp hai khí không màu hoá nâu ngoài không khí và dung dịch X. Thêm dung dịch H2SO4 loãng dư vào X thì dung dịch thu được hoà tan tối đa m gam Cu. Biết rằng phản ứng tạo sản phẩm khử duy nhất là NO, tính giá trị của m? (0,5 điểm)
(Cho H = 1, O = 16, Cl = 35,5, Fe = 56, Al = 27, Zn = 65, N = 14, C = 12, Cu = 64, Ba = 137, He = 4, Mg = 24)
(Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn)
Đáp án đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11
I. Trắc nghiệm: (5 điểm)
Lưu ý: Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm
1 |
C |
6 |
C |
11 |
C |
16 |
D |
2 |
C |
7 |
B |
12 |
A |
17 |
A |
3 |
D |
8 |
B |
13 |
B |
18 |
C |
4 |
A |
9 |
C |
14 |
C |
19 |
A |
5 |
B |
10 |
A |
15 |
B |
20 |
D |
II. Tự luận: (5 điểm)
Câu 1. (2,5 điểm)
a. AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl
Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4+
b. 4Mg + 10HNO3 → 4Mg(NO3)2 + N2O + 5H2O
4Mg + 10H+ + 2NO3- → 4Mg2+ + N2O + 5H2O
c. 2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2NH3 + 2H2O
d. H3PO4 + 2KOH → K2HPO4 + 2H2O
Mỗi phương trình phân tử đúng được 0,5 điểm (viết đúng sản phẩm không cân bằng được 0,25đ)
Câu 2. (2,5 điểm)
a. 3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4 H2O
x 8/3x x 2/3x
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
y 4y y y
nNO = 0,175 mol
Gọi x, y lần lượt là số mol của Zn và Fe, ta có hệ phương trình:
2/3x + y = 0,175
65x + 56y = 13,95
→ x = 0,15 mol, y = 0,075 mol
b. 3FeCO3 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + CO2 + 2H2O
0,05 0,05
3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
0,225 0,15
Cu + 2Fe3+ → Cu2++ 2Fe2+
0,025 0,05
mCu = 16 gam