14/01/2018, 18:59

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 trường tiểu học Giao Hương, Giao Thủy năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 trường tiểu học Giao Hương, Giao Thủy năm 2015 - 2016 Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt ...

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 trường tiểu học Giao Hương, Giao Thủy năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 trường tiểu học Giao Hương, Giao Thủy năm học 2015 - 2016 có đáp án kèm theo giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị cho bài thi học kì 1 đạt kết quả cao. Sau đây mời các em cùng tham khảo.

Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm học 2015 - 2016 trường Tiểu học Thạnh Hưng, Long An

Đề kiểm tra định kì cuối kì 1 lớp 3 trường tiểu học Toàn Thắng năm 2013 - 2014

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 trường tiểu học Kim An, Hà Nội năm 2014 - 2015

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN GIAO THUỶ

Trường tiểu học Giao Hương

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 - 2016

MÔN TIẾNG VIỆT ĐỌC LỚP 3

(Thời gian làm bài 40 phút)

Họ và tên......................................................................................

Lớp...........................

I/ Đọc thầm: 6 điểm

a) Bài đọc

Trận bóng dưới lòng đường

1. Trận đấu vừa bắt đầu thì Quang cướp được bóng. Quang bấm nhẹ bóng sang cánh phải cho Vũ. Vũ dẫn bóng lên. Bốn, năm cầu thủ đội bạn lao đến. Vũ ngần ngừ giây lát. Chợt nhận ra cánh trái trống hẳn đi, Vũ chuyền bóng cho Long. Long như chỉ đợi có vậy, dốc bóng nhanh về phía khung thành đối phương. Cái đầu húi cua của cậu bé chúi về phía trước. Bỗng một tiếng "kít... ít" làm cậu sững lại. Chỉ chút nữa thì cậu đã tông phải xe gắn máy. Bác đi xe nổi nóng làm cả bọn chạy tán loạn.

2. Nhưng chỉ được một lát, bọn trẻ hết sợ, lại hò nhau xuống lòng đường. Lần này, Quang quyết định chơi bóng bổng. Còn cách khung thành chừng năm mét, em co chân sút rất mạnh. Quả bóng vút lên, nhưng lại đi chệch lên vỉa hè và đập vào đầu. Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhại mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi một cụ già. Cụ lảo đảo, ôm lấy đầu và khuỵu xuống. Một bác đứng tuổi vội đỡ lấy cụ. Bác quát to:

- Chỗ này là chỗ chơi bóng à?

Đám học trò hoảng sợ bỏ chạy.

3. Từ một gốc cây, Quang lén nhìn sang. Bác đứng tuổi xuýt xoa, hỏi han ông cụ. Một chiếc xích lô xịch tới. Bác đứng tuổi vừa dìu ông cụ lên xe, vừa bực bội:

- Thật là quá quắt!

Quang sợ tái cả người. Bỗng cậu thấy cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội thế. Cậu bé vừa chạy theo chiếc xích lô, vừa mếu máo:

- Ông ơi... cụ ơi... ! Cháu xin lỗi cụ.

b) Bài tập

1. Câu văn nào cho biết các bạn nhỏ đang chơi đá bóng? Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng!

A. Trận đấu vừa bắt đầu thì Quang cướp được bóng.
B. Nhưng chỉ một lát sau, bọn trẻ hết sợ, lại hò nhau xuống lòng đường.
C. Dưới một gốc cây ven đường.

2. Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu? Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất!

A. Vì Long mải đá bóng nên chỉ chút nữa tông vào chiếc xe máy đang chạy.
B. Vì các bạn nhỏ sợ bác đi xe máy nổi nóng.
C. Cả hai ý trên.

3. Chuyện gì đã khiến trận bóng đá phải dừng hẳn? Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng!

A. Quang sút bóng vào một cụ già đi đường làm cụ bị thương.
B. Các bạn chơi đá bóng dưới lòng đường sợ xảy ra tai nạn.
C. Các bạn chơi đá bóng mệt, không chơi nữa.

4. Câu chuyện "Trận bóng đá dưới lòng đường" giúp em rút ra bài học gì? Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng!

A. Cần tôn trọng quy định trất tự nơi công cộng và tôn trọng luật giao thông.
B. Hàng ngày cần tập luyện thể dục thể thao cho cơ thể khỏe mạnh.

5. Chép lại những câu văn trong bài cho thấy nỗi ân hận của Quang!

..................................................................................................................................................

6. Em làm gì khi thấy các bạn đá bóng ở sân nhà cạnh đường mà không có rào chắn?

.......................................................................................................................................................

II. Đọc thành tiếng: 4đ

(Mỗi học sinh đọc một đoạn của bài văn trên)

Hướng dẫn giải và đáp án phần đọc

I. Đọc – Hiểu: (6đ)

Câu 1: B (1đ)

Câu 2: C (1đ)

Câu 3: A (1đ)

Câu 4: A (1đ)

Câu 5: (1đ)

Quang sợ tái cả người. Bỗng cậu thấy cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội thế. Cậu bé vừa chạy theo chiếc xích lô, vừa mếu máo:

- Ông ơi... cụ ơi... ! Cháu xin lỗi cụ.

Câu 6: (1đ)

- Em khuyên bạn không nên chơi đá bóng ở sân cạnh đường, bóng lăn xuống đường sẽ nguy hiểm cho mình và cho người đi đường.

- Nếu các bạn không nghe, em nói với người lớn bảo các bạn.

II. Đọc thành tiếng (4đ)

- Hs đọc đúng, phát âm đúng, đọc lưu loát, rõ ràng, biết ngắt nghỉ hơi hợp lí. Tốc độ vừa phải, không ê a, đọc đạt yêu cầu 70-75 tiếng/phút, giọng đọc phù hợp với nội dung bài: (4đ)

- Nếu đọc đôi chỗ chưa đúng trừ 1đ.

- Đọc ê a chưa ngắt nghỉ hợp lì trừ 1đ.

- Giọng đọc chưa phù hợp với nội dung bài đọc trừ 1đ.

BÀI KIỂM KIỂM TRA VIẾT ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I

MÔN TIẾNG VIỆT VIẾT LỚP 3

A/ Chính tả: (3 điểm)

1) Bài viết: (2 điểm) Tiếng hò trên sông

(Sách giáo khoa trang 87)

2) Bài tập: (1 điểm)

Điền vần ong hay oong vào chỗ trống (...) cho phù hợp.

- vẽ đường c.... cái x...

- chuông xe đạp kêu kính c... làm x... việc

B/ Luyện từ và câu: (2 điểm)

1) Hãy đặt hai câu có hình ảnh so sánh (1 điểm).

2) Tìm bộ phận của câu: (1 điểm)

- Trả lời câu hỏi "Ai,con gì, cái gì?"

- Trả lời câu hỏi "Thế nào?"

a) Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.

b) Những hạt sương sớm long lanh như những bóng đèn pha lê.

...................................................................................................................................

C/ Tập làm văn: (5 điểm)

Hãy viết một đoạn văn kể về người mẹ yêu quý của em (từ 5 đến 7 câu).

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

A/ Chính tả: (3 điểm)

1) Bài viết: (2 điểm)

2) Bài tập: (1 điểm)

Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm

B/ Luyện từ và câu: (2 điểm)

1) Hãy đặt hai câu có hình ảnh so sánh (1 điểm).

Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm

2) Tìm bộ phận của câu: (1 điểm)

Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm

C/ Tập làm văn: (5 điểm)

Điểm 5: Kể về người mẹ yêu quý của em (từ 5 đến 7 câu). Câu văn ngắn gọn, logic, trình bày sạch đẹp, không sai lỗi chính tả.

Điểm 4: Viết được đoạn văn kể người mẹ yêu quý của em (từ 5 đến 7 câu).

Câu văn ngắn gọn, logic, trình bày sạch đẹp, sai từ 2-3 lỗi chính tả.

Điểm 3: Viết 1 đoạn văn ngắn theo yêu cầu trên. Song đôi chỗ câu văn còn lủng củng, sai từ 2 đến 3 lỗi chính tả.

Điểm 2: Viết 1 đoạn văn ngắn theo nội dung trên, song chưa nêu được tình cảm, cảm xúc của mình. Đôi chỗ ý văn còn lủng củng, chưa lô gic, sai từ 4 đến 5 lỗi chính tả.

Điểm 1: Chưa biết viết 1 đoạn văn ngắn kể về người mẹ yêu quý của em. Nội dung bài viết sơ sài, ý văn chưa lô gic, câu văn mắc nhiều lỗi chính tả.

0