14/01/2018, 19:20

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 7 trường THCS Phương Trung, Hà Nội năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 7 trường THCS Phương Trung, Hà Nội năm học 2016 - 2017 Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học lớp 7 có đáp án Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 7 . Đề thi được ra theo hình ...

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 7 trường THCS Phương Trung, Hà Nội năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 7

. Đề thi được ra theo hình thức 30% trắc nghiệm với 6 câu hỏi và 70% tự luận với 4 câu hỏi, thời gian để các bạn hoàn thiện bài thi là 45 phút. Nội dung đề thi bám sát kiến thức trong SGK Sinh học lớp 7 học kì 1. Mời các bạn tham khảo.

Trắc nghiệm online: 

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 7 trường THCS Phạm Mệnh, Hải Dương năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 7 trường THCS Lê Hồng, Bến Tre năm học 2016 - 2017

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 7 năm 2016 - 2017

Đề kiểm tra học kì I lớp 7 môn Sinh học - Đề số 1

TRƯỜNG THCS PHƯƠNG TRUNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN SINH HỌC 7
Năm học 2016 – 2017
Thời gian làm bài: 45 phút

* PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau:

Câu 1: Cơ thể của động vật nguyên sinh có đặc điểm chung là:

a. Có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhận tất cả các chức năng sống.
b. Có kích thước hiển vi, đơn bào hoặc đa bào đơn giản, đảm nhiệm mọi chức năng sống.
c. Có kích thước hiển vi, chỉ là một hoặc hai tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.
d. Có kích thước hiển vi, đa bào nhưng tất cả các tế bào đều đảm nhiệm mọi chức năng sống giống nhau

Câu 2: Sự mọc chồi ở thủy tức và san hô có gì khác nhau?

a. Ở san hô, khi trưởng thành, chồi tách ra để sống độc lập.
b. Ở thủy tức, khi trưởng thành, chồi tách ra để sống độc lập.
c. Ở thủy tức, khi trưởng thành, chồi tách ra để sống độc lập. Ở san hô, chồi dính với cơ thể bố mẹ để tạo thành tập đoàn.
d. Ở san hô, chồi dính với cơ thể bố mẹ để tạo thành tập đoàn.

Câu 3: Trùng biến hình có tên gọi như vậy do:

a. Chúng di chuyển bằng chân giả.
b. Cơ thế cấu tạo đơn giản nhất.
c. Cơ thể trong suốt.
d. Cơ thể có cấu tạo không ổn định

Câu 4: Do thói quen nào ở trẻ em mà giun khép kín được vòng đời?

a. Ăn uống không vệ sinh, không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, thói quen mút tay.
b. Thói quen mút tay.
c. Không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
d. Ăn uống không vệ sinh.

Câu 5: Những đại diện của lớp giáp xác lả:

a. Trai sông, chân kiếm, sun, cua đồng đực.
b. Mọt ẩm, rận nước, sun, chân kiếm, cua nhện.
c. Cua đồng đực, ve bò, sun, chân kiếm.
d. Bò cạp, sun, cua đồng đực, cua nhện

Câu 6: Khả năng di chuyển của châu chấu linh hoạt hơn bọ ngựa, cánh cam... là do:

a. Châu chấu có hai đôi cánh.
b. Châu chấu có đôi càng phát triển.
c. Châu chấu có 3 đôi chân.
d. Do sự kết hợp hài hòa giữa chân và cánh.

* PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Cơ thể tôm được chia ra làm mấy phần? Trình bày cấu tạo và chức năng của mỗi phần? Lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố vỏ có ý nghĩa gì trong đời sống của tôm?

Câu 2: (1,0 điểm) Trùng Roi giống và khác thực vật ở những điểm nào?

Câu 3: (2,0 điểm) Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của Trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả?

Câu 4: (2,0 điểm) Cơ thể Nhện gồm mấy phần? So sánh các phần cơ thể với Giáp Xác, vai trò của mỗi phần cơ thể?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC LỚP 7

* PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)

- Mỗi câu trả lời đúng trong phần trắc nghiệm được 0,5 điểm.

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

C

D

A

B

D

* PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

 

Cơ thể Tôm được chia ra làm hai phần: Đầu ngực và bụng.

* Cấu tạo cơ thể và chức năng:

- Phần đầu ngực:

+ Các giác quan: Định hướng, phát hiện mồi.

+ Chân ngực: Bắt mồi và di chuyển.

- Phần bụng:

+ Chân bụng: Bơi, giữ thẵng bằng và ôm trứng.

+ Tấm lái: Giúp tôm bơi giật lùi.

* Ý nghĩa:

- Vỏ kitin thấm canxi tạo bộ xương ngoài giúp che chở, bảo vệ cơ thể tôm và là nơi bám hệ cơ.

- Sắc tố vỏ giúp tôm thích nghi với môi trường sống và trốn tránh kẻ thù.

0,5

 

 

0,25

0,25

 

0,25

0,25

 

0,25

 0,25

Câu 2

 

- Trùng roi giống thực vật ở các điểm: có cấu tạo từ tế bào, có diệp lục, có khả năng tự dưỡng.

- Trùng roi khác động vật có khả năng di chuyển, dinh dưỡng dị dưỡng.

0,5

 0,5

Câu 3

 

- Trai tự vệ bằng cách co chân, khép vỏ. 

- Nhờ vỏ cứng rắn và hai cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể bửa vỏ ra để ăn được phần mềm của cơ thể chúng.

1,0

1,0

Câu 4

 

Cơ thể nhện gồm hai phần: Đầu – ngực và bụng.

* Vai trò của các phần cơ thể nhện:

- Đầu – ngực và bụng: Là trung tâm của vận động và định hướng.

- Bụng: Là trung tâm của nội quan và tuyến tơ.

* So sánh các phần cơ thể với Giáp Xác: So với giáp xác, nhện giống về sự phân chia cơ thể nhưng khác về số lượng các phần phụ. Ở nhện, phần phụ bụng tiêu giảm, phần phụ đầu ngực chỉ còn 6 đôi, trong đó có 4 đôi chân làm nhiệm vụ di chuyển.

0,5

 

0,25

0,25

1,0

0