Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Lưu Hoàng, Hà Nội năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Lưu Hoàng, Hà Nội năm học 2015 - 2016 Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học lớp 12 Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12 . Đề gồm có 2 phần là trắc nghiệm và ...
Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Lưu Hoàng, Hà Nội năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12
. Đề gồm có 2 phần là trắc nghiệm và tự luận với thời gian làm bài là 45 phút. Hi vọng rằng với tài liệu này các bạn sẽ đạt được kết quả cao trong kì thi học kì 1 sắp tới. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016
SỞ GD & ĐT HÀ NỘI TRƯỜNG THPT LƯU HOÀNG |
ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: SINH HỌC - LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút |
Phần I: Phần trắc nghiệm (6,0 điểm)
Câu 1. Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là do tác nhân gây đột biến?
A: Làm đứt gãy NST, rối loạn nhân đôi NST, trao đổi chéo không đều giữa các crômatít.
B: Làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN.
C: làm đứt gãy nhiễm sắc thể dẫn đến rối loạn trao đổi chéo.
D: Tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít.
Câu 2. Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương đối của alen A, a lần lượt là?
A: 0,3 ; 0,7 B: 0,8 ; 0,2 C: 0,2 ; 0,8 D: 0,7 ; 0,3
Câu 3: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là?
A: Các gen không có hoà lẫn vào nhau
B: Mỗi gen phải nằm trên mỗi NST khác nhau
C: Gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn
D: Số lượng cá thể nghiên cứu phải lớn
Câu 4: Những rối loạn trong phân li của cặp nhiễm sắc thể giới tính khi giảm phân hình thành giao tử ở người mẹ, theo dự đoán ở đời con có thể xuất hiện hội chứng?
A: 3X, Claiphentơ B: Claiphentơ.
C: Tơcnơ, 3X. D: Claiphentơ, Tơcnơ, 3X.
Câu 5: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?
A: Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5'→3'.
B: Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3'→5'.
C: Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.
D: Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5'→3'.
Câu 6: Mã di truyền mang tính thoái hoá nghĩa là?
A: Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin
B: Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền
C: Tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền
D: Một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin
Câu 7: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu: 0,2 AA + 0,6 Aa + 0,2 aa = 1. Sau 2 thế hệ tự phối thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là?
A: 0,25 AA + 0,50Aa + 0,25 aa = 1.
B: 0,35 AA + 0,30 Aa + 0,35 aa = 1.
C: 0,425 AA + 0,15 Aa + 0,425 aa = 1.
D: 0,4625 AA + 0,075 Aa + 0,4625 aa = 1.
Câu 8: Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBb (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn) là đúng?
A: 3 vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn.
B: 1 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
C: 3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
D: 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
Câu 9: Cho phép lai P: AaBbDd x AabbDD. Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd được hình thành ở F1 là?
A: 1/4. B: 3/16. C: 1/8. D: 1/16.
Câu 10: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:
1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn.
2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
3. Lai các dòng thuần chủng với nhau.
4. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn.
Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trình?
A: 4, 1, 2, 3 B: 1, 2, 3, 4 C: 2, 3, 4, 1 D: 2, 3, 1, 4
Câu 11: Một NST có trình tự các gen như sau ABCDEFGHI. Do rối loạn trong giảm phân đã tạo ra 1 giao tử có NST trên với trình tự các gen là ABCDEHGFI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra đột biến?
A: Chuyển đoạn trên NST và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.
B: Đảo đoạn chứa tâm động và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.
C: Chuyển đoạn trên NST nhưng không làm thay đổi hình dạng NST.
D: Đảo đoạn nhưng không làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.
Câu 12: Kĩ thuật chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận bằng thể truyền được gọi là?
A: Kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp. B: Kĩ thuật tổ hợp gen.
C: Kĩ thuật ghép các gen. D: Kĩ thuật chuyển gen.
Câu 13: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là?
A: gen. B: mã di truyền. C: anticodon. D: codon.
Câu 14: Trong quần thể tự phối, thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng?
A: Phân hoá đa dạng và phong phú về kiểu gen.
B: Duy trì tỉ lệ số cá thể ở trạng thái dị hợp tử.
C: Phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
D: Tăng tỉ lệ thể dị hợp, giảm tỉ lệ thể đồng hợp
Câu 15: Thế nào là nhóm gen liên kết?
A: Các gen alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.
B: Các gen không alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.
C: Các gen không alen nằm trong bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.
D: Các gen alen nằm trong bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.
Phần II: Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1: Trình bày quy trình tạo AND tái tổ hợp?
Câu 2: Phát biểu khái niệm, nêu nguyên nhân, cơ chế phát sinh và biểu hiện của bệnh pheninketo niệu?
----------Hết------------