Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 huyện Tứ Kỳ, Hải Dương năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 huyện Tứ Kỳ, Hải Dương năm 2015 - 2016 Đề thi hết học kì 1 môn Văn lớp 8 có đáp án Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2015 - 2016 có 3 câu hỏi và đáp án đi kèm, các ...
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 huyện Tứ Kỳ, Hải Dương năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2015 - 2016
có 3 câu hỏi và đáp án đi kèm, các bạn học sinh sau khi làm thử có thể tra cứu đáp án một cách chủ động và linh hoạt, từ đó ôn tập môn Văn lớp 8 một cách hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2014 - 2015 Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi trực tuyến
Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2015 - 2016 THCS Tây Yên A, Kiên Giang online
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 huyện Tân Châu, Tây Ninh năm 2015 - 2016
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN TỨ KỲ |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề này gồm 03 câu, 01 trang) |
Câu 1. (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau:
... Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề quen biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy xa lạ chút nào. Sự quyến luyến tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin có thật.
(SGK Ngữ văn 8, tập 1, NXBGD, trang 8)
a) Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b) Nhân vật "tôi" có cảm nhận và tâm trạng nào qua đoạn văn trên?
c) Tìm một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó.
d) Phân tích cấu tạo của câu in đậm và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép.
Câu 2. (2,0 điểm)
Xác định và phân tích tác dụng của phép tu từ đặc sắc nhất trong đoạn thơ sau:
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
(Phan Châu Trinh, Đập đá ở Côn Lôn)
Câu 3. (5,0 điểm)
Một kỉ niệm xúc động của em với người thân.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8
Câu 1 (3,0đ)
a) Tôi đi học, Thanh Tịnh
b)
- Cảm nhận tinh tế của tôi khi vào lớp học: thấy vừa lạ vừa quen thân.
- Tâm trạng không sợ hãi, không lúng túng như trước mà thấy quyến luyến, gắn bó...
c) Tìm đúng một trường từ vựng và đặt đúng tên:
VD: Trường từ vựng chỉ cảm giác con người: xa lạ, quyến luyến, bất ngờ...
d)
- Phân tích đúng C - V: mỗi vế được 0.25đ; Bộ phận giải thích: 0.25đ
- Vế 1:
- CN 1: tôi
- VN 1: nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi
- Bộ phận giải thích: một người bạn tôi chưa hề quen biết
- Vế 2:
- CN 2: lòng tôi
- VN 2: vẫn không cảm thấy xa lạ chút nào
- Câu ghép
Câu 2 (2,0đ)
1. Yêu cầu
a) Về kĩ năng:
- Xác định đúng biện pháp tu từ, hiểu tác dụng
- Viết đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc
b) Về kiến thức:
- Biện pháp nói quá: đánh tan năm bảy đống, đập bể mấy trăm hòn...
- Tác dụng: Góp phần khắc họa, tô đậm hình ảnh người tù cách mạng, đẹp ở hành động mạnh mẽ, phi thường...
- Dựng lên sừng sững bức tượng đài người chí sĩ cách mạng giữa đất trời Côn Lôn: tư thế hiên ngang, tầm vóc lớn lao, biến công việc lao động khổ sai của người tù cách mạng thành cuộc chinh phục thiên nhiên...
* Mức tối đa: 2.0 đ: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên.
* Mức chưa tối đa:
- 1.25 - 1.75đ: Đảm bảo cơ bản các yêu cầu trên; Còn mắc ít lỗi diễn đạt
- 1.0 đ: Đạt được 50% yêu cầu.
- 0.25 - 0.75đ: Đoạn văn chi nêu được biện pháp tu từ; Sai chính tả và lỗi diễn đạt.
* Mức không đạt: 0 đ: Lạc đề hoặc không làm.
Câu 3 (5,0đ)
1. Yêu cầu:
a) Về kĩ năng:
- Văn tự sự kể theo ngôi thứ nhất phải đảm bảo bố cục 3 phần. Văn kể lưu loát, biết tạo tình huống, có cảm xúc, câu văn đúng ngữ pháp...
- Biết kết hợp tốt với các yếu tố miêu tả, biểu cảm khi kể chuyện...
b) Về kiến thức:
- HS phải chọn kể một kỉ niệm xúc động, ý nghĩa với người thân: ông bà, bố, mẹ, anh chị em...
- Đảm bảo được một số ý chính:
- Câu chuyện đó xảy ra thời gian nào, với ai, sự việc gì ?
- Kể diễn biến sự việc gắn với kỉ niệm xúc động: chú ý lời thoại các nhân vật, miêu tả cảm xúc, tâm trạng các nhân vật quan trọng trong câu chuyện.
- Tại sao đó là kỉ niệm xúc động ? Bài học sâu sắc nào, tình cảm với người thân qua kỉ niệm đó...
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc.
2. Biểu điểm
* Mức tối đa: Điểm 5: Đáp ứng tốt các yêu cầu: Câu chuyện kể linh hoạt, có ý nghĩa, sáng tạo tình huống, cảm xúc sâu sắc, chân thực, kết hợp tốt các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.
* Mức chưa tối đa:
- Điểm 3.5 – 4.75: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu. Biết tạo tình huống truyện. Còn mắc lỗi nhỏ về diễn đạt, về chính tả.
- Điểm 2.0 – 3.25: Kể được sự việc song cốt truyện còn sơ sài. Bài còn mắc lỗi diễn đạt và lỗi chính tả.
- Điểm 1.0- 1.75: Bài viết chưa hoàn chỉnh về bố cục. Bài mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.
- Điểm 0.25- 0.75: Chỉ viết được một vài câu văn kể chuyện...
* Mức không đạt: Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề sai cả nội dung và phương pháp.
* Lưu ý: GV đánh giá chính xác bài làm của Hs theo năng lực cả về kĩ năng và kiến thức để cho điểm. Khuyến khích bài viết giàu cảm xúc, sáng tạo, diễn đạt linh hoạt.