Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 12 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 12 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016 Đề kiểm tra học kì I lớp 12 môn Địa có đáp án Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 12 được VnDoc.com sưu tầm và đăng ...
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 12 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 12
được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải là tài liệu ôn tập môn Địa lớp 12 học kì 1 hữu ích dành cho các bạn học sinh, giúp các bạn luyện tập và củng cố kiến thức môn Địa của mình, ôn thi học kì I lớp 12 hiệu quả.
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 12 năm học 2015 - 2016 Thành phố Cần Thơ
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lý lớp 12
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỚP 12 MÔN: ĐỊA LÍ, NĂM HỌC 2015 - 2016 Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề |
Câu 1 (3,5 điểm)
Hãy trình bày hoạt động của gió mùa mùa đông ở nước ta.
Câu 2 (2,5 điểm)
Thiên nhiên phân hóa theo độ cao ở nước ta có mấy đai? Kể tên và xác định độ cao của từng đai. Tại sao ở miền Bắc đai nhiệt đới gió mùa lại xuống thấp hơn ở miền Nam?
Câu 3. (4,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau đây:
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA NƯỚC TA
(Đơn vị: nghìn ha)
Loại đất Năm |
Đất nông nghiệp |
Đất lâm nghiệp |
Đất chuyên dùng và thổ cư |
Đất chưa sử dụng |
2000 |
9345,1 |
11576,0 |
1976,3 |
10027,0 |
2009 |
10369,5 |
14757,8 |
3469,2 |
4508,6 |
a) Hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu sử dụng đất ở nước ta năm 2000 và năm 2009.
b) Qua biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét cần thiết?
Đáp án đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 12
Câu 1 (3,5 điểm) Hãy trình bày hoạt động của gió mùa mùa đông ở nước ta.
Gió mùa mùa đông: (gió mùa Đông Bắc)
- Từ tháng XI đến tháng IV (0,5đ)
- Nguồn gốc: cao áp lạnh Sibir (0,5đ)
- Hướng gió: Đông Bắc (0,5đ)
- Phạm vi: miền Bắc (dãy Bạch Mã trở ra) (0,5đ)
- Nửa đầu mùa đông: lạnh, khô (0,5đ)
- Nửa sau mùa đông: lạnh, ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, BTB. (0,5đ)
Riêng từ Đà Nẵng trở vào, gió tín phong Bắc Bán Cầu thổi theo hướng đông bắc gây mưa vùng ven biển miền Trung, còn Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô. (0,5đ)
Câu 2 (2,5 điểm) Thiên nhiên phân hóa theo độ cao ở nước ta có mấy đai? Kể tên và xác định độ cao của từng đai. Tại sao ở miền Bắc đai nhiệt đới gió mùa lại xuống thấp hơn ở miền Nam?
- Thiên nhiên phân hóa theo độ cao ở nước ta có 3 đai. (0,5đ)
- Đai nhiệt đới gió mùa
- Miền Bắc cao trung bình dưới 600-700m, ở miền Nam lên đến độ cao 900-1000m. (0,5đ)
- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
- Miền Bắc có độ cao từ 600-700m lên đến 2600m, ở miền Nam từ 900-1000m lên đến độ cao 2600m. (0,5đ)
- Đai ôn đới gió mùa trên núi
- Độ cao 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn) (0,5đ)
- Ở miền Bắc đai nhiệt đới gió mùa xuống thấp hơn ở miền Nam do miền Bắc ảnh hưởng của gió mùa đông Bắc,... (0,5đ)
Câu 3. (4,0 điểm)
a. Vẽ biểu đồ (3,0đ)
Tính cơ cấu: (0,5đ)
Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất nước ta năm 2000 và năm 2009
(Đơn vị: %)
Loại đất Năm |
Tổng số |
Đất nông nghiệp |
Đất lâm nghiệp |
Đất chuyên dùng và thổ cư |
Đất chưa sử dụng |
2000 |
100,0 |
28,4 |
35,2 |
6,0 |
30,4 |
2009 |
100,0 |
31,3 |
44,6 |
10,5 |
13,6 |
Tính quy mô (r2000 và r2009) (0,5đ)
Chọn r2000 = 1,0 đơn vị bán kính
đơn vị bán kính
Vẽ biểu đồ tròn: Hai hình tròn tương ứng với hai năm, (vẽ biểu đồ khác không cho điểm). (2,0đ)
Yêu cầu vẽ chính xác số liệu, có đầy đủ: tên biểu đồ, chú giải, ghi số liệu, năm, trình bày sạch, đẹp, rõ ràng. Nếu thiếu, sai mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm.
b. Nhận xét: (1,0đ)
- Tỉ lệ diện tích đất nông nghiệp tăng 2,9% (0,25đ)
- Tỉ lệ diện tích đất lâm nghiệp tăng 9,4% (0,25đ)
- Tỉ lệ diện tích đất chuyên dùng và đất ở tăng 4,5% (0,25đ)
- Tỉ lệ diện tích đất chưa sử dụng giảm mạnh, giảm 16,8% do khai hoang và trồng rừng (0,25đ)