14/01/2018, 19:06

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm học 2015 - 2016 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm học 2015 - 2016 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Đề kiểm tra học kì I lớp 11 môn Văn có đáp án Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 có đáp án là tài liệu học tập hay dành ...

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm học 2015 - 2016 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11

 có đáp án là tài liệu học tập hay dành cho thầy cô và các bạn tham khảo. Đề kiểm tra học kì I lớp 11 môn Văn giúp các bạn luyện đề nhằm ôn tập và củng cố kiến thức, ôn thi học kì 1 hiệu quả. Chúc các bạn học tốt.

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Hùng Vương, Bình Thuận năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Ninh Hải, Ninh Thuận năm 2015 - 2016

Ý nghĩa bát cháo hành trong tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: Ngữ văn; LỚP: 11 (THPT, GDTX)
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)

I. Phần đọc hiểu: (4,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4

Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;
Kính yêu từ trước đến sau,
Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;
Có khi từng gác cheo leo,
Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang.
Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.
Có khi bàn soạn câu văn,
Biết bao đông bích, điển phần trước sau.

(Ngữ văn 11, Tập một, NXB Gíáo dục, 2012, trang 31)

Câu 1. Những biện pháp nghệ thuật nào đã được nhà thơ dùng để ôn lại những kỉ niệm về tình bạn thắm thiết? (1,0 điểm)

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ: "Bác Dương thôi đã thôi rồi". (1,0 điểm)

Câu 3. Nghĩa của từ "xuân" trong câu thơ: "Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân". (0,5 điểm)

Câu 4. Đoạn thơ trên cho anh/chị suy nghĩ gì về tình bạn của học sinh thời nay? (viết thành một đoạn văn ngắn khoảng ½ trang giấy). (1,5 điểm)

II. Phần làm văn: (6,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau trong truyện Chí Phèo của Nam Cao:

Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì. Hắn vẫn phải dọa nạt hay là giật cướp. Hắn phải làm cho người ta sợ. Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng. Thị Nở thì chỉ nhìn trộm hắn rồi lại toe toét cười. Trông thị thế mà có duyên. Tình yêu làm cho có duyên. Hắn thấy vừa vui vừa buồn. Và một cái gì nữa giống như là ăn năn. Cũng có thể như thế lắm. Người ta hay hối hận về tội ác khi không đủ sức mà ác nữa. Thị Nở giục hắn ăn nóng. Hắn cầm lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng: những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon. Nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo?

(Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục, 2012, trang 150)

Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11

I. PHẦN ĐỌc HIỂU (4,0 điểm)

Câu 1. Phép điệp và liệt kê (đồng thời nêu được dẫn chứng minh họa) đã được nhà thơ dùng đề ôn lại những kỉ niệm về tình bạn thắm thiết. (1,0 điểm)

Câu 2.

  • Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ "Bác Dương thôi đã thôi rồi": nói giảm (nói tránh). (0,5 điểm)
  • Tác dụng: nhà thơ sợ phải nhắc đến một sự thật đau đớn; thể hiện tình cảm buồn thương, nuối tiếc... trong lòng mình. (0,5 điểm)

Câu 3. Nghĩa của từ "xuân" trong câu thơ "Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân" chỉ chất men say của rượu ngon, đồng thời cũng có nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào của cuộc sống, tình cảm thắm thiết của bạn bè... (0,5 điểm)

Câu 4. Suy nghĩ về tình bạn của học sinh thời nay. (1,5 điểm)

  • Ở câu này, giám khảo chấm điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
  • Học sinh trình bày suy nghĩ của mình với thái độ chân thành, nghiêm túc, có thể theo định hướng sau:
    • Quan niệm về tình bạn, biết phân biệt các biểu hiện tốt và chưa tốt trong tình cảm bạn bè ở tuổi học sinh...
    • Thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa của tình bạn...
    • Bản thân phải làm gì để có tình bạn đẹp, có những người bạn tốt ...

II. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng

Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức

Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Nam Cao và đoạn trích Chí Phèo, học sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức. Sau đây là một số gợi ý:

  • Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích. (0,5 điểm)
  • Bát cháo hành là biểu hiện của tình người, cũng là hương vị của hạnh phúc, tình yêu... (1,0 điểm)
  • Tâm trạng của nhân vật Chí Phèo: (2,0 điểm)
    • Khi được thị Nở cho cháo hành. Chí Phèo rất ngạc nhiên và cảm động mắt hình như ươn ướt; Chí thấy lòng "bâng khuâng, vừa vui vừa buồn", thấy "một cái gì nữa giống như là ăn năn", hối hận ...
    • Khi ăn cháo, Chí Phèo cảm nhận được mùi thơm và vị ngon của cháo. Cảm giác hạnh phúc vì được yêu thương đã thể hiện ra qua ý nghĩ vừa sung sướng vừa thương hại cho "những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon".
  • Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo; xây dựng được chi tiết nghệ thuật đặc sắc; ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện lại gần gũi, tự nhiên; giọng điệu đan xen biến hóa, trần thuật linh hoạt... (2,0 điểm)
  • Đoạn văn góp phần quan trọng trong việc kết nối và phát triển cốt truyện; tham gia khắc họa sắc nét tính cách, tâm lí và bi kịch của nhân vật; góp phần thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nam Cao: phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của người nông dân lương thiện ngay cả khi họ bị cướp đi nhân hình và nhân tính... (0,5 điểm)
0